K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 là ca ngợi Cao Bằng – mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người yêu mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc. là ca ngợi Cao Bằng – mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người yêu mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương của Tổ quốc.

28 tháng 5

Trả lời nhanh câu hỏi này

 

20 tháng 4 2022

tác giả muốn nói lên rằng: ở Cao Bằng đang có những con người đang vì dân vì nước mà ở đó bảo vệ Tổ Quốc

20 tháng 4 2022

Tham khảo nhé !

Lưu ý : Trên mạng

Khổ thơ đầu như một trang nhật kí của du khách trên hành trình vượt núi băng đèo, lần đầu tiên đến thăm thú Cao Bằng. Đường đi quanh co hiểm trở, phải vượt qua bao con đèo, chỉ mới nghe nhắc đến tên đã thấy mệt, cảm thấy mỏi gối chồn chân:

“Sau khi qua đèo Gió
Ta lại vượt đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng”

Các động từ và điệp ngữ dùng rất khéo: “qua đèo... lại vượt đèo... lại vượt đèo... thì ta tới...” diễn tả những cung đường, những con đèo trập trùng, thăm thẳm, cao vút mà ai đến Cao Bằng cũng phải vất vả trèo qua. Các địa danh nhà thơ nhắc đến như đèo Gió, đèo Giàng, đèo Cao Bắc có giá trị gợi tả cảnh quan hùng vĩ của Cao Bằng - một mảnh hồn thiêng của Tổ quốc Việt Nam.

Địa thế Cao Bằng tuy “thật cao” nhưng rất lạ “rồi dần bằng bằng xuống”, đúng như cái tên của nó. Cao Bằng có nhiều đặc sản, tiêu biểu nhất là mận ngọt “đón môi ta dịu dàng”. Chữ “đón” và chữ “dịu dàng” mang hàm nghĩa ca ngợi đồng bào Cao Bằng rất mến khách, hiếu khách.

Khổ thơ thứ ba là khổ thơ hay nhất của bài thơ “Cao Bằng”:

“Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong”

Chị, em, ông, bà... đại diện cho con người Cao Bằng. Các tính từ: “rất thương”, “rất thảo”, các so sánh: “lành như hạt gạo”, “hiền như suối trong” đã nói lên thật hay bao đức tính tốt đẹp, bao phẩm chất quý báu của đồng bào Cao Bằng: giàu tình thương, mộc mạc, giản dị, hiền lành, trung hậu, trong sáng... Nghệ thuật so sánh rất sáng tạo và độc đáo. Vần thơ của Trúc Thông làm ta nhớ đến hang Pác Bó, (nơi Bác Hồ sống và hoạt động bí mật 1941 ) nhớ đến anh Kim Đồng, nhớ đến khu rừng Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân làm lễ xuất phát.

Núi non Cao Bằng mênh mông, hùng vĩ, điệp trùng “đo làm sao cho hết” cũng như chí khí, lòng yêu nước của con người Cao Bằng. Trúc Thông có một cách nói, một cách viết rất gợi cảm:

“Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng”

Như nước đầu nguồn có bao giờ vơi cạn; nước suối vẫn trong suốt, vẫn rì rào quanh năm cũng như tình yêu quê hương đất nước của con người Cao Bằng vừa “lặng thầm”, tiềm tàng, vừa bao la.

Khổ cuối khẳng định tầm vóc lịch sử lớn lao của Cao Bằng, đó là phên giậu của đất nước, là dải biên cương của Tổ quốc thân yêu mà dân tộc ta, đồng bào Cao Bằng “phải giữ lấy”. Giọng thơ cất lên thiết tha, tự hào:

“Bạn ơi có thấy đâu
Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dải dài biên cương...”

Đọc bài thơ ngũ ngôn của Trúc Thông, ta tưởng như được thăm thú “nước non Cao Bằng”. Cao Bằng trong ca dao có “gạo trắng nước trong” còn Cao Bằng trong thơ Trúc Thông có mận ngọt, có cảnh quan hùng vĩ, là dải dài biên cương của Tổ quốc. Con người Cao Bằng tốt đẹp, giàu lòng yêu nước được Trúc Thông dành những lời thơ đẹp nhất ngợi ca.

