K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 10 2021

BẠN THAM KHẢO NHA !

a)Văn bản thuyết minh là một thể loại văn bản thông dung được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, hậu quả của sự vật, hiện trượng trong đồi sống xã hội bằng việc kết hợp nhiều phương thức trình bày, giải thích

b)Đặc điểm chính văn bản thuyết minh

Cung cấp tri thức khách quan về nhiều vấn đề, sự vật, sự việc trong đời sống thực. Nó có phạm vi sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống. Cách trình bày phải rõ ràng, ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.

c)Yêu cầu khi viết một văn bản thuyết minh

– Cần nắm chắc những đặc điểm và tính chất của sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh; – Khi viết bài, người viết cần làm nổi bật các đặc điểm chính của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh sao cho việc truyền tải thông tin đến người đọc một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất.

d)Các phương pháp thuyết minh. - Ngoài các phương pháp thuyết minh (nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích) còn có những phương pháp như thuyết minh bằng cách chú thích; thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả.

hok tốt ~~~

                  Giúp tớ với các cậu ơi:< Câu 1. Thế nào là truyện truyền thuyết? Nêu các đặc điểm cơ bản của truyện truyền thuyết?Câu 2. Thế nào là văn bản thông tin? Nêu các đặc điểm cơ bản của văn bản thông tin?Câu 3. Thế nào là truyện cổ tích? Nêu các đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích?Câu 4. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích khác nhau ở điều cơ bản nào?Câu 5. Thế nào là văn bản nghị...
Đọc tiếp

                  Giúp tớ với các cậu ơi:<

 Câu 1. Thế nào là truyện truyền thuyết? Nêu các đặc điểm cơ bản của truyện truyền thuyết?

Câu 2. Thế nào là văn bản thông tin? Nêu các đặc điểm cơ bản của văn bản thông tin?

Câu 3. Thế nào là truyện cổ tích? Nêu các đặc điểm cơ bản của truyện cổ tích?

Câu 4. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích khác nhau ở điều cơ bản nào?

Câu 5. Thế nào là văn bản nghị luận? Nêu các yếu tố cơ bản trong văn bản nghị luận?

Câu 6. Thế nào là đoạn văn, văn bản? Nêu rõ các yêu cầu hình thức của đoạn văn, văn bản?

Câu 7. Thế nào là văn bản thông tin? Nêu các yếu tố và cách triển khai văn bản thông tin?

Câu 8. Nêu khái niệm văn bản đa phương thức?

2
19 tháng 4 2022

tham khảo

1.Khái niệm truyền thuyếttruyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường  kết thúc mở.

2.Văn bản thông tin là văn bản được viết để truyền đạt thông tin, kiến thức. Loại văn bản này rất phổ biến, hữu dụng trong đời sống. Nó bao gồm nhiều thể loại: thông báo, chỉ dẫn, mô tả công việc, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, lịch biểu,  sở dữ liệu, hợp đồng quảng cáo, các văn bản hành chính, từ điển, bản tin

3.Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc như : mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng… + Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện  một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.

5.Bài văn nghị luận thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ, luận điểm, lập luận trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.

8.Khái niệm Văn bản đa phương thức (multimodality texts) chỉ loại văn bản trong đó có sự phối hợp phương tiện ngôn ngữ và các phương tiện khác như kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ, hình ảnh, âm thanh… lần này cũng được chú ý cả trong đọc hiểu và tạo lập.

mik chỉ lm đc mấy câu này thoi:)

19 tháng 4 2022

Tớ cảm ơn cậu nhiều nhéyeu

12 tháng 4 2019

Văn bản thuyết minh Ngã ba Đồng Lộc

- Kiến thức:

   + Vị trí địa lý của Ngã ba Đồng Lộc

   + Về tập thể 10 cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ san lấp hố bom, đào hầm, đảm bảo an toàn giao thông

   + Cô gái La Thị Tám đầy nhiệt tình cách mạng, dũng cảm và mưu trí.

- Phương pháp thuyết minh

   + Liệt kê: kể tên việc làm của 10 cô gái thanh niên xung phong.

