PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3 - MÔN NGỮ VĂN 7 PHẦN 1. VĂN BẢN- TIẾNG VIỆT Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “...Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ chăm sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,...Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước...” (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) 1. Việc lặp lại cấu trúc: “Từ...đến” trong đoạn văn trên có tác dụng gì? 2*. Có ý kiến cho rằng: Đoạn văn trên là đoạn văn mẫu mực về lập luận (trình bày, sắp xếp luận điểm, luận cứ khoa học và hợp lý). Em có đồng tình với ý kiến này không? Nếu có, hãy chỉ rõ. 3. Từ văn bản chứa đoạn trích trên, em hiểu gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta? Từ đó liên hệ với lòng yêu nước của học sinh hiện nay. Trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn khoảng 5-6 câu. PHẦN 2. TẬP LÀM VĂN Đề bài: Chứng minh rằng: “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng bị tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
câu mở:Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước
câu kết: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
Câu nêu luận điểm : Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước
luận điểm :
Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
-> nghị luận
2. Đoạn văn trên được viết theo phương pháp lập luận nào?
-> Chứng minh
3. Câu văn nào là câu nêu luận điểm của đoạn văn?
-> Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến nhân dân miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc
4. Việc lặp lại cấu trúc: “ từ… đến” trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
-> liệt kê những con người, ko ngại gì độ tuổi, công việc , tất cả đều có tinh thần yêu nước
5. Xác định nội dung chính của đoạn văn?
-> Nêu lên tinh thần yêu nc của nhân dân ta đc tiếp nối từ cha ông
6. Nhân dân Việt Nam đã tiếp nối truyền thống yêu nước của ông cha như thế nào trong thời gian đất nước xảy ra đại dịch Covid – 19? Viết một đoạn văn từ 5-7 câu
-> tìm mạng nha
1. ND chính: tinh thần yêu nước và biểu hiện của tinh thần đó của nhân dân ta.
2. Câu mở đoạn: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
Câu kết đoạn: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
2. Tinh thần yêu nước của dân tộc ta bao lâu nay
3. Biện pháp tu từ: Điệp ngữ, phép liệt kê
=> Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thấy rõ lòng yêu nước của mọi tầng lớp, lứa tuổi, giai cấp,… Những dẫn chứng đó vừa cụ thể vừa toàn diện, thể hiện sự cảm phục, ngưỡng mộ tinh thần yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước
Tạo nhịp sôi nổi, mạnh mẽ cho câu văn
Thể hiện niềm tự hào của Bác Hồ đối với tinh thần yêu nước của dân tộc
4. Lòng yêu nước đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của một đất nước. Ta hiểu đơn giản lòng yêu nước chính là việc yêu những thứ nhỏ bé, giản dị, bình thường của quê hương đất nước. Những hàng tre xanh, dòng sông, xóm làng,… Từ những cái nhỏ bé ấy đã giúp chúng ta thêm yêu và gắn bó hon với quê hương và đất nước của mình. Con người dù đi đến đâu, về đâu đều hướng về đất nước, quê hương. Quê hương, đất nước không chỉ là nơi dạy dỗ cho chúng ta nên người, mà còn mang đến những điều thú vị, dạy chúng ta từng bước đi vững chắc trong cuộc sống. Vì vậy đất nước luôn để lại một ấn tượng cho mỗi con người, làm cho mọi người yêu đất nước hơn. Những con người có lòng yêu nước luôn chất chứa những tình cảm đẹp đẽ, hướng về đất nước và ra sức để giúp cho đất nước ngày càng phồn vinh. Những con người đó luôn tự hào về đất nước.
5. Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất.
Biện pháp tu từ : Liệt kê
Tác dụng : nhấn mạnh tinh thần yêu nước nhân dân ta từ trước tới nay, làm nổi bật giá trị tinh thần yêu nước của mọi người dân.
Liệt Kê
Tác dụng:
Nhấn mạnh tâm lòng yêu nước của nhân dân ta và con người
Tăng sự sinh động gợi hình gợi cảm cho câu văn
Chan chứa trong từng câu thơ là tình yêu của tác đối vs đất nước và đông bào dân tộc
- Nghệ thuât: từ … đến
+ Tạo nhịp cho câu, đoạn văn
+ Khẳng định sức mạnh của lòng yêu nước