K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2019

còn thức ak

Phân bón là thức ăn cung cấp cho  cây

Có 3 loại phân bón

+ hữu cơ

+ vi sinh

+ hóa học

15 tháng 10 2021

- Tác dụng: Phân bón cung cấp dinh dưỡng, chất hữu cơ, các vi sinh vật có lợi cho đất, cải tạo đất hiệu quả, tăng độ phì nhiêu của đất.

- Các cách bón phân:

- Căn cứ vào thời kì bón phân, chia ra:

   + Bón lót

   + Bón thúc

- Căn cứ vào hình thức bón phân:

   + Bón vãi

   +Bón theo hàng

   + Bón hốc

   + Phun trên lá

- Cách bảo quản các loại phân bón:

 - Đối với các loại phân hoá học, để đảm bảo chất lượng cần phải bảo quản tốt bằng các biện pháp sau:

   + Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao bọc bằng gói nilong.

   + Để nơi cao ráo, thoáng mát.

   + Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.

 - Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.

16 tháng 10 2021

Phân bón là các thành phần dinh dưỡng được con người cung cấp cho cây trồng thông qua rễ hoặc lá giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, nâng cao năng suất. Là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm(N), lân(P), và kali(K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng…-

Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng. Sử dụng phân bón cân đối hợp lý sẽ thúc đẩy các quá trình sinh trưởng của cây, đẻ nhánh, cành lá phát triển, thúc đẩy cây ra hoa nhiều và đồng loạt, tỷ lệ đậu quả cao. Tạo điều kiện rễ phát triển, rễ ăn sâu, rộng giúp hạn chế đổ ngã. Tăng sức đề kháng và  khả năng chống chịu của cây trồng.

Ngoài việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết, phân bón còn tác động đến toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp. Phân bón thúc đẩy các quá trình như phân hủy, chuyển hóa các chất….tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, phân giải các chất khó hấp thu thành các chất dễ hấp thu, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.

Nếu thiếu hụt phân bón cây trồng sẽ không phát triển hay phát triển kém. Cây còi cọc, khả năng đẻ nhánh thấp, cành lá ra ít, lá nhỏ, lá vàng, không ra hoa hoặc ra hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, bộ rễ kém phát triển, dễ bị sâu bệnh tấn công, khả năng chống chịu kém đối với các yếu tố bất lợi.

Một cây trồng sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh tạo tiền đề cho một vụ mùa năng suất cao. Nên việc sử dụng phân bón đầy đủ cân đối để đạt năng suất cao nhất là rất quan trọng. Tuy nhiên, phân bón với cây trồng chỉ cần vừa đủ không được dư thừa hay thiếu.

Vậy nên cần nắm rõ nhu cầu của dinh dưỡng của từng giống cây, từng loại cây trồng. Nếu thừa hay thiếu đều có tác dụng ngược lại đều gây ảnh hưởng xấu. Cây trồng kém phát triển, không ra hoa hoặc ra hoa ít, tỷ lệ đậu quả thấp, hiện tượng rụng hoa, trái non sinh lý nhiều, xảy ra hiện tượng năm được năm mất mùa giảm sút năng suất một cách nghiêm trọng.

Phân bón ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng, quan trọng nhất là giai đoạn trước ra hoa và nuôi quả/trái. Giai đoạn này là thời kỳ quyết định đến số lượng và chất lượng ra hoa. Việc bón phân để cung cấp đủ các dưỡng chất vào giai đoạn này sẽ giúp cây ra hoa to, hoa nhiều, đồng loạt, khả năng đậu quả cao.

Giai đoạn cây nuôi trái/quả việc bón phân cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ thúc đẩy quá trình tích lũy các chất hữu cơ (tinh bột, protein, đường,…) giúp trái/quả to, nặng ký, trái đồng đều, kể cả với những loại giống tốt cũng chỉ đạt năng suất cao khi sử dụng phân bón cân đối, hợp lý.

 

23 tháng 10 2021

6.

