Diễn xuôi đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích bằng 1 đoạn văn ngắn.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé:
Vì để cứu cha nên Thúy Kiều đã phải hy sinh bản thân mình. Nàng bị Mã Giám Sinh lừa gạt, bị Tú Bà ép tiếp khách làng chơi, chính vì nàng đã tìm đến cái chết. Có lẽ vì sợ mất tiền cũng như danh tiếng nên tú Bà vội khuyên can, vờ hứa hẹn, chăm sóc TK. Mụ đưa TK đến sống ở lầu Ngưng Bích. Nàng sống ở đó như bị giam lỏng. Lầu Ngưng Bích là chiếc lầu hoang vắng, nằm trơ trọi giữa bốn bề mênh mông trời nước. Nó rất cao, cho nên từ trên lầu nhìn ra chỉ thấy mây mù, cồn cát bụi bay mù mịt. Nàng sống ở đó chẳng có bạn có bè, lủi thủi một mình suốt đêm. Không gian càng xa rộng, lòng người càng thêm trống trải, đau buồn. Sự tuần hoàn của thời gian, sự đằng đẵng mỏi mòn, càng thêm vô vọng. Tâm trạng của Kiều đầy đau buồn, xấu hổ, tủi thẹn với thiên nhiên, với lòng mình, với những người thân yêu. Nàng tự đối thoại với lòng mình, biết tâm sự cùng ai nữa. Nàng nhớ đến Kim Trọng- người đàn ông nàng yêu nhất. Rồi Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông, thương cho cha me ngày càng già, day dứt không được ở cận kề chăm sóc. Nàng thương xót cho cha mẹ suốt ngày trông ngóng tin con. Xa xa thì có vài cái thuyền ai thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện. Rồi thì ngọn thác, ngọn nước vừa đổ xuống xô đẩy cánh hoa lạc loài tan tác trôi xuôi. Tất cả đều trôi dạt vô định như chính cuộc đời tăm tối không tìm thấy lối đi của Kiều vậy. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn thơ kỳ diệu, một trong những đoạn thơ hay nhất của “Truyện Kiều”, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du, miêu tả bi kịch nội tâm của Thuý Kiều trên con đường lưu lạc. Những vần thơ buồn thương mệnh mang đã gieo vào lòng người đọc những xót xa khôn nguôi về kiếp người tài hoa bạc mệnh. Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc. Một tấm lòng nhân hậu yêu thương, cảm thông của nhà thơ đối với nỗi đau của Thuý Kiều mãi mãi để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc.
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích lột tả sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa lầu Ngưng Bích lạnh lẽo. Đó là một tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến, nỗi xót xa khi tình đôi lứa chia lìa và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương.
- Không gian: “Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”, bốn bề bát ngát, cát vàng cồn nọ: Không gian được miêu tả từ cao, xa, rộng. Không gian trước lầu Ngưng Bích là một không gian rộng lớn, mênh mông, xa cách với cõi trần.
- Thời gian: Thời gian được miêu tả qua từ “mây sớm đèn khuya”, hình ảnh ánh trăng. Kiều luôn phải thức khuya, dậy sớm bởi một nỗi trằn trọc, tủi hận cho cuộc đời mình
- Các từ miêu tả tâm trạng: bẽ bàng, khóa xuân: Qua đó ta thấy Kiều đang lâm vào hoàn cảnh bị giam lỏng, bị ngăn cách với thế giới bên ngoài. Cô cảm thấy xót thương, xấu hổ cho thân phận của mình.
