K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2020

hello

5 tháng 2 2022

Tham khảo:

''Những ngôi sao thức ngoài kia chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.''

Phép so sánh ngang bằng:

" Mẹ  ngọn gió của con suốt đời"

=> Tác dụng : Cho thấy sự hy sinh lớn lao của mẹ đối với con cái,thể hiện tình yêu thương con sâu sắc của người mẹ.Mẹ là người đã không quản gian nan, khó nhọc, không quản thức trắng đêm thâu để quạt mát cho con ngủ. Với mẹ con là tất cả, là nguồn sống cả đời của mẹ

5 tháng 2 2022

bạn thử tham khảo ở đây nha:

Đọc đoạn thơ sau: "Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời". (Trần Quốc Min

22 tháng 8 2021

a) Những ngôi sao thức ngoài kia 

    Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con 

    Đêm nay con ngủ giấc tròn  

    Mẹ ngọn gió của con suốt đời. 

         (Trần Quốc Minh) 

b) Tâm hồn tôimột buổi trưa hè 

           (Tế Hanh)

c) Con đi trăm núi ngàn khe  

    Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm. 

                    (Tố Hữu) 

d) Bóng Bác cao lồng lộng 

    Ấm hơn ngọn lửa hồng.

22 tháng 8 2021

mơn bn

Biện pháp nghệ thuật so sánh "Mẹ" - "Ngọn gió của con suốt đời", "những ngôi sao" - "chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con"

Biện pháp nhân hóa "sao" - "thức"

Qua việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn trích, tác giả đã xây dựng thành công hình ảnh một người mẹ tần tảo, chịu khó dành trọn cho con cái những gì tốt đẹp nhất. Trước hết biện pháp nghệ thuật nhân hóa "sao" thức ngoài kia khiến ngôi sao trở thành sự vật có sự sống và hạnh động của một con người. Từ hình ảnh những ngôi sao "thức" ấy làm đòn bẩy cho hình ảnh "người mẹ" tần tảo. Người mẹ ấy thức khuya để mang làn gió mát tới cho những đứa con để đứa con ấy có giấc ngủ thật trọn vẹn. Đặc biệt ở vế sau còn có sự xuất hiện của nghệ thuật so sánh "chẳng bằng" càng làm nổi bật sự hi sinh và tình yêu thương của người mẹ. Bao yêu thương đều theo bàn tay đưa gió về cùng lời ru đưa con vào giấc mơ hạnh phúc. Vì vậy kết thúc của khổ thơ ta lại bắt gặp hình ảnh so sánh khác "mẹ là ngọn gió của con suốt đời". Dù thời gian có khiến con người đổi thay đến mức nào thì tình mẹ vẫn thế. Mẹ vẫn là người đưa gió vào mỗi giấc ngủ cho con những điều tốt nhất. Qua đó ta cũng thấy được phần nào sự trân trọng của tác giả dành cho người mẹ của mình.

23 tháng 12 2017

Phép so sánh:

    + Những ngôi sao chẳng bằng mẹ thức vì chúng con

    + Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

19 tháng 8

Trong khổ thơ này, phép so sánh được sử dụng là:

- "Những ngôi sao thức ngoài kia chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”: Đây là một phép so sánh, trong đó “những ngôi sao” được so sánh với sự chăm sóc của mẹ. Mẹ được cho là quan trọng và đáng quý hơn so với những ngôi sao, nhấn mạnh sự hy sinh và tình yêu vô bờ bến của mẹ đối với con cái.

- "Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”: Đây là một phép so sánh ẩn, trong đó mẹ được so sánh với ngọn gió, thể hiện sự hiện diện và ảnh hưởng không thể thiếu của mẹ trong cuộc đời của con. 

Cả hai phép so sánh đều góp phần làm nổi bật tình cảm và lòng biết ơn đối với mẹ.

30 tháng 10 2023

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: Biểu cảm

Câu 3:

Đoạn thơ trên thể hiện tình cảm yêu thương và sự trân trọng  của "đứa con" trước sự hi sinh của người mẹ dành cho mình. 

19 tháng 8

**Câu 1:** Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là **biểu cảm**. Bài thơ sử dụng các hình ảnh và so sánh để bày tỏ cảm xúc và tình cảm sâu sắc của người viết đối với mẹ, thể hiện lòng biết ơn và yêu thương.

**Câu 3:** Đoạn thơ trên thể hiện tình cảm **biết ơn và yêu thương sâu sắc** đối với mẹ. Câu thơ “những ngôi sao ngoài kia chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con” nhấn mạnh sự hy sinh và chăm sóc của mẹ, còn câu “mẹ là ngọn gió của con suốt đời” thể hiện sự kính trọng và cảm nhận sự hiện diện và ảnh hưởng vô hình nhưng quan trọng của mẹ trong suốt cuộc đời. Tổng thể, đoạn thơ bày tỏ lòng yêu mến và tri ân đối với những nỗ lực và tình yêu của mẹ.