K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong 9 tháng qua (năm 2015), cả nước đã xảy ra 16.000 vụ tai nạn giao thông, làm 6.518 người tử vong và gần 15.000 người bị thương

Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên.

 Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành - thậm chí chống người thi hành công vụ. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành pháp luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người, việc chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông phải trở thành ý thức, thói quen của mọi người dân. Vì vậy việc tìm hiểu pháp luật về giao thông là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số nội dung cơ bản quan trọng trong pháp luật về giao thông theo quy định hiện hành:

 I. Quy tắc chung khi tham gia giao thông

 1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

 2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

II. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định:

 1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

 Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

 2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

 a) Đăng ký xe;

 b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

 c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

 d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

 III. Một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông.

 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 nghiêm cấm các hành vi sau đây:

 1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

 2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

 3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

 5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

 6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

 7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

 8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

 Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

 9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

 Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

 10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ. 

11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

 12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

 13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

 14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.

 15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

 16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

 17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

 18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

 19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

 20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

 21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

 22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

4 tháng 12 2019

Hiện nay an toàn giao thông đang là một trong những vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Những khẩu ngữ như: “An toàn là bạn, tai nạn là thù”, “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà”… được giăng lên ở khắp các nẻo đường. Nó như một lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo những người đang tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình. Thế nhưng số vụ tai nạn giao thông hằng năm vẫn không hề suy giảm, ngược lại còn tăng lên rất nhiều. Cứ mỗi năm Việt Nam có tới gần một ngàn vụ tai nạn giao thông. Trong vòng một0 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần. Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về Luật Giao thông. Đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu và sáng tạo hơn, chủ động và tích cực hơn để giáo dục lớp trẻ ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Trách nhiệm này thuộc về nhà trường, gia đình và toàn xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. Tuổi trẻ chúng ta mầm sống của đất nước , là nguồn nhân lực dồi dào phát triển đất nước . Các bạn trẻ hãy ý thức rằng : " Tử thần không ở đâu xa , mà ở cạnh bên bạn trên từng cây số " Hãy quý trọng mạng sống bản thân cũng như tôn trọng sinh mạng người khác .

Chúc bạn học tốt!

4 tháng 12 2019

Với thông điệp “An toàn giao thông là trách nhiệm của mọi người, mọi nhà”, tất cả chúng ta hãy nhận thức sâu sắc về vấn đề An toàn giao thông và bằng việc làm của mình trong việc chấp hành luật giao thông, xây dựng văn hóa giao thông. Mỗi lời nói gắn với việc làm của mỗi người, tuy rất nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân, gia đình và xã hội. Chúng ta hãy luôn luôn cố gắng để hoàn thành tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trên “Mặt trận giao thông”, để đem lại hạnh phúc cho mình, cho mọi người, mọi nhà và cho toàn xã hội.

Tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông trên cả nước ta hiện nay thực sự là một thảm hoạ. Vì thế cần thiết toàn xã hội phải cùng chung sức, đồng lòng kéo giảm tai nạn giao thông. Để góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông thì mỗi người hãy tự xem mình là một cảnh sát giao thông, để vận động mọi người và nhắc nhở chính mình luôn nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông. Có như vậy thì số vụ tai nạn giao thông cũng như số người thương vong vì tai nạn giao thông mới có thể nhanh chóng kéo giảm.

Là một người tham gia giao thông tôi nhận thấy rằng chúng ta cần phải có trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn giao thông cho đất nước. Vậy mỗi chúng ta phải làm gì để thể hiện trách nhiệm cũng như để đảm bảo an toàn và hạnh phúc của mình và của mọi người trong xã hội

Là người thường xuyên tham giao giao thông, chúng ta tiếp tục nêu cao ý thức chấp hành luật giao thông, tích cực tham gia xây dựng văn hóa giao thông không chỉ bằng những lời nói mà cả bằng hành động cụ thể, thiết thực để góp phần làm giảm thiểu những thiệt hại do tai nạn giao thông gây nên.