Cao Bằng tuy ở xa, đường đến Cao Bằng tuy hiểm trở, nhưng Cao Bằng rất gần chúng ta, gắn bó yêu thương với tâm hồn chúng ta. Ý vị của bài thơ “Cao Bằng” là ở sự khơi gợi ấy

13 tháng 4 2020

QUa khổ thơ tác giả muốn nói lên điều:

Ở Cao Bằng, một nơi xa xôi của Tổ quốc, đang có những con người ngày đêm gìn giữ biên cương của Tổ quốc

13 tháng 4 2020

Tác giả muốn nói: Cao Bằng là vùng đất vô cùng quan trọng, người Cao bằng vì cả nước mà giữ lấy dải biên cương.

2 tháng 10 2019

Cao Bằng trấn giữ một địa thế quan trọng đối với nước ta. Người Cao Bằng vì ta mà giữ lấy biên cương.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Tác giả muốn nói chỉ cần chung tay thì đất nước sẽ một màu xanh của cây cối dù mọi người chỉ góp một ít sức, qua khổ thơ cuối.

7 tháng 11 2016

1) Từ tình bn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" em rút ra được : Tình bạn là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Nó đem lại cho ta những dòng cảm xúc vui, buồn khác nhau. Thật tuyệt vời khi ta được sống trong một tình bạn trong sáng, nó sẽ giúp ta biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ những người gần gũi với ta. Tình bạn thật cao cả và đẹp đẽ biết mấy, nó luôn ở cùng ta trong mọi hoàn cảnh. Những lúc ta vui, tình bạn ở cạnh chia sẻ và chúc mừng cho ta. Khi ta buồn, tình bạn an ủi và chăm sóc cho ta. Cuộc sống thật tuyệt vời hơn biết bao khi ai cũng biết quý trọng tình bạn và giữ cho nó luôn được trong sáng. Tự hỏi nếu không có tình bạn thì ta sẽ ra sao? Khi đó, ta sẽ cảm thấy cô đơn và cuộc sống của mỗi người sẽ trở nện tẻ nhạt .

2) Câu thơ "Đầu trò tiếp khách trầu không có" tác giả muốn nói lên : cuộc sống của tác giả ở làng quê đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.

3) Câu thơ"Bác đến chơi đây ta với ta" tác giả muốn nói lên tình bạn tha thiết,trong hoàn cảnh nào cũng vẫn vui vẻ,chỉ cần có nhau là đã cảm thấy đầy đủ rồi.
 

27 tháng 10 2017

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy ư? Nhà thơ đã cường điệu hoá cái nghèo của mình. Một ông quan to triều Nguyễn về ở ẩn, với một cơ ngơi chín sào tư thố là nơi ở thì không thể “miếng trầu” cũng không có. Rõ ràng đây là lời bông đùa hóm hỉnh với bạn. Đồng thời để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho khước từ lương bổng của giặc Pháp, lui về sống cuộc đời bình dị giữa xóm làng quê hương.

Những vật chất bình thường nhất mang ra tiếp bạn đều không có, mà thay vào đó là tình cảm chân thành tha thiết. Tình bạn của họ được vun đắp, dựng xây trên cơ sở của tình cảm, lòng yêu thương kính trọng. Vật chất là quan trọng nhưng không phải là tất cả. Thật xúc động khi đọc nhưng dòng thơ thể hiện tình cảm của Nguyễn Khuyến với bạn



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/tinh-ban-cua-nguyen-khuyen-trong-bai-tho-ban-den-choi-nha-c34a1509.html#ixzz4wgwPywCI

4 tháng 10 2019

Một hôm đang nằm nghỉ tại gốc đa, Thạch Sanh thấy một con Đại Bàng rất to quắp một con người bay qua. Chàng liền lấy cung tên vàng bắn trọng thương con ác điểu; rồi lần theo dấu máu tìm đến hang lạ cuối chân trời xa.

Nhà vua vô cùng đau xót trước tai hoạ: công chúa bị chim lạ bắt mất. Vua truyền lệnh: ai cứu được công chúa sẽ được trọng thưởng và cho làm phò mã. Lý Thông lúc bấy giờ đã là một vị quan to. Hắn tổ chức một lễ hội rất lớn tại Kinh đô kéo dài trong 10 ngày đổ tìm người tài giỏi cứu công chúa. Đến ngày thứ 9, Thạch Sanh mới đến dự hội. Lý Thông gặp lại Thạch Sanh, hắn vô cùng mừng rỡ khi hắn nghe Thạch Sanh kể lại chuyện bắn trúng Đại Bàng và biết rõ hang ổ của nó.

