tìm một ví dụ về phép điệp ngữ trong bài thơ "tiếng gà trưa" của Xuân quỳnh và nêu tác dụng của phép điệp ngữ đó.
p/s : được tham khảo mạng nhưng ko copy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Nguồn: Hoidap247
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ"
=> điệp ngữ " vì "
=> tác dụng :nhấn mạnh mục đích chiến đấu của cháu hôm nay , đồng thời nêu lên tình cảm của cháu với bà , với đất nước . Ngoài ra , phép điệp ngữ còn tạo nên nhịp điệu cho câu thơ và làm cho đoạn thơ tăng gái trị biểu cảm
Phép điệp ngữ:
nghe(3 lần) => Nhấn mạnh cảm xúc của người chiến sĩ khi nghe thấy tiếng gà trưa
- Lúc bắt đầu mưa:
- Lúc mưa to:
- Lúc mưa tạnh:
3. Kết bài: Cơn mưa đem lại cảm giác dễ chịu, làm cho cây cối tươi tốt
>> Tham khảo chi tiết: Lập dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa rào lớp 5
Tham Khảo (dàn ý)
Điệp ngữ ''Tiếng gà trưa":
Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:
- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.
- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.
- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.
- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).
Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.
https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-phan-tich-diep-ngu-tieng-ga-trua-trong-bai-tho-tieng-ga-trua-faq333273.html
Em tham khảo:
Trong suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, điệp ngữ “Tiếng gà trưa” được lặp lại đến năm lần trở thành điểm nhấn, thành điệp khúc xôn xao xuyên suốt bài thơ. Sau mỗi câu thơ “Tiếng gà trưa”, tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc: “Ổ rơm tròn những trứng”. “Tiếng bà hay mắng”…. Như vậy, điệp ngữ này đã giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn. Chẳng những vậy, bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ nhưng ba tiếng “Tiếng gà trưa” luôn được tách riêng thành một dòng thơ độc lập. Ba tiếng ấy như mô phỏng theo tiếng gà gáy “Ò ó o” vô cùng quen thuộc. Nó khiến cầu thơ trở nên sinh động và gần gũi biết bao.
Đáp án
– Tìm đúng phép điệp ngữ: điệp từ “nghe” 3 lần.
– Tác dụng: Điệp ngữ trong đoạn thơ nhấn mạnh ý nghĩa của tiếng gà trưa, nghe thấy tiếng gà trưa người chiến sĩ cảm thấy xao động, đỡ mệt mỏi, gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu.
y nghia : bai tho tieng ga trua la mot tac pham noi tieng cua tac gia XUAN QUYNH va trong su tac pham noi tieng do la nho mot phan thanh cong ghep diep ngu cua tac gia , nham nhan manh nhung ki niem dep de cua tuoi tho va tinh ba chau , tinh cam gia dinh lam sau sac them tinh que huong dat nuoc ma tac gia da khoi goi duoc nhung hinh anh gian di va gan gui voi cuoc song hang ngay .
Khổ đầu :
Biện pháp tu từ : Điệp ngữ "nghe"
Tác dụng: nhấn mạnh niềm vui, sự phấn chấn của người lính khi nghe thấy tiếng gà gợi về những âm thanh kỉ niệm.
Khổ cuối
Biện pháp tu từ : Điệp ngữ "vì"
Tác dụng: làm tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho bài thơ đồng thời tạo tính nhịp điệu cho đoạn thơ. Qua đó nhấn mạnh tình yêu bà, yêu gia đình, xóm làng, mở rộng ra là tình yêu quê hương, đất nước của người cháu.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ ( điệp từ nghe )
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
" Cục... cục tác cục ta"
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
=> Tác dụng: Nhấn mạnh điểm nhịp, bắt nguồn cho cảm xúc, tạo cảm giác gần gũi.