24 tháng 8 2016

Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Khi bề trên quản giáo không nghiêm thì con trẻ dễ làm điều không đúng. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có tiếng nói chung trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về giao thông của học sinh, sinh viên. 
Không còn là chuyện trẻ con 
Hiện nay, tình trạng vi phạm giao thông đường bộ của học sinh, sinh viên ngày càng gia tăng. Khi tan trường, học sinh “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp dàn hàng ba, hàng bốn hay đi xe máy, thậm chí kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng,... đã thành “chuyện thường ngày ở huyện”. 
Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm ở Hà Nội gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm giao thông là học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh, sinh viên còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố... 
Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. 
Trách nhiệm của ai? 
Trước hiện tượng trên, một số địa phương đã có những biện pháp quyết liệt, chẳng hạn như cấm học sinh phổ thông đi xe máy đến trường. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng nên các biện pháp trên tỏ ra không hiệu quả. 
Sự thiếu ý thức của các em, trước hết có lỗi của các bậc phụ huynh. Do mải làm ăn, buôn bán, các bậc phụ huynh không dành nhiều thời gian, không quan tâm tới việc dạy dỗ con cái, không giáo dục các em ý thức chấp hành pháp luật. Nhiều bậc cha mẹ còn dung túng cho con khi mua xe mô tô cho con hoặc cho con đi xe máy đến trường khi các em chưa có giấy phép lái xe. 
Việc giáo dục ý thức công dân và giáo dục đạo đức trong nhà trường cũng không thực sự được quan tâm như trước. Kết quả thi cử của các em đã đè nặng lên vai những người làm thầy, làm cô khiến họ không còn quan tâm nhiều đến những môn không phải thi tốt nghiệp hoặc thi đại học. Mô hình giáo dục cân bằng không còn nữa, “trí dục” đã chiếm ưu thế trước “đức dục” trong các chương trình giảng dạy. Cùng với sự thay đổi của đời sống kinh tế và hệ giá trị, “Người Thầy” cũng không còn cái uy với học sinh như xưa và một bộ phận không nhỏ học sinh bỏ qua những lời răn dạy đạo đức của thầy, cô cũng là điều dễ hiểu. 
Các cơ quan nhà nước cũng không quan tâm đúng mức tới giao thông học đường. Các chế tài áp dụng đối hành vi vi phạm của các em được quy định trong văn bản pháp luật chưa đủ mạnh để răn đe; việc xử lý vi phạm không được thực hiện thường xuyên, liên tục làm mất tính giáo dục của các biện pháp xử phạt. 
Ở phạm vi toàn xã hội, việc người lớn không chấp hành các quy định của pháp luật giao thông đường bộ đã trở thành tấm gương xấu cho bọn trẻ làm theo. Không ít các trường hợp, người lớn còn kích động, cổ vũ cho những hành vi sai trái của các em như tập trung xem và hò hét khi các em đua xe trái phép. 
Đồng thuận vì thế hệ tương lai 
Muốn chấn chỉnh giao thông học đường, cần cả xã hội chung tay. Sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội không chỉ được thể hiện bằng văn bản, giấy tờ, những lời hứa suông,... mà phải bằng hành động cụ thể. Trách nhiệm của gia đình và nhà trường cũng cần phải xem xét khi không hoàn thành nhiệm vụ giáo dục các em. 
1. Đối với nhà trường, cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần điều chỉnh nội dung môn giáo dục công dân, mà một trong những nội dung trọng tâm là phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu giáo dục trước mắt. Có thể xem xét việc đưa vào giảng dạy các tình huống giao thông đã được phát trên chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của VTV1 Đài truyền hình Việt Nam để bài giảng thêm sinh động. 
Nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Hàng năm, nếu điều kiện cho phép, các trường chủ động phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi. 
Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh, sinh viên: xếp loại đạo đức trung bình đối với học sinh, sinh viên vi phạm giao thông lần một và xếp loại yếu nếu vi phạm lần hai trong cùng một năm học. 
Cần đưa kết quả giáo dục ý thức pháp luật thành một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá kết quả dạy và học của các trường, các lớp và của giáo viên. Không tôn vinh những trường, lớp hoặc giáo viên phụ trách trường, lớp có nhiều học sinh vi phạm giao thông đường bộ. 
2. Các bậc cha, mẹ cần quan tâm hơn nữa đến việc giáo dục đạo đức và ý thức pháp luật của con cái, không mua xe mô tô cho con hoặc không cho phép con đi xe mô tô đến trường. Nhà nước cũng cần quy định biện pháp xử lý nghiêm minh với các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dung túng cho các em vi phạm. Cơ quan, đơn vị công tác cũng cần có hình thức xử lý thoả đáng đối với các bậc cha mẹ là đảng viên, cán bộ, công chức dung túng hoặc tiếp tay cho con cái vi phạm giao thông như: không nâng bậc lương, không xét thi đua, không bổ vào chức vụ lãnh đạo cao hơn,... 
3. Các cơ quan nhà nước cần sửa đổi, bổ sung các quy định về xử phạt vi phạm giao thông của học sinh phổ thông, cũng như những người dung túng, tiếp tay cho các em vi phạm. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 28 Nghị định 152/2005/NĐ-CP theo hướng tăng mức xử phạt. Trong trường hợp người vi phạm không có tài sản riêng, cha mẹ hoặc người giám hộ phải chịu trách nhiệm nộp phạt theo quy định của pháp luật. 
Bổ sung xử phạt hành vi điều động hoặc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ: Các em học sinh phổ thông không thể đi xe máy đến trường nếu như những người thân không thiếu trách nhiệm hoặc dung túng. Cần phải có chế tài để buộc các bậc phụ huynh có trách nhiệm hơn đối với các em cũng như toàn xã hội. 
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 152/2005/NĐ-CP như trên, các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm giao thông để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nói chung, của học sinh, sinh viên nói riêng. Chỉ khi nào các hành vi vi phạm bị xử lý công bằng và nghiêm minh thì người dân mới tuân thủ các quy định của pháp luật. Sẽ thông báo các trường hợp vi phạm tới nhà trường nơi đang học tập hoặc địa phương nơi đang cư trú. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó nhưng có tài mà không có đức thì cũng vô dụng”. Chính vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên, mà trước hết là giáo dục ý thức công dân. Chấn chỉnh giao thông học đường không chỉ góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông, mà quan trọng hơn là giáo dục ý thức pháp luật cho thế hệ tương lai. 
Chương trình Sinh viên với an toàn giao thông mang tên "Tuổi trẻ tình nguyện vì trách nhiệm cộng đồng" do Công ty Yamaha Motor Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Báo Sinh viên Việt Nam phối hợp tổ chức cho sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng trên phạm vi toàn quốc. 
Sinh viên, học sinh là bộ phận lớn trong số các chủ thể tham gia giao thông đường bộ ở nước ta. Lái xe an toàn chính là biểu hiện tinh thần vì trách nhiệm cộng đồng của sinh viên - học sinh Việt Nam 
Chương trình hướng tới mục đích nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ và kỹ năng lái xe an toàn cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên toàn quốc, nhất là ở các thành phố lớn….