Đây là dàn ý mà lười ghi cả bài quá :))
tham khảo :
Qua tám câu thơ cuối đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Nguyễn Du đã gián tiếp miêu tả tâm trạng Kiều bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình rất đặc sắc. Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng ngoài biển xa mênh mông trong buổi chiều ta gợi lên không gian xa lắc của quê nhà và không khí tĩnh lặng, qua đó thể hiện rõ nỗi nhớ quê hương da diết trong lòng Kiều. Còn hình ảnh “hoa trôi man mác” là hình ảnh tả thực về những bông hoa trôi nổi, bấp bênh trên mặt nước, bị sóng biển vùi dập, xô đẩy, qua đó diễn tả tâm trạng buồn tủi và những dự cảm tinh tế về tương lai không biết sẽ đi đâu về đâu của Thúy Kiều? Ôi cánh hoa mỏng manh như nâng Kiều đang ôm nỗi lo về số phận vô định trên dòng đời. Hình ảnh “nội cỏ rầu rầu” kéo dài đến tận “chân mây” vẫn chỉ một màu xanh đang héo úa ấy đã vẽ lên một cảnh tượng u ám, héo hắt, nó gợi cho người đọc cảm nhận được nỗi buồn triền miên, vô vọng của Thúy Kiều. Hai câu thơ cuối cùng tả cảnh "gió cuốn mặt duềnh” và âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” gợi lên rất rõ cả hình ảnh, cả âm thanh của phong ba bão táp hung dữ sắp ập đến cuộc đời Kiều, khiến ta cảm thấy nỗi lo sợ hãi hùng trong lòng người con gái tài hóa trước bao tai họa ào ạt giáng xuống đời nàng. Thêm vào đó, Nguyễn Du còn dùng điệp ngữ “buồn trông” đặt ở đầu những câu thơ nhằm liên kết các hình ảnh trong cả đoạn thơ thành một chuỗi cảnh sầu thảm. Hơn nữa, từ “buồn trông” mang hai thanh bằng lặp đi lặp lại bốn lần trong bốn cặp thơ lục bát tạo nên âm hưởng trầm, buồn diễn tả nỗi sầu như kéo dài dằng dặc của nhân vật. Tám Câu thơ, bốn hình ảnh thiên nhiên, bốn điệp ngữ đã diễn tả thật phong phú, tinh tế mọi sắc thái nội tâm Thúy Kiều.
Tham khảo :
Thúy Kiều là người con hiếu thảo , có tấm lòng vị tha đáng trân trọng . Nhớ cha mẹ , nàng hình dung ra cảnh cha mẹ ngày đêm tựa cửa ngóng tin mình . Chữ " xót " không chỉ thể hiện nỗi nhớ mà còn hàm chứa cả nỗi đau tình thương đến nghẹn ngào . Đó là nỗi nhớ bộc lộ hai chiều tâm trạng . Có nỗi xót thương của cha mẹ khi nghĩ về con gái lưu lạc phương xa và có cả nỗi đau lòng của người con vì tình cảnh éo le mà phải sống xa gia đình . Kiều đau đớn khi nghĩ đến cha mẹ sớm chiều ngóng tin con trong vô vọng . Nàng lo lắng không biết giờ đây khi không có nàng bên cạnh , ai sẽ là người chăm sóc cha mẹ khi tiết trời thay đổi . Bản thân nàng đã hi sinh mình để gia đình được đoàn viên, một mình lưu lạc nơi đất khách . Thế nhưng trong cảnh ngộ đó trái tim nàng vẫn đau đáu nghĩ cho mọi người .
1. Mở đoạn:
- Vị trí của đoạn thơ trong truyện.
- Đoạn thơ là bức tranh tâm tình, xúc động, biểu hiện tâm trạng Thuý Kiều.
2. Thân đoạn:
- Tâm trạng cô đơn, buồn tủi trước cảnh thiên nhiên rộng lớn bên lầu Ngưng Bích.
- Nỗi nhớ của Thuý Kiều:
+ Nỗi nhớ Kim Trọng, ân hận vì đã phụ thề.
+ Nỗi nhớ và xót thương cho cha, mẹ lúc già yếu, sớm chiều tựa cửa ngóng trông con.
- Nỗi buồn lo sợ trước những bão táp, tai biến ập đến, tấm thân sẽ không biết trôi dạt vào đâu trên dòng đời vô định.
3. Kết đoạn:
Khẳng định giá trị của đoạn thơ trong “Truyện Kiều”: là đoạn thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em qua 4 khổ thơ cuối của đoạn trích kiều ở lầu ngưng bích
Tham khảo!
