K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 11 2019

k sai cho tui nha hihihiihihihihhihihihihiihhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

15 tháng 11 2019

Yuri Gagarin - người đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất đã có lần tâm sự: "Sau khi bay vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ, tôi thấy hành tinh của chúng ta đẹp biết bao. Các bạn ơi, hãy cùng bảo vệ và làm cho vẻ đẹp này thêm tươi sắc, chứ đừng hủy hoại nó nhé!".

Thế nhưng, Trái Đất tươi đẹp với 3 phần 4 là biển và đại dương đang bị xâm hại nghiêm trọng. Thay vì cố gắng tìm một hành tinh khác có sự sống trong dải ngân hà, tại sao chúng ta lại không cứu lấy Trái Đất nhỉ?

Và việc đầu tiên cần làm là lắng nghe tiếng gọi của biển xanh.

Biển như người mẹ cung cấp cho con người rất nhiều thứ, từ nguồn lợi du lịch, khoáng sản, hải sản, giao thông… nhưng biển chưa bao giờ đòi hỏi loài người phải trả lại cho biển điều gì cả. Ngược lại, con người đối xử bất công và thực sự vô ơn. Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra Trái Đất nóng lên, băng từ hai cực tan ra, mực nước biển ngày càng dâng lên. Phải mất hàng trăm năm con người mới nhận ra nguồn hải sản đang cạn kiệt, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và khi cá chết ở nhiều nơi, người ta mới giật mình tự hỏi hình như nước biển đang ô nhiễm.

Đại dương mênh mông cũng đáp trả con người bằng những hành động giận dữ. Không gì khác đó chính là sự biến đổi khí hậu. Khi chiến thắng trong một hạng mục của giải thưởng OSCAR, diễn viên Leonardo vẫn không quên truyền đi một thông điệp tới cả thế giới: “Chiến thắng này cũng là một cơ hội quan trọng để mọi người chú ý nhiều hơn đến tình trạng biến đổi khí hậu và thúc đẩy hành động của chính chúng ta”.

Những mùa đông băng giá hơn, mùa hè nắng nóng hơn khắc nghiệt hơn. Mực nước biển dâng lên làm xâm nhập mặn đất nhiễm phèn, ảnh hưởng cả một nền nông nghiệp. Những cơn bão hay sóng thần thường xuyên hơn dữ dội hơn bao giờ hết, nó cuốn trôi cả con người và mọi thứ trên đường đi của mình.

Nhiều người vẫn không thể quên được lời nói xúc động của cô bé 6 tuổi trước khi buông tay mẹ và bị cơn bão Haiyan cuốn đi: "Mẹ, mẹ hãy buông con ra. Mẹ hãy tự cứu lấy mình". Phải chăng đã đến lúc con người phải tự cứu lấy chính mình trước khi quá muộn.

Vì lợi nhuận kinh tế, con người sẵn sàng hủy hoại môi trường biển. Có người vì lợi nhuận nhỏ bán hàng ngay tại bãi biển các khu du lịch tiếp tay cho du khách xả rác vô điều kiện. Có người vì lợi nhuận lớn hơn thảm sát cá bằng các phương tiện hủy diệt. Có người vì lợi nhuận lớn hơn nữa sẵn sàng xả thải trực tiếp các chất hóa học độc hại xuống biển. Thực chất, chúng ta đang vay nặng lãi để thế hệ con cháu phải gánh chịu món nợ của cha ông. Bạn thu được 1 đồng từ việc xâm hại biển bạn phải mất hàng nghìn lần như thế để cải thiện lại môi trường. 

Bộ phim "Mỹ nhân ngư" lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ tích nhưng lại đem đến một thông điệp rất sâu sắc: "Khi thế giới này chẳng còn đến một giọt nước sạch, một luồng không khí trong lành thì tiền còn nghĩa lý gì?".

Tôi có một niềm tin sâu sắc về hiệu ứng cánh bướm, rằng “Một con bướm có thể vỗ cánh trên một bông hoa Trung Quốc và gây ra một cơn bão ở biển Caribbean”.