Hướng đến phát triển bền vững với môi trường, thảm thực vật trong xanh, lành mạnh.Đảm bảo được nguồn lương thực, thực phẩm đầy đủ cho con người: các loại cây ăn quả, rau cũ, lúa gạo, thịt cá…Bên cạnh đó, do dân số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu cao về nhà ở và các công trình công cộng, dẫn đến quỹ đất cũng ngày càng thu hẹp lại. Vì vậy cần phải sử dụng đất hợp lý để hướng đến cho thế hệ tương lai.
20 tháng 11 2021

a)

- Phân bón là gì? Phân bón là những chất, hợp chất được đưa vào đất để làm tăng độ phì nhiêu của đất làm thức ăn cho cây trồng. Chúng chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển cho năng suất cao. Phân bón là “thức ăn” do con người bổ sung cho cây trồng.

Phân bón được chia làm 3 nhóm chínhphân hữu cơ, phân hóa học (phân vô cơ) và phân vi sinh, với sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là những sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng.

Phân bón giúp: Giúp cây cối tươi tốt, khỏe mạnh. Làm tăng độ phì nhiêu của đất. Tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.

b)

I. Cách bón phân

Bón phân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. 

- Căn cứ vào thời kỳ bón: người ta chia ra làm bón lót và bón thúc.

 

+ Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. Bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.

+ Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

- Căn cứ vào hình thức bón người ta chia làm các cách:

+ Bón vãi.

+ Bón theo hàng.

+ Bón theo hốc.

+ Phun trên lá.

- Mỗi cách bón đều có ưu, nhược điểm riêng.

Cách bónƯu điểmNhược điểm
Bón vãi (rải) (Hình 9)Dễ thực hiện, ít công thực hiện; chỉ cần dụng cụ đơn giảnPhân bón dễ bị chuyển thành chất khó tan do tiếp xúc nhiều với đất
Bón theo hàng (Hình 8)Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giảnPhân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất
Bón theo hốc (Hình 7)Cây dễ sử dụng, chỉ cần dụng cụ đơn giảnPhân bón có thể bị chuyển thành chất khó tan do có tiếp xúc với đất
Phun trên lá (Hình 10)Cây dễ sử dụng; phân bón không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đấtCần có dụng cụ, máy móc phức tạp

. Bảo quản các loại phân bón thông thường

- Đối với các loại phân hoá học, để đảm bảo chất lượng cần phải bảo quản tốt bằng các biện pháp sau:

+ Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao bọc bằng gói nilong.

+ Để nơi cao ráo, thoáng mát.

+ Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.

- Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.

 

 

20 tháng 11 2021

wao

19 tháng 11 2021

?

19 tháng 11 2021

bạn đang hỏi gì vậy?

???:D

13 tháng 12 2021

Tham Khảo:

C2:

 

Biện pháp sử dụng đất

Mục đích

Thâm canh tăng vụ

Không bỏ đất hoang

Chọn cây trồng phù hợp với đất

Vừa sử dụng đất vừa cải tạo đất
 

Tăng sản lượng thu được

Không để đất trống giữa 2 vụ thu hoạch

Cây sinh trưởng tốt, phát triển cho năng suất cao

Để sớm có thu hoạch
 

 

Biện pháp cải tạo đấtMục đíchÁp dụng cho đất

Cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơLàm ruộng bậc thangTrồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanhCày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyênBón vôiTăng  bề dày lớp đất trồngHạn chế xói mònTăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôiRửa phènGiảm độ chua của đấtĐất xám bạc màuĐất đồi dốcĐất dốc và các vùng đất để cải tạoĐất phènĐất chua 
13 tháng 12 2021

câu 1:

+ Đất trồng là lớp bề mặt tươi xốp của vỏ trái đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm nông sản

Vai trò của đất trồng

Đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống của cây trồng vì đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.

+ Thành phần chính của đất trồng:

- Phần rắn: Gồm thành phần hữu cơ và thành phần vô cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây

- Phần lỏng: Cung cấp nước cho cây.

