Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa biểu tượng cây tre Việt Nam ( viết đoạn văn khoảng 5 - 7 dòng )
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cây tre Việt Nam là một tác phẩm văn học của tác giả Thép Mới,là lời bình cho bộ phim cùng tên của nhà điện ảnh Ba Lan kết hợp với điện ảnh Việt Nam.Trong bài văn,cây tre đã được miêu tả rất chân thực,gắn bó với con người và đất nước Việt Nam.Hơn nữa,nó còn thể hiện được đức tính ngay thẳng,thật thà,chính trực của công dân Việt Nam."Tre già măng mọc" luôn là hình ảnh gần gũi với thế hệ trẻ Việt Nam.Hiện nay,nhiều thế hệ trẻ đã giúp nước nhà giàu đẹp,văn minh hơn,ví dụ : Làm từ thiện,đạt thành tích cao,...Nhưng bên cạnh đó,cũng không ít thế hệ trẻ chưa thực sự tốt và nghiêm túc như sa đọa vào con đường nghiện ngập,tệ nạ xã hội,...Trong tương lai,chắc chắn rằng,thế hệ trẻ Việt Nam sẽ ngày càng phát triển hơn.Họ sẽ kiến thiết được đất nước,quê hương của mình.Họ sẽ có thể chứng minh được năng lực thực sự của bản thân.Hơn thế nữa,thế hệ trẻ sẽ có khả năng đưa đất nước Việt Nam đi lên sánh vai với các cường quốc năm châu theo lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại.Ta có thể thấy rằng thế hệ trẻ sẽ là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trong tương lai.
Hình ảnh cây tre Việt Nam trong tùy bút Cây tre Việt Nam của Thép Mới là hình ảnh tuyệt đẹp thể hiện sự gắn bó và biểu tượng cho người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam luôn coi tre là bạn, là người cũng chiến đấu, cùng tham gia sản xuất. Điều đó thể hiện sự gắn bó, mật thiết giữa cây tre và người nông dân Việt Nam. Bên cạnh đó, tre còn biểu tượng cho bản tính cương trực, ngay thẳng, tinh thần kiên trung của người dân Việt Nam. Đó là một nét đẹp trong phẩm chất, đạo đức của con người Việt Nam.
Giải thích:
- Cương trực: chỉ sự ngay thẳng, chính trực, cứng rắn
- Kiên trung: thể hiện một tinh thần kiên định, tuyệt đối trung thành.
$\LARGE{\text{Em tham khảo}}$(cre:hoc24.vn)
"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" – chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bủng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay:
"Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
TK:
Trẻ trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Trẻ là đồng chí của ta, trẻ vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dài, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của
Tham khảo
Nếu trung thực là bông hoa đẹp nhất của khu vườn nhân cách thì giản dị là mật thơm của bông hoa ấy. Giản dị là sống không cầu kì vật chất, không khoe mẽ, khoa trương, không vướng bận vào tiền bạc. Sống giản dị là sống hòa hợp với thiên nhiên và tôn trọng tự nhiên. Thiên tài và đức hạnh giống như viên kim cương: đẹp nhất là lòng trong chiếc khung giản dị. Tính giản dị giúp người ta được thanh thản, nhẹ nhàng, xóa bỏ được những ưu tư, phiền muộn. Người có đức tính giản dị thường có đời sống thanh bạch, cao quý. Nhìn bề ngoài tưởng chừng như họ đang ở trong khó khăn về vật chất không có gì là vui vẻ, hạnh phúc nhưng thực chất tâm hồn họ vô cùng an nhàn, tự do, tự tại. Họ lấy việc làm vườn làm thú vui, lấy việc đọc sách để di dưỡng tinh thần, thực hành lối sống hòa đồng cởi mở để kết nối với cộng đồng một cách bền chặt nhất. Người yêu mến lối sống giản dị là tự giải thoát mình khỏi những ràng buộc khắc nghiệt của vật chất, có thể làm chủ chính mình, sống theo cách mình mong muốn. Để rèn luyện được tính giản dị và xây dựng lối sống giản dị, trước hết bạn phải yêu lao động và siêng năng làm việc. Tiền bạc, vật chất giúp bạn thực hiện được những mong muốn, đáp ứng được những nhu cầu sống nhưng đừng quá đề cao nó. Hãy sống đạm bạc với những gì mình có, thực hành tiết kiệm, không khoe mẽ hình thức bề ngoài. Hãy học cách cảm thông và chia sẻ, giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn mà không cần báo đáp. Hãy lịch sự và tinh tế trong lời nói, cử chỉ, hành vi, tử tế với mọi người. Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Không có sự vĩ đại nào lại không có sự giản dị, lòng tốt và sự thật.
#Tham_khảo
Trẻ trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng : "Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người". Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh, để giữ gìn non sông đất nước, con người. Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc, kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẻo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy, nó nhọn hoắt như mũi tầm vong, với sức mạnh của Thánh gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước. Mai này, cho giù tre có như thế nào đi chăng nữa, tre có phát triển đến đâu cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam. Nó trở thành cây tre tinh thần, là bóng mát, là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam
Tham khảo ạ !!
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mở ra trang sử mới cho dân tộc ta, đã giải thích và suy tôn nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo mẹ lên rừng, nửa xuống biển cùng cha. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau . Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước.
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mở ra trang sử mới cho dân tộc ta, đã giải thích và suy tôn nguồn gốc thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Những chi tiết kì ảo về hình tượng bọc trăm trứng, về mẹ nòi giống Tiên, Rồng đã khiến chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình và cũng làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện. Và rồi từ bọc trăm trứng, 100 người con đã ra đời và nửa theo mẹ lên rừng, nửa xuống biển cùng cha. Dù cách xa như vậy, dù người đồng bằng hay miền núi, dù miền ngược hay miền xuôi nhưng tất cả cùng chung một dòng máu, một cội nguồn, chung mẹ cha trong một gia đình. Lời dặn dò của Lạc Long Quân đã phản ánh ý nguyện của nhân dân ta về sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau . Truyện đã đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân của mọi miền đất nước.
Một số ý cho em viết đoạn
*Vẻ đẹp của cây tre :
-Nhũn nhặn, mộc mạc, ở đâu cũng sống khỏe, cũng xanh tốt .
=> Giản dị , thích nghi với các điều kiện , hoàn cảnh khác nhau.
*Vẻ đẹp về phẩm chất :
- Ngay thẳng, can đảm, bất khuất, dù hi sinh vẫn giữ vững tinh thần.
=> Cây tre mang đầy những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam : dũng cảm , bất khuất , kiên cường.Có thể nói cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
-Thế hệ học sinh ngày nay vẫn giữ vững được những phẩm chất cao đẹp đó :
+Trang phục phù hợp , gọn gàng và tiện dụng, không quá cầu kì, loè loẹt.
+ Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; không hoa mĩ, cầu kì.
+ Hòa đồng, thân thiện với mọi người
-Nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ các bạn thích ăn chơi, đua đòi .Thậm chí một số lại xuất thân từ gia cảnh nghèo khó.
-Liên hệ bản thân : là học sinh cần xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập, giúp đỡ cha mẹ chứ không phải vui chơi, đua đòi theo các bạn.
Câu trần thuật đơn có từ là em có thể tham khảo câu sau : Ăn chơi đua đòi là không được phép , chúng ta phải phụ giúp bố mẹ , chăm chỉ học tập , dù cho gia cảnh có giàu đến mấy đi chăng nữa.
Mình đang cần gấp, mng giúp mình nhé !!!