Một hành động dù nhỏ cũng có thể tạo nên sức lan tỏa rộng lớn như những cơn bão. Thay vì kêu cứu, bức xúc hộ biển xanh, biển tự biết cách bức xúc theo cách của mình. Hãy bắt tay ngay vào hành động.Một cây xanh bạn trồng ở đất liền cũng có thể khiến đại dương xa xôi bình yên hơn. Từ chối sử dụng túi nilon khi mua hàng cũng có thể khiến thế giới thoát khỏi thảm cảnh là một biển rác. Hay tiết kiệm một giọt nước ngọt cũng là cách để biển không phải rơi nước mắt, biển quá mặn rồi.

Bạn đừng xả rác, lãng phí năng lượng, chặt phá cây xanh rồi sau đó tự hào vì đã gửi vài trăm nghìn đồng hỗ trợ nạn nhân bão lụt. Các công ty đừng xả thải trực tiếp ra môi trường rồi sau đó dành tiền hỗ trợ những nông dân là nạn nhân do hành động của chính họ gây ra.

Biển sẽ mãi bao bọc chở che con người khi con người biết lỗi và sẵn sàng sửa lỗi. Sau ồn ào biển nhất định dịu êm. Văng vẳng đâu đây một viễn cảnh tươi sáng hơn trong giai điệu bài Biển hát chiều nay (nhạc sĩ Hồng Đăng):

Qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng.

Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương.

Biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương...

#Trang

Nội dung đoạn trích trên là một lời khuyên nói về chúng ta cần bảo vệ trái đất khỏi sự ô nhiễm của túi nilon và khuyến cáo mọi người ko nên dùng túi nilon

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
28 tháng 12 2022

Câu chủ đề này có thể đặt ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn tùy vào cách triển khai đoạn văn của em.

Nội dung đoạn:

- Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ bao bì ni lông thế nào?

- Ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường ngày nay ra sao?

- Vì sao nói bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta?

CM
29 tháng 12 2022

   Em tham khảo đoạn văn dưới đây nhé!

   Hiện nay, việc sử dụng bao bì ni lông vẫn là vấn đề nóng cần được quan tâm và giải quyết triệt để. Không chỉ tác động xấu đến sức khỏe con người, bao bì ni lông còn gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Khi đốt túi nilon sẽ tạo ra khí thải có chứa chất độc Dioxin và Furan, gây ô nhiễm không khí. Không biết bao nhiêu sông, hồ, biển ngập tràn rác, gây ô nhiễm môi trường nước và đe dọa tính mạng các loài động, thực vật. Theo nghiên cứu thì phải mất từ 500 - 1000 năm thì túi nilon mới bị phân hủy trong môi trường tự nhiên. Và nếu với cứ đà sản xuất và sử dụng túi ni lông như hiện nay thì sẽ đến một ngày trái đất của chúng ta sẽ ngập trong túi ni lông.

23 tháng 4 2021

1) cảm thán : trời ơi
2)gọi đáp: thưa ông
3)tình thái : chả nhẽ
4)phụ chú : ngôi nhà chung của chúng ta
5)cảm thán : ôi
6)phụ chú:bạn thân nhất của tôi
7)tình thái : có lẽ
8)cảm thán :ạ

2 tháng 6 2021

​1. Trời ơi (cảm thán)

2. Thưa ông (gọi đáp)

3. Chả nhẽ (tình thái)

4. Ngôi nhà chung của chúng ta (phụ chú)

5. Ôi (cảm thán)

6. Bạn thân nhất của tôi (phụ chú)

7. Có lẽ (tình thái)

8. Ông giáo ạ. (gọi đáp)

17 tháng 12 2018

Môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng do rác thải từ túi ni lông. Túi nilông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề. Ý thức sử dụng bao bì ni lông của con người rất bừa bãi, thiếu trách nhiệm. Sử dụng tràn lan, quá tải, làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường tử bao bì ni lông mới trở nên trầm trọng như thế. Vì vậy, việc đầu tiên chúng ta cần làm là nâng cao ý thức sử dụng bao bì ni lông của mỗi người, nếu có thể thay thế túi ni lông bằng vật liệu nào khác thì rất tôi. Ví dụ, khi sử dụng các túi đựng nhất là gói thực phẩm, các bạn hãy dùng các vật liệu thay thế như giấy, lá. Chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người xung quanh về tác hại của túi nilông đối với môi trường và cùng nhau thay đổi thói quen xấu này.

- Trợ từ: nhất

17 tháng 4 2022

Trước tiên em sẽ viết lá thư gởi đến các vị nhà giàu hỏi câu hỏi này ạ !