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Thảm cỏ, biển cả với màu xanh vô vọng thật buồn và ảm đạm. Liệu có phải cánh cửa tương lai đang khép lại trước mắt Kiều, hố đen tuyệt vọng của số phận như lấp hết cả ước mơ và khát khao.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Ngoài kia, biển xanh đang cuộn sóng. Những âm thanh gợi sự việc kinh khủng, hãi hùng, như dự báo tai biến, nguy nan như chực đổ xuống thân phận bé nhỏ của Kiều.
Lần lượt từng câu hỏi tu từ vang lên như muốn xoáy sâu vào tâm can người đọc. Ta như hiểu, cảm thông, thương xót cho những lo lắng rối bời cùng nỗi hoảng sợ tuyệt vọng của Kiều trước tương lai vô định.
Có thể nói, đây là tám câu thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất xuyên suốt tác phẩm. Qua bức tranh thiên nhiên, ta xót xa, thương cảm cho số phận người con gái tài hoa bạc mệnh, qua đó cũng bày tỏ niềm đồng cảm, trân trọng của Nguyễn Du đối với số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến xưa.
Tham khảo đâu?
Em tham khảo nhé:
Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, bị Tú Bà ép tiếp khách làng chơi, tôi đau đớn, tủi nhục tìm đến cái chết. Tú Bà sợ mất vốn vội khuyên can, vờ hứa hẹn sẽ gả tôi cho một người tử tế. Mụ đưa tôi ra sống ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng, lập mưu buộc tôi sống cảnh “cuộc vui suốt tháng; trận cười thâu đêm “. Lầu Ngưng Bích là chiếc lầu hoang vắng, nằm trơ trọi giữa bốn bề mênh mông trời nước. Nó cao ngất nghểu, đứng trên lầu như sắp với được mặt trăng. Từ trên lầu nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Tôi sống ở đó, sớm làm bạn với trời mây, đêm làm bạn với ngọn đèn, thui thủi một mình một bóng. Cô đơn, tôi nhớ tới Kim Trọng, người đã cùng mình thề nguyền gắn bó rồi chính mình đã phụ lời nguyền. Giờ này chắc hẳn Kim Trọng vẫn đang chờ mong tin tức của mình, đâu biết rằng tôi đã phải bán mình vào nơi nhơ bẩn, một mình bơ vơ nơi góc biển chân trời. Tôi đau đớn nghĩ, tấm lòng son trong trắng dành cho Kim Trọng nay đã bị dập vùi hoen ố, biết bao giờ gột rửa cho sạch mà còn mong xứng đáng với chàng ? Buồn thương, tôi nhớ đến cha mẹ. Tôi thương cha xót mẹ sáng chiều tựa cửa trông ngóng tin con. Tôi xót xa nghĩ, lúc cha mẹ tuổi già sức yếu lẽ ra mình phải ở bên để đỡ đần, phụng dưỡng thì nay lại phải xa xôi cách biệt. Tôi tự hỏi, không biết giờ đây ai đang chăm sóc cha mẹ, ai là người trời nóng bức thì quạt cho cha mẹ ngủ, trời lạnh giá thì vào nằm trước trong giường cho ấm chiếu chăn để cha mẹ được yên giấc? Kể từ ngày xa cha mẹ đến nay đã mấy mùa mưa nắng. Quê nhà chắc đã nhiều sự đổi thay. Cha mẹ mỗi ngày thêm già yếu, mà con thì lưu lạc xứ người... Nghĩ đến đây, lòng tôi vô cùng đau đớn, nghĩ mình đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng. Buồn bã, tôi trông ra cửa biển. Chiều buông, cả một vùng nước non bát ngát, hoang vắng. Xa xa, thuyền ai thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện. Thuyền ơi đi về đâu ? Tôi ngước nhìn lên ngọn thác, ngọn nước vừa đổ xuống xô đẩy cánh hoa lạc loài tan tác trôi xuôi. Hoa ơi trôi về đâu? Tôi trông sang nội cỏ, chân mây, mặt đất... Tất cả, tiếp nối nhau thành một màu xanh rợn ngợp. Cuối cùng, tôi trông xuống mặt duềnh. Ngọn gió thổi mạnh cuốn theo sóng biển ầm ầm, thét gào xung quanh như một dự báo hãi hùng về số phận, cuộc đời mình.