K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2021

sao đc nhìu gp zậy mà ko đc danh hiệu thế:|?Tận 62 gp lận,nhìu

26 tháng 11 2019

a. Quan hệ đối lập tương phản 

b. Quan hệ nguyên nhân - kết quả

c. Quan hệ tăng tiến

d. Quan hệ giả thiết kết quả

2 tháng 5 2017

Đáp án

Khi người ta/ khổ quá (thì) người ta/ chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.

    C    V    C    V

=> Câu ghép có quan hệ nguyên nhân.

20 tháng 12 2021

Khi người ta /khổ quá thì người ta/ chẳng còn nghĩ gì đến ai được.

        C             V                  C                   V

Câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả

31 tháng 5 2017

Đáp án

Vợ tôi /không ác (nhưng) thị /khổ qúa rồi.

   C    V    C    V

=> Câu ghép có quan hệ tương phản.

4 tháng 4 2017

Đáp án

Khi người ta/ khổ quá (thì) người ta/ chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.

C    V    C    V

=> Câu ghép có quan hệ nguyên nhân.

2 tháng 12 2021

1. Phân tích các câu ghép sau và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong mỗi câu ghép?
Câu a: Pháp / chạy, Nhật / hàng, Vua Bảo Đại/ thoái vị.(Quan hệ nối tiếp)
          Cn1      vn1    Cn2    vn2        Cn3              vn3                                     

Câu b: Vợ tôi / không ác, nhưng thị  / khổ quá rồi.(Quan hệ tương phản)
             Cn1      vn1                  Cn2       vn2                                       

Câu c: Buổi tối, em / học xong bài rồi em / đi ngủ.(Quan hệ nối tiếp)

                      Cn1       vn1                cn2      vn2                 
     

2. Xác định biện pháp nói giảm nói tránh hay nói quá trong các câu sau và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?

Câu a: Cô ấy tính tình xởi lởi, ruột để ngoài da.

Câu b: Bác sĩ đang khám tử thi 
Tác dụng biện pháp nói giảm nói tránh :
 tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự.

10 tháng 10 2018

Đáp án

Vợ tôi /không ác (nhưng) thị /khổ qúa rồi.

C    V    C    V

=> Câu ghép có quan hệ tương phản.

29 tháng 11 2021

- Bởi tôi : chủ ngữ

- Ăn uống điều độ và lafmv iệc có chừng mực : vị ngữ

- Nên tôi : chủ ngữ

- Chóng lớn lắm : vị ngữ

 

B

- Gió : chủ ngữ

- Càng to : vị ngữ

29 tháng 11 2021

/gió/ càng to , mưa / càng nhiều

CN1 - VN1 CN2 -- VN2

Đọc đoạn văn sau: "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn không nỡ giận."

(Lão Hạc, Nam Cao)

Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về con người ông giáo?

A. Có cái nhìn hẹp hòi đối với con người và cuộc sống nói chung.

B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.

C. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.

D. Thương hại đối với lão Hạc và những người như lão Hạc.

3
1 tháng 4 2018

Chọn đáp án: B

20 tháng 6 2021

Trả lời :

Chọn B

1 l i k e

~HT~

Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có...
Đọc tiếp

Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn.

4
26 tháng 8 2016
  • "Đối với những người ở quanh ta, ...không bao giờ ta thương.":
    • Không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ".
    • Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ.
    • Nếu không "cố tìm mà hiểu họ", ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác.
  • Cần phải hiểu được "Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa" và "cái bản tính tốt của người ta" thường bị "che lấp" bởi "những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ"; bởi thế cần có sự cảm thông với họ.
  • "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận": cách ứng xử bao dung, độ lượng bằng tình thương, lòng nhân ái.

-> Đây là một quan niệm đúng đắn về cách nhìn người, thể hiện một phương diện của chủ nghĩa nhân đạo.

26 tháng 8 2016
  • "Đối với những người ở quanh ta, ...không bao giờ ta thương.":
    • Không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ".
    • Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ.
    • Nếu không "cố tìm mà hiểu họ", ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác.
  • Cần phải hiểu được "Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa" và "cái bản tính tốt của người ta" thường bị "che lấp" bởi "những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ"; bởi thế cần có sự cảm thông với họ.
  • "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận": cách ứng xử bao dung, độ lượng bằng tình thương, lòng nhân ái.

-> Đây là một quan niệm đúng đắn về cách nhìn người, thể hiện một phương diện của chủ nghĩa nhân đạo.

28 tháng 10 2021

Phân tích để hiểu đúng quan niệm cách nhìn người và nhìn đời của nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc":
- "...cố tìm mà hiểu" chỉ cái nhìn người, nhìn đời một cách toàn diện, sâu sắc; cái nhìn thấu tư tưởng, tình cảm; cái nhìn phát hiện bản chất người, bản chất đời ẩn sau những "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..."
- Nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau khổ của người khác.
- Khi người ta đau khổ, "cái bản tính tốt của người ta" - sự quan tâm, cảm thông thường bị "che lấp" bởi những lo lắng, ích kỉ.
- Cách ứng xử "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận" thể hiện lối ứng xử bao dung, độ lượng; một thái độ sống rất đáng trân trọng, ngợi ca.
=> Như vậy nhân vật ông giáo trong truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao đã đúc kết một tư tưởng thật đúng đắn. Trong cuộc sống chúng ta phải nhìn người, nhìn đời bằng đôi mắt bao dung, độ lượng, phải sống bằng tình thương, lòng nhân ái.
2. Phân tích, chứng minh:
Khẳng định đây là một quan niệm đúng đắn và có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của chúng ta.
- Bao dung, độ lượng là một đạo lí tốt đẹp được nhân dân ta đúc kết, răn dạy nhau từ bao đời nay (Dẫn chứng).
- Ứng xử vị tha, đối đãi bằng tình thương sẽ giúp những người xung quanh ta sống tốt đẹp hơn; cảm hóa được con người từ bỏ cái xấu xa hướng tới cái thiên lương trong sáng (Dẫn chứng).
- Thấu hiểu, cảm thông với những người xung quanh, ta cũng sẽ nhận được sự trân trọng, biết ơn của người khác đối với mình. Đồng thời giúp ta thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Đây là một cách giúp chúng ta tự hoàn thiện chính mình (Dẫn chứng).
- Sống thiếu bao dung, độ lượng, thiếu tình thương con người sẽ trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn (Dẫn chứng).
3. Bàn luận, liên hệ thực tiễn:
- Thái độ sống của nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao là rất cần thiết trong cuộc sống hôm nay và mai sau của chúng ta.
- Tuy nhiên ngày nay trong cuộc sống vẫn còn những hiện tượng sống thờ ơ, lạnh lùng, tàn nhẫn với những người xung quanh (Dẫn chứng). => Những lối sống ấy cần đáng lên án, phải loại trừ ra khỏi đời sống.
- Mặt khác muốn nhìn đời, nhìn người bằng đôi mắt nhân ái, bản thân chúng ta cần không ngừng trau dồi, tích lũy vốn sống; phân biệt tốt xấu, đúng sai để đánh giá cuộc sống khách quan, đa chiều.
- Sống nhân đạo, đối xử vị tha độ lượng với những người xung quanh sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.