Cho ΔABC cân tại A. Kẻ BD ⏊ AC tại D, CE ⏊AB tại E. BD và CE cắt nhau tại H. AH cắt BC tại K, trên HK lấy M sao cho K là trung điểm của HM. Chứng minh:
a) ΔABD= ΔACE. b) Tam giác BHC cân.
c) ED//BC d) Tam giác ACM vuông
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a: Xét ΔABD vuông tại D và ΔACE vuông tại E có
AB=AC
góc BAD chung
=>ΔABD=ΔACE
b: ΔABD=ΔACE
=>góc ABD=góc ACE
=>góc HBC=góc HCB
=>ΔHBC cân tại H
c: Xét ΔABC có AE/AB=AD/AC
nên ED//BC
Bạn tự vẽ hình
a Xét tam giác ABD và tam giác ACE có
góc BEC= góc CDB= 90 độ
AB=AC
AH chung
suy ra tam giác ABD= tam giác ACE(c.g.c)
b) Vì tam giác ABD= tam giác ACE( theo a)
suy ra BD=CEhay BH=CH( 2canhj tương ứng)
Xét tam giác BHC có
BH= CH
suy ra tam giác BHC cân tại H
a) Vì BD vuông góc với ac
=> góc ADB =90 độ
Vì CE vuông góc với AB
=> góc AEC = 90 độ
Vì tam giác ABC cân tại A
=> AB = AC
góc ABC= góc ACB
Xét tam giác ABD và tam giác ACE có:
góc ADB = góc AEC ( =90 độ)
AB = AC ( cmt)
Chung góc A
=> tam giác ABD = tam giác ACE
câu d:
Tam giác BHK= Tam giác CKM (c.g.c)
=> HCM=HBK (cặp góc tương ứng)
Mà tam giác BDC vuông tại D nên HBC+BCD=90 độ
=> HCM+BCD=90 độ
Hay ACM=90 độ
=> Tam giác ACM vuông
Câu a ) - Chứng minh tam giác vuông ABD = tam giác vuông ACE ( cạnh huyền - góc nhọn ) => Tự chứng minh
Câu b ) - Vì tam giác vuông ABD = tam giác vuông ACE ( ở câu a )
=> Góc B1 = góc C1 ( 2 góc tương ứng )
- Vì tam giác ABC là tam giác cân => góc B = góc C
Ta có góc B1 + góc B2 = góc C1 + C2
=> Góc B2 = góc C2
- Vậy tam giác HBC là tam giác cân
Câu c )
a) Xét △ABD vuông tại D và △ACE vuông tại E có:
AB=AC (gt)
Góc A chung
⇒△ABD =△ACE (cạnh huyền - góc nhọn)
b)Từ △ABD =△ACE(câu a)
\(\Rightarrow\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)(2 góc tương ứng) mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)
\(\Rightarrow\widehat{ABC}-\widehat{ABD}=\widehat{ACB}-\widehat{ACE}\Rightarrow\widehat{DBC}=\widehat{ECB}\) hay \(\widehat{HBC}=\widehat{HCB}\)⇒△BHC cân tại H (đpcm)
c)Từ △ABD =△ACE(câu a)
\(\Rightarrow AD=AE\)(2 cạnh tương ứng) ⇒△ADE cân tại A
\(\Rightarrow\widehat{ADE}=\widehat{AED}=\frac{180^0-\widehat{EAD}}{2}\left(1\right)\)
Mà ta lại có:
△ABC cân tại A⇒\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}=\frac{180^0-\widehat{BAC}}{2}\left(2\right)\)
Từ (1) và (2)
\(\Rightarrow\widehat{ADE}=\widehat{AED}=\)\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)
hay \(\widehat{ABC}=\widehat{AED}\)mà 2 góc này ở vị trí đồng vị nên ED//BC (đpcm)
d)Xét △ABH và △ACH có:
AB=AC (gt)
AH chung
BH=CH (câu b)
⇒△ABH = △ACH (ccc)
\(\Rightarrow\widehat{BAH}=\widehat{CAH}\)⇒ AH là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)hay AK là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)
Xét △BAK và △CAK có:
BA=CA (gt)
\(\widehat{BAK}=\widehat{CAK}\left(cmt\right)\)
AK chung
⇒△BAK =△CAK (cgc)
⇒BK=CK(2 cạnh tương ứng)
Xét △HKB và △MKC có:
HK=MK (gt)
\(\widehat{HKB}=\widehat{MKC}\) (đối đỉnh)
KB=KC (cmt)
⇒△HKB =△MKC (cgc)
\(\Rightarrow\widehat{HBK}=\widehat{MCK}\)(2 góc tương ứng) mà 2 góc này ở vị trí so le trong nên DB//CM
\(\Rightarrow\widehat{ACM}=\widehat{ADB}=90^0\)(đồng vị)
⇒△ACM vuông tại C (đpcm0