- Phần khí: Gồm oxi, nitơ và CO2 cung cấp cho cây

+ Tính chất chính cả đất:

- Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng,

- Có độ chua, độ kiềm, và độ phì nhiêu

- Thành phần cơ giới của đất

 

 

 1. Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.- Mục đích của việc bón phân.- Các cách bón phân căn cứ vào thời kì bón.- Các cách bón phân căn cứ vào hình thức bón.- Ưu/nhược điểm của các cách bón phân: bón vãi, bón theo hàng, vào hốc, phun trên lá.- Kể tên một số loại cây trồng áp dụng cách: bón vãi, theo hàng, vào hốc, phun trênlá. (Tìm hiểu thêm một số loại cây trồng cụ thể)- Cách sử dụng các loại phân...
Đọc tiếp

 

1. Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.
- Mục đích của việc bón phân.
- Các cách bón phân căn cứ vào thời kì bón.
- Các cách bón phân căn cứ vào hình thức bón.
- Ưu/nhược điểm của các cách bón phân: bón vãi, bón theo hàng, vào hốc, phun trên lá.
- Kể tên một số loại cây trồng áp dụng cách: bón vãi, theo hàng, vào hốc, phun trên
lá. (Tìm hiểu thêm một số loại cây trồng cụ thể)
- Cách sử dụng các loại phân bón thông thường (loại nào thường sử dụng bón lót/
bón thúc).
- Cách bảo quản các loại phân bón hóa học và phân chuồng. Lưu ý: vì sao không
nên để lẫn lộn phân bón hóa học với nhau.
2. Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
- Vai trò của giống cây trồng.
- Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng: chọn lọc, lai, gây đột biến. Ưu/nhược
điểm của các phương pháp đó.
3. Sản xuất và bảo quản giống cây trồng.
- Những loại cây trồng thường được sản xuất bằng phương pháp: sản xuất giống cây
trồng bằng hạt, giâm cành, chiết, ghép.
- Các phương pháp nhân giống cây trồng vô tính (cách thực hiện).
4. Sâu bệnh hại cây trồng.
- Khái niệm côn trùng, vòng đời của côn trùng, biến thái ở côn trùng; bệnh cây.
- Đặc điểm 2 kiểu biến thái ở côn trùng.
- Vai trò thực tiễn của côn trùng (tìm hiểu thêm một số loài côn trùng cụ thể).
- Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại.

0
1. Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.- Mục đích của việc bón phân.- Các cách bón phân căn cứ vào thời kì bón.- Các cách bón phân căn cứ vào hình thức bón.- Ưu/nhược điểm của các cách bón phân: bón vãi, bón theo hàng, vào hốc, phun trên lá.- Kể tên một số loại cây trồng áp dụng cách: bón vãi, theo hàng, vào hốc, phun trênlá. (Tìm hiểu thêm một số loại cây trồng cụ thể)- Cách sử dụng các loại phân bón...
Đọc tiếp

1. Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.
- Mục đích của việc bón phân.
- Các cách bón phân căn cứ vào thời kì bón.
- Các cách bón phân căn cứ vào hình thức bón.
- Ưu/nhược điểm của các cách bón phân: bón vãi, bón theo hàng, vào hốc, phun trên lá.
- Kể tên một số loại cây trồng áp dụng cách: bón vãi, theo hàng, vào hốc, phun trên
lá. (Tìm hiểu thêm một số loại cây trồng cụ thể)
- Cách sử dụng các loại phân bón thông thường (loại nào thường sử dụng bón lót/
bón thúc).
- Cách bảo quản các loại phân bón hóa học và phân chuồng. Lưu ý: vì sao không
nên để lẫn lộn phân bón hóa học với nhau.
2. Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
- Vai trò của giống cây trồng.
- Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng: chọn lọc, lai, gây đột biến. Ưu/nhược
điểm của các phương pháp đó.
3. Sản xuất và bảo quản giống cây trồng.
- Những loại cây trồng thường được sản xuất bằng phương pháp: sản xuất giống cây
trồng bằng hạt, giâm cành, chiết, ghép.
- Các phương pháp nhân giống cây trồng vô tính (cách thực hiện).
4. Sâu bệnh hại cây trồng.
- Khái niệm côn trùng, vòng đời của côn trùng, biến thái ở côn trùng; bệnh cây.
- Đặc điểm 2 kiểu biến thái ở côn trùng.
- Vai trò thực tiễn của côn trùng (tìm hiểu thêm một số loài côn trùng cụ thể).
- Mt s du hiu khi cây trng b sâu bnh phá hi.

 

0