16 tháng 4 2021

Chúng ta sẽ tuyên truyền, VD như : 

Chuỗi hoạt động bổ ích

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nhức nhối của xã hội hiện đại, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sống của người dân. Tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh khiến không khí không còn trong lành, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, lượng rác thải xả ra môi trường mỗi ngày tăng lên theo cấp số nhân. Những cánh rừng dần bị tàn phá, diện tích đất dành cho cây xanh trong nội đô các thành phố cũng bị thu hẹp…

Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại, ô nhiễm môi trường còn là mối đe dọa với thế hệ tương lai. Ý thức sâu sắc mối nguy hiểm này, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) phát động chiến dịch Màu xanh cuộc sống - Green For Life với rất nhiều hoạt động thiết thực, thú vị.

 

Vietcombank mong muốn thông qua chiến dịch góp phần thay đổi nhận thức, thói quen của cộng đồng đặc biệt là giới trẻ với việc bảo vệ môi trường sống.

Có mặt tại 11 trường tiểu học trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, Vietcombank đã cho lắp đặt các thùng rác phân loại và phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động ngoại khóa sôi nổi. Trong mỗi buổi ngoại khóa, các em nhỏ sẽ được chơi các trò chơi bổ ích như ghép tranh liên quan đến môi trường, thực hành phân loại rác thải vô cơ và hữu cơ để hiểu rõ loại rác nào có thể phân hủy được, loại rác nào cần phải xử lý trước khi tái chế… Thông qua chuỗi hoạt động bổ ích, Ban tổ chức chiến dịch khéo léo truyền cảm hứng bảo vệ hành tinh xanh tới thế hệ tương lai.

 

Các em học sinh hào hứng tham gia trò chơi ghép tranh trong buổi ngoại khóa do Vietcombank cùng nhà trường phối hợp tổ chức.

Song song với các hoạt động tại trường học, Green For Life mang tới một sân chơi trực tuyến giàu tính sáng tạo trên mạng xã hội giúp lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường một cách tự nhiên trong cộng đồng.

Hoạt động mở màn là minigame phân loại rác thải trên Fanpage chính thức của Vietcombank. Cuộc thi thu hút hơn 900 người chơi cùng hàng trăm lượt chia sẻ và phản hồi tích cực từ cộng đồng.

Tiếp theo là cuộc thi viết Cuộc sống xanh quanh tôi diễn ra từ ngày 11/01/2017 đến ngày 05/02/2017. Tham gia cuộc thi, các cá nhân vừa được tái hiện lại thực trạng môi trường sống xung quanh mình đồng thời đóng góp sáng kiến để giúp môi trường xanh-sạch-đẹp hơn mỗi ngày.

Sau cuộc thi viết, mọi người đã được thực hành phân loại rác thải với trò chơi online Green For Life. Người chơi chỉ cần vào Fanpage của Vietcombank, lựa chọn Tab game online, nhấn nút “Bắt đầu” rồi kéo rác vào đúng loại thùng cần phân loại. Với các thao tác đơn giản, hình ảnh trực quan sinh động, game online của chiến dịch giúp người chơi phân biệt rõ ràng đâu là rác thải hữu cơ, đâu là rác thải vô cơ, tăng cường nhận thức về việc bảo vệ môi trường.

 

Game phân loại rác thải “Green For Life” nhận được rất nhiều sự quan tâm trên mạng xã hội Facebook với hàng nghìn lượt chơi mỗi ngày.

Giúp các cá nhân tìm ra giải pháp bảo vệ môi trường

Chiến dịch còn giúp các cá nhân có cái nhìn rõ nét về quá trình môi trường sống bị tàn phá theo thời gian với Video “Sự biến mất của màu xanh”. Sinh động và ngắn gọn trong hai phút, video chỉ ra những nguyên nhân khiến màu xanh dần dần biến mất trên những dải đất thân thương của chúng ta, đó là khi quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh, là khi các nhà máy mọc lên ngày một nhiều, là khi con người quá phụ thuộc vào túi nilong, vào các loại khí đốt… Tuy nhiên, bất cứ ai cũng có thể góp phần cứu lấy màu xanh của trái đất thông qua những hành động nhỏ như bảo vệ cây xanh, tiết kiệm năng lượng, vứt rác đúng nơi quy định…

để mn hiểu đc tầm quan trọng của nó*