27 tháng 8 2016

Hằng năm tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người.Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn đề đáng báo động đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng.Một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của người dân trong đó thanh niên là đối tượng tham gia giao thông đông nhất hiện nay.thế nên chúng ta phải có biện pháp như thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu tai nạn giao thông đang ngày một tăng cao hiện nay. Tai nạn giao thông là sự va chạm mạnh giữa các phương tiện tham gia giao thông với nhau,gây thiệt hại nghiêm trọng  về con người và vật chất.Tai nạn giao thông có thể gây thiệt mạng và tàn tật cho con người dẫn đến mất sức lao động cho xã hội và mất mát về mặt tình cảm cho gia đình.Ngoài ra tai nạn giao thông còn gây thiệt hại của cải cá nhân và công cộng.Vậy nên hằng năm Nhà nước đã chỉ ra một số tiền không nhỏ để cải thiện tình hình,nâng cao cơ sở vật chất hay đưa ra Luật để giảm thiểu tai nạn giao thông.Nhưng đó có phải là cách khắc phục hiệu quả? Thật ra nguyên nhân sâu xa của tai nạn giao thông là sự thiếu ý thức và hiểu biết của người tham gia giao thông;trong đó học sinh,sinh viên chiếm số lượng đông nhất.Những học sinh này hoặc chưa có đủ kiến thức về an toàn giao thông hoặc chưa có ý thức chấp hành Luật.Có những học sinh biết rõ Luật nhưng cố tình vi phạm.Mặc dù biết phải dừng xe khi đèn đỏ nhưng ngược lại các học sinh này lại cố tình phóng nhanh để vượt đèn.Các học sinh ấy không biết rằng chỉ để tiết kiệm thời gian mà có thể đánh đổi mạng sống của mình.Lại có những học sinh chưa đủ tuổi điều khiển xe máy trên 50 phân khối nhưng đã đi xe đến trường,không chỉ thế các học sinh này còn tổ chức đua xe dẫn đến hậu quả đáng tiếc xảy ra.Hay có trường hợp rất phổ biến ở trường học hiện nay là học sinh đi xe đạp điện đến trường hoặc phụ huynh đưa đi không đội mũ bảo hiểm mặc dù biết đó là quy định của Nhà nước và là nội quy của nhà trường.Nhưng chúng ta biết rằng số lượng học sinh tham gia giao thông khá đông.Vào các giờ tan trường số lượng học sinh tăng lên làm cho các làn đường trở nên đông đúc,chật hẹp.Đã vậy một số học sinh còn tụ tập ở giữa cổng trường,trên các vỉa hè gây ách tắc giao thông và va chạm với các phương tiện khác dễ gây tai nạn giao thông. Vậy nên để giảm bớt những vụ tai nạn giao thông và những hiện tượng ùn tắc người tham gia giao thông cần trang bị những kiến thức về an toàn giao thông và phải được giáo dục ý thức từ trong ghế nhà trường đối với học sinh sinh viên.Nhà trường nên tổ chức những buổi tuyên truyền về Luật giao thông và những biện pháp hạn chế vi phạm Luật giao thông như cấm học sinh đến trường bằng xe có phân khối lớn hãy xem ý thức chấp hành Luật giao thông của học sinh để đánh giá đạo đức....Còn đối với các bạn học sinh sinh viên chúng ta hãy nhớ rằng chấp hành tốt Luật giao thông là bảo vệ chính bản thân mình và mọi người xung quanh.  

          Hãy chấp hành Luật an toàn giao thông để có cuộc sống của chúng ta ngày thêm nhiều niềm vui,mọi người hạnh phúc,nhà nhà hạnh phúc .Hãy nhớ rằng:''An toàn là bạn,tai nạn là thù''.Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước,là thế hệ tiên phong nhiều lĩnh vực,có sức khỏe,có tri thức,.... cần có những suy nghĩ đúng đắn và tự giác thực hiện Luật giao thông để giảm thiểu tai nạn,mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân,gia đình và toàn xã hội

28 tháng 5 2023

Tai nạn giao thông có thể phòng và tránh được, các bước phòng tránh phải đảm bảo đưa ra được: Các mức độ phòng tránh, phương thức tiếp cận chủ động và bị động, tập trung vào nhiều đối tượng và đưa ra được chiến lược có hiệu quả đối với tai nạn giao thông.

* Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức dưới nhiều hình thức khác nhau:

- Tuyên truyền phổ biến luật giao thông cho toàn xã hội.

- Tổ chức cho các em các cuộc thi tìm hiểu về luật giao thông.

- Hướng dẫn trẻ các kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.

Đi bộ:

- Qua đường an toàn:

+ Chỉ qua đường ở những nơi có đường qua đường dành cho người đi bộ (đi qua khi có đèn xanh), cầu vượt.

 

+ Khi qua đường phải có người lớn đi kèm (trẻ dưới 7 tuổi).

+ Nếu phải qua đường ở những nơi không có đường dành riêng cho người đi bộ: Dừng tại lề đường. Nghe và quan sát bên trái, bên phải rồi đi qua khi đường vắng. Vừa đi vừa nhìn đường đến khi sang được đầu bên kia an toàn.

+ Luôn đi đúng phần đường dành cho người đi bộ. Vỉa hè bên phải nếu không có vỉa hè à đi vào phần đường bên phải, càng cách xa các phương tiện giao thông càng tốt.