   + Phương pháp nêu ví dụ: "ba lần bị bom nổ vui lấp… giao thông thông suốt"

   + Phương pháp dùng số liệu: "Ngày 24/7/ 1968… hơi thở cuối cùng"

23 tháng 5 2017

a, Văn bản “Đền Ngọc Sơn và hồn thơ Hà Nội” thuyết minh về một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội- đền Ngọc Sơn. So với các văn bản thuyết minh ở phần trên, văn bản này vừa khác ở đối tượng, vừa khác ở nội dung (tập trung vào đặc điểm kiến trúc và ngợi ca vẻ đẹp nên thơ của đền Ngọc Sơn, đồng thời bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với di sản văn hóa)

b, Tóm tắt cảnh Tháp Bút, Đài Nghiên:

Đến thăm đền Ngọc Sơn, hình tượng kiến trúc đầu tiên ấn tượng là Tháp Bút, Đài Nghiên. Tháp Bút dựng trên núi Ngọc Bội, đỉnh tháo có ngọn bút trỏ lên trời xanh, trên mình tháp có ba chữ: “tả thanh thien” (viết lên trời xanh) đầy kiêu hãnh. Cạnh Tháp Bút là cổng dẫn tới Đài Nghiên. Gọi là “Đài Nghiên” bởi cổng mang hình tượng “cái đài” đỡ “nghiên mực” được tạc bằng đá đặt trên đầu ba chú ếch với ý “ao nghiên, ruộng chữ”. Phía sau Đài Nghiên là cầu Thê Húc nối sang Đảo Ngọc, nơi tọa lạc ngôi đền thiêng giữa rì rào sóng nước.

21 tháng 11 2019

Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.

Cụ thể:

- Tự sự: trình bày sự việc

- Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.

- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.

- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm

- Biểu cảm: bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc.

- Điều hành: Văn bản mang tính chất hành chính – công vụ.

22 tháng 12 2021

Các kiểu văn bản trên khác nhau ở hai điểm chính : Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.

Cụ thể:

- Tự sự: trình bày sự việc

- Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật, hiện tượng và tái hiện đặc điểm của chúng.

- Thuyết minh: Cần trình bày những đối tượng thuyết minh càn làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.

- Nghị luận: Bày tỏ quan điểm

28 tháng 11 2018

a) Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

b)

-Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi tính khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.

- Văn bản thuyết minh được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ .

c)

Các phương pháp

- Nêu định nghĩa, giải thích

- Phương pháp liệt kê

- Phương pháp nêu ví dụ

- Phương pháp dùng số liệu

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân loại, phân tích

28 tháng 11 2018

a. Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.

b. Đặc điểm của văn bản thuyết minh:

- Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi tính khách quan, xác thực, hữu ích cho con người.

- Văn bản thuyết minh được trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ

c. Các phương pháp thuyết minh:

- Nêu định nghĩa, giải thích

- Phương pháp liệt kê

- Phương pháp nêu ví dụ

- Phương pháp dùng số liệu

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân loại, phân tích.

17 tháng 6 2018

- Đặc điểm của văn bản tự sự: kể lại, trình bày lại sự việc, câu chuyện một cách có trình tự, ...

- Đặc điểm của văn bản thuyết minh: Giới thiệu một số nét cơ bản về đối tượng để thuyết phục người nghe theo quan điểm của người viết.

- Đặc điểm của văn bản nghị luận: Dùng lí lẽ, và thực tế để phân tích, chứng minh, bình luận, ... một vấn đề thuộc văn học hay đời sống.

- Sở dĩ cần kết hợp các loại văn bản này vì chúng có quan hệ hữu cơ trong thực tế, và vì khi viết, nếu có kết hợp, chất lượng bài viết sẽ tốt hơn.

13 tháng 9 2018

Đặc điểm của truyền thuyết :

- Là loại truyện dân gian 

- Kể về các nhân vật lịch sử và sự kiện có liên quan đến lịch sử 

- Thường có yếu tố hoang đường , kì ảo

- Thể hiện thái độ , cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và về sự kiện lịch sử .

TK MIK NHA

3 tháng 6 2018

Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Thơ hai- cư của Ba- sô: tiểu sử, sự nghiệp của Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ Hai-cư

b, Bố cục 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu... M.Si- ki (1867- 1902): Tóm tắt tiểu sử, giới thiệu những tác phẩm của Ba-sô

- Phần 2 (còn lại): thuyết minh về đặc điểm thơ Hai –cư

c, Phần tóm tắt

Thơ Hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất, thường chỉ có 17 âm tiết, được ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm- 7 âm- 5 âm. Mỗi bài thơ có tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đến khơi gợi cảm xúc, suy tư. Về ngôn ngữ, hai cư không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng nét chám phá, chừa ra nhiều khoảng trống cho trí tưởng tưởng của người đọc. Thơ hai-cư là đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.