Cho ΔABC vuông tại A. Trên tia BC lấy điểm D sao cho BD=BA. Tia phân giác B cắt AC tại I
a) So sánh IA và ID
b) Tính ΔIAE=ΔIDC
c) Gọi E là giao điểm của BA và DI. Chứng minh ΔIAE=ΔIDC
d) Tia BI cắt CE tại H. Chứng minh BH⊥CE
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CM: a) Xét tam giác ABI và tam giác ADI
có AB = AD (gt)
góc BAI = góc IAD (gt)
AI : chung
=> tam giác ABI = tam giác ADI (c.g.c)
=> BI = ID (hai cạnh tương ứng)
b) Ta có: tam giác ABI = tam giác ADI (cmt)
=> góc ABI = góc ADI (hai góc tương ứng) (1)
Mà góc ABI + góc IBE = 1800 (2)
góc ADI + góc IDC = 1800 (3)
Từ (1), (2),(3) suy ra góc IBE = góc IDC
Xét tam giác IBE và tam giác IDC
có góc EIB = góc DIC (đối đỉnh)
IB = ID (cmt)
góc IBE = góc IDC (cmt)
=> tam giác IBE = tam giác IDC
c,d tự làm
a: Xét ΔADI và ΔBDI có
AD=BD
DI chung
AI=BI
Do đó: ΔADI=ΔBDI
a) Xét ΔABD và ΔEBD có
BA=BE(gt)
\(\widehat{ABD}=\widehat{EBD}\)(BD là tia phân giác của \(\widehat{ABE}\))
BD chung
Do đó: ΔABD=ΔEBD(c-g-c)
Suy ra: \(\widehat{BAD}=\widehat{BED}\)(hai góc tương ứng)
mà \(\widehat{BAD}=90^0\)(ΔABC vuông tại A)
nên \(\widehat{BED}=90^0\)
hay DE\(\perp\)BC(Đpcm)
b) Ta có: ΔBAD=ΔBED(cmt)
nên AD=ED(hai cạnh tương ứng)
Xét ΔADK vuông tại A và ΔEDC vuông tại E có
DA=DE(cmt)
\(\widehat{ADK}=\widehat{EDC}\)(hai góc đối đỉnh)
Do đó: ΔADK=ΔEDC(cạnh góc vuông-góc nhọn kề)
Suy ra: AK=EC(hai cạnh tương ứng)
c) Ta có: BA+AK=BK(A nằm giữa B và K)
BE+EC=BC(E nằm giữa B và C)
mà BA=BE(cmt)
và AK=EC(cmt)
nên BK=BC
Ta có: ΔADK=ΔEDC(cmt)
nên DK=DC(hai cạnh tương ứng)
Ta có: M là trung điểm của CK(cmt)
nên MK=MC
Ta có: BK=BC(cmt)
nên B nằm trên đường trung trực của KC(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)
Ta có: DK=DC(cmt)
nên D nằm trên đường trung trực của KC(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)
Ta có: CM=KM(cmt)
nên M nằm trên đường trung trực của KC(Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra B,D,M thẳng hàng(đpcm)
a, áp dụng định lí py-ta-go ta có:
\(AB^2+AC^2=BC^2\)
=>\(BC^2\)=64+36=100(cm)
=>BC=10cm
vậy BC=10cm
b,xét 2t.giác vuông ABE và DBE có:
EB chung
AB=BD(gt)
=>t.giác ABE=t.giác DBE(cạnh huyền-cạnh góc vuông)
c,xét 2 t.giác vuông AEF và t.giác DEC có:
AE=DE(theo câu b)
\(\widehat{AEF}\)=\(\widehat{DEC}\)(vì đối đỉnh)
=>t.giác AEF=t.giác DEC(cạnh góc vuông-góc nhọn)
=>AF=DC mà BA=BD(gt) suy ra BF=BC
d,gọi O là giao điểm của BE và CF
xét t.giác BFO và t.giác BCO có:
BF=BC(theo câu c)
\(\widehat{FBO}\)=\(\widehat{CBO}\)(theo câu b)
BO cạnh chung
=> t.giác BFO=t.giác BCO(c.g.c)
=>CO=OF =>O là trung điểm của CF(1); \(\widehat{COB}\)=\(\widehat{FOB}\)mà 2 góc này ở vị trí kề bù nên \(\widehat{COB}\)=\(\widehat{FOB}\)=90 độ =>BO\(\perp\)CF(2)
Từ (1) và (2) suy ra BE là trung trực của CF
học tốt!
a: Xét ΔBAD và ΔBKD có
BA=BK
\(\widehat{ABD}=\widehat{KBD}\)
BD chung
Do đó: ΔBAD=ΔBKD
Suy ra: \(\widehat{BAD}=\widehat{BKD}=90^0\)
hay DK\(\perp\)BC
b: Xét ΔBEC có BE=BC
nên ΔBEC cân tại B
mà BI là đường phân giác
nên BI là đường cao
a: Xét ΔABD và ΔEBD có
BA=BE
góc ABD=góc EBD
BD chung
=>ΔBAD=ΔBED
b: ΔBAD=ΔBED
=>góc BED=góc BAD=90 độ
=>ΔBED vuông tại E
c: AD=DE
DE<DC
=>AD<DC
d: AB+EF=BE+EF
mà BE+EF>BF
nên AB+EF>BF
Đề bài kiểu gì thế? Lê Thanh Thúy
a) Xét 2 \(\Delta\) \(ABI\) và \(DBI\) có:
\(AB=DB\left(gt\right)\)
\(\widehat{ABI}=\widehat{DBI}\) (vì \(BI\) là tia phân giác của \(\widehat{B}\))
Cạnh BI chung
=> \(\Delta ABI=\Delta DBI\left(c-g-c\right)\)
=> \(IA=ID\) (2 cạnh tương ứng).
b) Xem lại đề.
c) Theo câu a) ta có \(\Delta ABI=\Delta DBI.\)
=> \(\widehat{BAI}=\widehat{BDI}\) (2 góc tương ứng).
Mà \(\widehat{BAI}=90^0\left(gt\right)\)
=> \(\widehat{BAI}=\widehat{BDI}=90^0.\)
Xét 2 \(\Delta\) vuông \(IAE\) và \(IDC\) có:
\(\widehat{EAI}=\widehat{CDI}=90^0\)
\(IA=ID\left(cmt\right)\)
\(\widehat{AIE}=\widehat{DIC}\) (vì 2 góc đối đỉnh)
=> \(\Delta IAE=\Delta IDC\) (cạnh góc vuông - góc nhọn kề).
b) Vì \(BI\) là tia phân giác của \(\widehat{B}\left(gt\right)\)
=> \(BH\) là tia phân giác của \(\widehat{B}.\)
Theo câu c) ta có \(\Delta IAE=\Delta IDC.\)
=> \(AE=DC\) (2 cạnh tương ứng).
Ta có:
\(\left\{{}\begin{matrix}BA+AE=BE\\BD+DC=BC\end{matrix}\right.\)
Mà \(\left\{{}\begin{matrix}BA=BD\left(gt\right)\\AE=DC\left(cmt\right)\end{matrix}\right.\)
=> \(BE=BC.\)
=> \(\Delta EBC\) cân tại B.
Có \(BH\) là đường phân giác (cmt).
=> \(BH\) đồng thời là đường cao của \(\Delta EBC.\)
=> \(BH\perp CE\left(đpcm\right).\)
Chúc bạn học tốt!