+ Không đi dàn hàng ngang trên đường.

+ Đi từ trong ngõ ra đường phải quan sát kỹ, không chạy nhanh ra.

Đi xe đạp:

- Đi đúng phần đường dành cho người đi xe đạp và những nơi an toàn.

- Khi đi muốn dừng phải quan sát kỹ phải trái và đằng sau; đi chậm lại và làm tín hiệu để người khác biết bạn định dừng.

- Chấp hành đúng luật lệ thông giao:

+ Dừng và đi theo tín hiệu đèn.

+ Giơ tay xin rẽ khi muốn rẽ.

+ Không đi dàn hàng ngang 3 – 4.

Đi xe ôtô và xe buýt:

- Ngồi ghế sau, đeo dây an toàn, ngồi ghế dành cho trẻ em.

- Không đùa nghịch, leo trèo trên xe (gồm cả xe buýt công cộng).

- Khi đợi đứng lùi lại 3 m hoặc 5 bước đến khi xe dừng hẳn.

- Đi vào xe theo hàng một, không chen lấn xô đẩy.

- Ngồi tại chỗ.

- Không thò đầu, tay ra ngoài.

 

- Khi ra khỏi xe, đi lên vỉa hè để lái xe thấy mình.

- Hướng dẫn người lớn cách dẫn trẻ qua đường, đèo trẻ bằng xe đạp và xe máy:

+ Trẻ dưới 6 tuổi phải ngồi trong ghế có dây an toàn.

- Xây dựng môi trường an toàn:

+ Tạo hành lang cho người đi bộ.

+ Có hệ thống biển báo nơi nguy hiểm cũng như tạo các hình thức để giảm thiểu tai nạn: như đường lánh nạn, cứu nạn; đặt các dải giảm tốc trước cổng trường học...

+ Có quy chế, qui định thời hạn sử dụng các phương tiện giao thông. Nghiêm cấm sử dụng các phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn.

+ Phối hợp với Cảnh sát giao thông tăng cường cưỡng chế thi hành luật giao thông, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như đua xe, phóng nhanh; vượt đèn đỏ, uống rượu, chất có cồn và lái xe...

Sử dụng các thiết bị an toàn

- Trang bị mũ bảo hiểm khi trẻ dùng xe đạp hoặc tham gia giao thông cùng với người lớn.

- Ghế an toàn cho trẻ em khi đi xe đạp/máy do người khác đèo.

- Thắt dây an toàn khi ngồi trên ôtô.​

 

21 tháng 1 2022

Tham khảo nhé bạn^

Bài tuyên truyền để nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn bằng xe đạp, xe đạp điện

Mỗi khi chúng ta được đọc báo, hay nghe những thông tin về tai nạn giao thông cũng khiến cho chúng ta có sự đau xót khôn nguôi. Đây là một vấn đề khá lớn đối với những đất nước đang phát triển như chúng ta. Mỗi năm hàng ngàn người bị thương vong do tai nạn giao thông. Vậy nên khi tham gia giao thông chúng ta cần phải nâng cao trách nhiệm của bản thân đặc biệt là thế hệ trẻ, những “ chủ nhân tương lai của đất nước”.

Với những học sinh trung học như chúng ta việc khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp hay xe đạp điện thì việc bảo vệ an toàn cho bản thân và cho gia đình là điều vô cùng cần thiết. Chúng ta mỗi khi tham gia giao thông cần phải tuân thủ những quy định của luật giao thông. Không đi ngược chiều, không dàn hàng hai hàng 3. Khi đến ngã ba, ngã tư có đèn xanh đèn đỏ thì cần phải dừng lại. Đi đúng đường quy định cho xe đạp và xe đạp điền. Nếu không chúng ta sẽ phải chứng kiến những tai nạn thương tâm, đó sẽ là một nỗi đau của những người thân yêu xung quanh chúng ta.

Chúng ta không những phải tham gia giao thông an toàn, mà bạn hãy là những tuyên truyền viên cho đến cho bạn bè, người thân về việc tuân thủ giao thông. Nếu khi thấy hành vi vi phạm bạn có thể khuyên, hoặc nhắc nhở họ.

