- Nêu những biểu hiện của biến đổi khí hậu.
- Nêu những tác động của biến đổi khí hậu đến các mặt của đời sống.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những biểu hiện của biến đổi khí hậu: hình 2,3
- Tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống con người: hình 1,4
Tham khảo
- Biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến khí hậu, làm thay đổi các yếu tố: nhiệt độ, lượng mưa ở nước ta và gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- Biến đổi khí hậu cũng tác động lớn đến thủy văn nước ta, đặc biệt là lưu lượng nước và chế độ nước sông.
biểu hiện của biến đổi khí hậu là
lụ lụt hạn hán xảy ra thường xuyên , băng ở nam cực tang , mược nước dân lên v...v
Tham khảo
- Tác động cụ thể của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn nước ta:
+ Biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa.
+ Gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan (lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại…)
+ Làm chế độ nước sông thay đổi thất thường và làm mực nước hồ, đầm, nước ngầm hạ thấp.
- Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu:
+ Kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
+ Khai thác hợp lý và bảo vệ tự nhiên.
+ Sử dụng tiết kiệm năng lượng và nguồn năng lượng tái tạo.
Biểu hiện:
- Số cơn bão ngày càng nhiều, cường độ bão càng mạnh
- Mưa nhiều gây lũ quét ở vùng trung du và miền múi
- Thời tiết biến đổi thất thường, lũ lụt hạn hán ngày càng diễn biến phức tạp
- Đe dọa sạt lở đất các vùng ven sông, ven biển
- Xâm nhập mặn ngày càng sâu vào đất liền ở các đồng bằng
- Có nguy cơ thu hẹp diện tích đồng bằng ven biển
- Suy thoái các nguồn tài nguyên (đất, nước, sinh vật..)
- Ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Ví dụ cụ thể: trong năm 2011 vừa qua, xay ra trận lũ lụt nghiêm trọng ở ĐBSCL (từ cuối tháng 10 – tháng 11). Đây là trận lũ lớn nhất trong 1 thập kỉ qua, gây thiệt hại nặng nề cả về người và tài sản.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung; Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất; Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển; Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơđe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người; Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác; Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
Tác động của biến đổi khí hậu:
Biến đổi khí hậu đưa đến những tác động bất lợi cho sức khỏe con người với những chứng bệnh do muỗi truyền hay các loại bệnh tật từ nguồn nước dơ bẩn và thời tiết nóng bức gây nên…Tác động của biến đổi khí hậu: lên hệ thống tự nhiên và sinh thái khiến nhiệt độ tăng từ 1-2,50C, tác động đến sản xuất lương thực khiến sản lượng lương thực giảm đi, tác động đến mực nước biển khiến mực nước biển dâng cao gây ngập trên diện rộng, tác động đến công nghiệp và cư dân làm gia tăng thời tiết cực đoan đặc biệt ở những vùng nhiều thiên tai có thể gặp rủi ro và tổn thất nghiêm trọng. . . .
Tại phiên khai mạc ngày 7/4/2014 ở Berlin, kỳ họp của Nhóm làm việc thứ ba thuộc phúc trình đánh giá thứ năm về vấn đề biến đổi khí hậu tiến sĩ Rajendra Pachauri, chủ tịch của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu – IPCC đã phát biểu rằng: “Xin phép cho tôi được nhắc lại điều mà tôi đã nêu ra tại Yokohama là tác động của tình trạng biến đổi khí hậu sẽ không từ nơi nào, vùng nào trên Trái Đất hết!”
Tác động của biến đổi khí hậu tới Việt Nam:
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng bị tổn thương nghiêm trọng nhất do nước biển dâng trên toàn thế giới. Biến đổi khí hậu làm thay đổi chế độ và lượng mưa, làm các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra với tần suất và cường độ ngày càng cao hơn, gia tăng hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn, đất và nước bị nhiễm phèn nghiêm trọng. Hiện tượng triều cường, nước biển dâng diễn ra ngày càng phức tạp tại các tỉnh/thành Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Chính phủ dự báo nếu mực nước biển tăng 1 m, thì hơn 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị lụt, 10-12% dân số Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và cả nước sẽ thiệt hại 10% GDP. Hiện tượng giông, tố, lũ quét và sạt lở đất diễn ra với chiều hướng ngày càng tăng tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Sơn La, Lai Châu…Theo ông Nguyễn Thái Lai – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá: “Lũ đến sớm hơn và rút muộn hơn dẫn đến khó khăn trong việc tiêu thoát nước và bố trí phòng chống lũ lụt. Theo dự báo đến năm 2050, diện tích ngập lụt có thể chiếm tới 89% diện tích đồng bằng, tăng 20% so với diện tích ngập lũ năm 2000. Bên cạnh đó hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, phát triển kinh tế vùng đồng bằng.
Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam:
Trước những hậu quả do biến đổi khí hậu mang lại, tháng 7/2008, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu trong đó nhấn mạnh đến mục tiêu của Chương trình nhằm đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.
Cho đến nay, đã có hơn 300 văn bản có nội dung liên quan đến chính sách và hướng dẫn thực thi chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu đã được các ngành, các cấp, các địa phương ban hành. Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế và các nhà quản lý chuyên môn tại cuộc hội thảo chuyên đề do Uỷ ban KHCNMT, Viện Rosa Luxemburd Đông Nam Á phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa đều nhận định người dân chưa có sự chuẩn bị, chưa biết đến các phương án và biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bản thân và gia đình trước những tác động của thiên tai.
Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ việc các văn bản liên quan đến chính sách về đối phó với biến đổi khí hậu chưa được đặt trong bối cảnh thực tế để đánh giá toàn diện các tác động của biến đổi khí hậu, việc ứng phó chưa được thực hiện đầy đủ, chưa có hướng dẫn cụ thể của trung ương về quy trình tích hợp lồng ghép. Vấn đề quan trọng hơn nữa đó là chưa huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương – yếu tố thành công giúp nâng cao hiệu quả bền vững của Chương trình. Bên cạnh đó, việc thực thi chính sách cần phải được giải quyết xuất phát từ nhu cầu của địa phương gắn với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể trong đó chú trọng đến việc nâng cao năng lực, ưu tiên cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhiều nhất.
* Biến đổi khí hậu là :
là sự thay đổi của khí hậu trong 1 khoảng thời gian DÀI do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người
Cách phòng tránh :
- sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
- sử dụng phương tiên giao thông công cộng
- hạn chế dùng túi ni - long
- tích cực trồng cây xanh ; bảo vệ rừng .....
ứng phó với biển đổi khí hậu :
+ trước khi thiên tai xảy ra cần có biện pháp chủ động phòng ngừa
+ khi thiên tai xảy ra cần theo dõi ĐỂ ứng phó kịp thời
+ sau khi đã qua thì nhanh chóng khắc phục hậu quả
+....
https://hoc247.net/lich-su-va-dia-li-6/bai-17-thoi-tiet-va-khi-hau-bien-doi-khi-hau-l10533.html#:~:text=a.%20Bi%E1%BB%83u%20hi%E1%BB%87n,ch%E1%BB%91ng%20d%E1%BB%8Bch%20b%E1%BB%87nh%2C%E2%80%A6).
ở đây chỉ có toán, anh và văn
- Biểu hiện : thời tiết diễn biến khác thường,..
- Tác động : tổn hại đến mùa màn, thiếu nơi sinh sống, ko có lương thực, ...