Dẫn Lý Thông đến hang ổ Đại Bàng, Thạch Sanh tay cầm búa thần, vai mang cung tên vàng leo vào hang núi. Còn Lý Thông đứng đợi ngoài cửa hang. Thấy người lạ xuất hiện, Đại Bàng với đôi cánh khổng lồ quạt thành dông bão, với mỏ nhọn vuốt sắc như giáo lao tới Thạch Sanh. Tiếng ác điểu rít lên vô cùng rùng rợn. Chàng dũng sĩ vung búa thần chém vào đầu chim lạ. Đại Bàng bay vút qua vút lại, lao vào cắn xé. Hang đá rung chuyển ầm ầm, ào ào. Mắt chim như hai cục lửa to đỏ rực. Thạch Sanh dùng cung vàng bắn gãy cánh Đại Bàng, rồi dùng búa thần chém nát đầu quái vật. Cứu được công chúa, Thạch Sanh dòng dây đưa công chúa ra ngoài cửa hang. Lý Thông vội sai quân lính vần đá to lấp kín cửa hang để hãm hại "đứa em kết nghĩa".

Hang bị lấp, Thạch Sanh đi sâu vào mọi ngóc ngách. Chàng ngạc nhiên khi nhìn thấy một thanh niên tuấn tú đang bị nhốt trong cũi sắt. Thạch Sanh phá tan cũi sắt cứu được Hoàng tử con vua Thúy Tể. Hoàng tử ân cần mời chàng dũng sĩ đến thăm Thủy cung để được đền ơn đáp nghĩa.



 

4 tháng 10 2019

Xin lỗi bạn nhưng bạn làm sai đề r 😭😭

Em đã học và đọc nhiều bài thơ bốn chữ và năm chữ nhưng em đặc biệt ấn tượng và yêu thích bài thơ “Bóc lịch” của Bế Kiến Quốc.Tác phẩm “Bóc lịch” ghi lại cuộc trò chuyện đáng yêu của một em bé trong cuộc đối thoại với người bố khi em lật dở tờ lịch và hỏi bố “Ngày hôm qua đâu rồi?”.

Câu trả lời của người bố dành cho em thật nhẹ nhàng và sâu sắc.Người bố đã chìu mến nói với con “Ngày hôm qua ở lại” trên cành hoa,nụ hồng nở tỏa hương;trong hạt lúa mẹ trồng,chín vàng màu ước mơ;trong vở hồng,trong điểm 10,những kiến thức con tích lũy được.

Bởi vậy,có thể nói:”Ngày hôm qua”tuy đã qua đi nhưng để lại đó những kiến thức,thành quả mà ngày hôm qua ta đã tích lũy được. Bài thơ còn nói đến giá trị của thời gian sẽ ở lại mãi với chúng ta biết tận dụng thời gian làm những việc tốt. Với kết cấu bài thơ nhỏ nhắn,xinh xắn của nhà thơ Bế Kiến Quốc cho thiếu nhi gây cảm tình với bạn đọc bởi cách thể hiện sáng tạo,bởi thể thơ năm chữ ngắn gọn,nhẹ nhàng,dung dị,bởi bài thơ giàu hình ảnh và sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ đặc sắc.

 

Người yêu thơ sẽ còn mãi nhớ thơ “Bóc lịch” bởi thông điệp nhẹ nhàng,tinh tế mang tính giáo dục cao của người bố trong câu trả lời dành cho đứa con nhỏ của mình.

19 tháng 4 2020

Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói Cao Bằng rất quan trọng. Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương.

# hok tot #

Trả lời:

Tác giả muốn nói --Cao Bằng ở một vị trí rất quan trọng. Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy một dải dài biên cương.
                         -- lên lòng, mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng, tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh của mận ngọt đón môi ta dịu dàng, người trẻ thì rất thương, rất thảo. Người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong.

                                                            ~Học tốt!~

5 tháng 10 2023

Qua khổ thơ 3, tác giả muốn nói "người giàn khoan" là những người mang những trọng trách lớn lao giữa lòng đại dương mênh mông bao la.