9 tháng 1 2022

Ko phải môn GDC nha mn

9 tháng 1 2022

- Khẩu hiệu: “Đi đúng đường, nhường đúng lối, không dàn hàng, không vượt ẩu.”

- Bài viết tuyên truyền:

An toàn giao thông luôn luôn là một vấn đề gây nhức nhối của toàn xã hội và ‘hot’ hơn bao giờ hết là thời điểm không khí Tết đang đến gần với số vụ tai nạn giao thông ngày một báo động. Từng ngày, từng giờ trôi qua tai nạn giao thông đã cướp đi bao nhiêu sinh mệnh của mỗi người, gây ra bao thương tích, tàn phế và mang đến nỗi đau xót không thể bù đắp cho hàng ngàn người thân. Chính vì thế chúng ta cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân, đặc biệt là các bạn học sinh thế hệ trẻ - măng non của đất nước.

Với mỗi chúng ta việc bảo vệ an toàn khi tham gia giao thông đến trường bằng phương tiện xe đạp, xe đạp điện là vô cùng thiết yếu. Các bạn cần phải tuân thủ những quy định của luật giao thông đã đề ra. Đi về bên phải, đi đúng làn đường được quy định. Không đi dàn hàng ngang, buông thả tay khi đang điều khiển xe. Không đèo nhiều hơn một người và cười nói khi tham gia. Đến ngã ba, ngã tư có đèn đỏ phải dừng lại. Khi muốn rẽ sang đường cần phải giảm tốc độ, quan sát an toàn mới được rẽ sang.

Mình mong rằng qua buổi tuyên truyền này các bạn không những là người tham gia an toàn giao thông mà còn tuyên truyền cho bạn bè, gia đình để mọi người có thêm hiểu biết và tuân thủ đúng quy định. Hãy chung tay xây dựng nếp sống văn hóa giao thông, góp phần kéo giảm tai nạn giao thông và xây dựng một xã hội an toàn, lành mạnh.

(TK) 

21 tháng 1 2022

tham khảo :

Mỗi khi chúng ta được đọc báo, hay nghe những thông tin về tai nạn giao thông cũng khiến cho chúng ta có sự đau xót khôn nguôi. Đây là một vấn đề khá lớn đối với những đất nước đang phát triển như chúng ta. Mỗi năm hàng ngàn người bị thương vong do tai nạn giao thông. Vậy nên khi tham gia giao thông chúng ta cần phải nâng cao trách nhiệm của bản thân đặc biệt là thế hệ trẻ, những “chủ nhân tương lai của đất nước”. Với những học sinh trung học như chúng ta việc khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe đạp hay xe đạp điện thì việc bảo vệ an toàn cho bản thân và cho gia đình là điều vô cùng cần thiết. Chúng ta mỗi khi tham gia giao thông cần phải tuân thủ những quy định của luật giao thông, không được đi ngược chiều, không dàn hàng hai hàng. Khi đến ngã ba, ngã tư có đèn xanh đèn đỏ và đèn vàng thì cần phải dừng lại. Đi đúng đường quy định cho xe đạp và xe đạp điền. Nếu không chúng ta sẽ phải chứng kiến những tai nạn thương tâm, đó sẽ là một nỗi đau của những người thân yêu xung quanh chúng ta đó .

hihi

21 tháng 1 2022

1. Đối với những bạn đi bộ đến trường:

Khi đi ở đường làng, ngõ xóm, các bạn cần phải đi vào lề đường bên phải. Khi trời mưa to, tuyệt đối không được đi một mình, tránh đi vào khu vực ngập nước, mà chọn phần đường khô ráo để đi. Hạn chế tối đa việc đi lại khi trời đang mưa to.

2. Đối với những bạn đi bằng xe đạp đến trường:

Phải tuân thủ đúng luật giao thông, đúng quy định dành cho người đi xe đạp khi tham gia giao thông. Đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên tay phải, không được đi hàng ngang, không đánh võng, không cười đùa, không được buông thả cả hai tay khi đang điều khiển xe. Không đèo quá một người, tức là chỉ được đi tối đa hai người trên một xe đạp. Khi đến các con đường có dốc cao, không được ngồi trên xe để lên dốc hoặc lao xuống dốc mà phải xuống xe dắt bộ cho tới hết đoạn dốc mới được lên xe để tiếp tục đi. Khi muốn rẽ sang đường, phải phanh giảm tốc độ, quan sát kĩ trước sau, khi thấy đảm bảo an toàn mới được rẽ sang. Không được đi xe đạp trên sân trường, phải sắp xếp xe ngay ngắn, đúng quy định tại lán xe.

29 tháng 9 2016

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũn bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. Từ những người nông dân chân lấm tay bùn vẫn chất phác như ngày nào làm ra hạt lúa, hạt gạo phục vụ nông nghiệp, đời sống mỗi cá nhân. Hay những người bác sĩ tận tình giúp đỡ bệnh nhân, đó cũng là cử chỉ của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại, nói rộng hơn đó chính là tinh thần yêu nước. Những nhà chính trị học, bác học, thành quả của họ cũng bởi tinh thần yêu nước mà ra. Thậm chí mỗi một hành động nhỏ cũng là một phần đóng góp cho tư tưởng cao đẹp ấy. Ý thức của mỗi con người là điều được bộc lộ rõ nhất. Không vứt rác bừa bãi, giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, chăm sóc cây cối tốt tươi làm trong lành bầu khí quyển. Đó là cử chỉ cao đẹp cũng bởi mầm mống từ lòng yêu nước. Từ người già đến trẻ nhỏ đều truyền thụ cho nhau hiểu và làm theo đức tính ấy. Lòng nồng nàn yêu nước được thể hiện không phải bằng lời nói mà bằng những hành động đã giúp ích cho đất nước. Những đợt hưởng ứng phong trào như chống nạn ma tuý, tuyên truyền giữ gìn môi trường, tránh xa tệ nạn xã hội, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Đó chẳng phải là tinh thần yêu nước sao! Hay đài báo, ti vi cũng đề cao vấn đề đóng góp, cống hiến sức lực, trí tuệ cho xã hội, ủng hộ người nghèo. Những chương trình tìm hiểu đất nước, lịch sử để hiểu biết, bảo vệ giữ gìn phát huy những di sản văn hóa đa chiều của đất nước. Tất cả, tất cả cũng vì cái lí tưởng cao đẹp ấy cả. Cụ thể nhất là những người lính ngoài biên giới, hải đảo phải hi sinh hạnh phúc, xa người thân để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn vùng trời bình yên. Chính tinh thần yêu nước đã thúc giục họ. Đó là động lực đồng thời cũng là mục tiêu, niềm khởi hứng, sự hạnh phỳc đối với họ khi được bảo vệ non sông thân yêu, giữ gìn tinh thần yêu nước. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh.
Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu

 

4 tháng 10 2016

thanks you....

vui

29 tháng 12 2021

THAM KHẢO :

 

Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề nóng hổi và bức xúc của toàn xã hội. Chỉ một sơ suất nhỏ, chỉ một phút giây thôi, tai nạn giao thông sẽ gây ra đau thương mất mát cho gia đình ai đó và từng ngày, từng giờ những tai nạn giao thông vẫn đang cướp đi sinh mệnh của bao người, gây thương tích, tàn phế và đem đến nỗi đau tinh thần không gì bù đắp được cho hàng ngàn người thân của họ.

Đáng tiếc nhất đó là những tai nạn giao thông do chính những người đi bộ gây ra. Mặc dù Nhà nước đã quan tâm xây dựng nhiều công trình cho người đi bộ sang đường như cầu vượt, hầm đường bộ… nhưng nhiều người vẫn không đi đúng phần đường của mình. Vậy người đi bộ khi tham gia giao thông phải tuân thủ những quy định nào?

Điều 32, Luật Giao thông đường bộ, người đi bộ phải tuân thủ các quy tắc giao thông như sau:

1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
Nếu vi phạm, người đi bộ sẽ bị phạt theo quy định tại Điều 9, Nghị định 171/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

6 tháng 1 2022

ai vẽ giúp với được ko