K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới: Những quả táo sâu " một người đàn ông bị lạc trong một khu rừng rậm Đã mấy ngày . Ông vừa mệt mỏi đói khát , lại vừa mất phương hướng và bắt đầu kiệt sức. Trong lúc hoàn toàn tuyệt vọng ấy, ông nhìn thấy một cây táo ở đằng xa. Cố Lê hết sức đến đó ông nhặt ngay một quả táo dưới gốc và cắn một miếng to . Những quả táo đầy sâu , Cắn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới:

Những quả táo sâu

" một người đàn ông bị lạc trong một khu rừng rậm Đã mấy ngày . Ông vừa mệt mỏi đói khát , lại vừa mất phương hướng và bắt đầu kiệt sức.

Trong lúc hoàn toàn tuyệt vọng ấy, ông nhìn thấy một cây táo ở đằng xa. Cố Lê hết sức đến đó ông nhặt ngay một quả táo dưới gốc và cắn một miếng to . Những quả táo đầy sâu , Cắn một miếng là phát hiện ra quả táo bị sâu Khiến ông phải nhả ra. Ông nhặt hết quả táo này đến quả táo khác , Ông cả những quả con đến cành nhưng tất cả đều bị sâu. Không còn sự lựa chọn nào khác, người đàn ông đành phải nhắm mắt lại và cắn thật nhanh, Bởi vì nếu mở mắt ra cũng sẽ không dám ăn. Ông đã sống sót và có sức lực để tiếp tục cuộc hành trình của mình Nhờ những quả táo sâu"

( Hạt Giống Tâm Hồn,NXB giáo dục Việt Nam,trang 68) câu 1: cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu2: Tìm từ láy có trong văn bản

Câu3: người đàn ông trong câu chuyện đã làm gì để sống và tiếp tục cuộc hành trình?

Câu4: Bài học rút ra được từ câu chuyện là gì?

2
16 tháng 10 2019

Câu 2 : Phương hướng,

Câu 3 : Ông đã nhặt và phải ăn những quả táo bị sâu

Câu 4 :

Trong cuộc sống sẽ có những tình huống hay sự thật đôi khi quá khó khăn và nghiệt ngã để chấp nhận. Nhưng nếu chúng ta dám dũng cảm đối mặt để vượt qua, dù chỉ một lần – chúng ta sẽ trưởng thành hơn qua những nghịch cảnh, thử thách đó.

16 tháng 10 2019

Câu 2: phương hướng

Câu 3: Ông đã nhặt và ăn những quả táo sâu nhưng chính nhờ ăn những trái táo sâu đó đã giúp ông thêm sức lực để tiếp tục cuộc hành trình.

Câu 4: Bài học:

+ Cuộc sống dù có khó khăn nhưng hãy biết chấp nhận những khó khăn đó để vượt qua, nhìn vào phía trước nơi có những điều hạnh phúc đang chờ đợi.

Một người đàn ông bị lạc trong một khu rừng rậm đã mấy ngày. Ông vừa mệt mỏi đói khát, lại vừa mất phương hướng và bắt đầu kiệt sức. Trong lúc hoàn toàn tuyệt vọng ấy, ông nhìn thấy một cây táo ở đằng xa. Cố lê hết sức đến đó, ông nhặt ngay một quả táo rơi dưới gốc và cắn một miếng to.Nhưng quả táo đầy sâu, cứ cắn một miếng là phát hiện quả táo bị sâu khiến...
Đọc tiếp

Một người đàn ông bị lạc trong một khu rừng rậm đã mấy ngày. Ông vừa mệt mỏi đói khát, lại vừa mất phương hướng và bắt đầu kiệt sức. Trong lúc hoàn toàn tuyệt vọng ấy, ông nhìn thấy một cây táo ở đằng xa. Cố lê hết sức đến đó, ông nhặt ngay một quả táo rơi dưới gốc và cắn một miếng to.

Nhưng quả táo đầy sâu, cứ cắn một miếng là phát hiện quả táo bị sâu khiến ông phải nhả ra. Ông nhặt hết quả táo này đến quả táo khác, ông hái cả những quả còn trên cành nhưng tất cả đều bị sâu. Không còn sự lựa chọn nào khác, người đàn ông đành phải nhắm mắt lại và cắn thật nhanh, bởi vì nếu mở mắt ra, ông sẽ không dám ăn. Ông đã sống sót và có sức lực để tiếp tục hành trình của mình - nhờ những quả táo sâu

 

c1

   phương thức biểu đạt chính là gì

c2

nêu từ láy

1

trả lời: 

1, PTBĐ chính là: Tự sự

2,  Từ láy: rừng rậm, mệt mỏi, phương hướng, hoàn toàn, sống sót, sức lực, tiếp tục.

# Chúc bạn học tốt

Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

 

TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU 

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu. 

Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. 

               (Theo “Quà tặng cuộc sống”, NXB Trẻ, 2002) 

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.  

2. Thông điệp tác giả muốn gửi đến người đọc trong văn bản là gì?  

3Từ văn bản trên cùng với hiểu biết của bản thân, hãy viết đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy) nêu suy nghĩ của em về thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc. 

 

1
11 tháng 11 2022

1. PTBD chính của văn bản là tự sự                                                                          2.cho đi là còn mãi                                                                                                      3.cho đi là nhận lại cái mình cho đi

 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:                               TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU    Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: "Tôi ghét người". Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Câu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
                              TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU

   Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: "Tôi ghét người". Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Câu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có tiếng người ghét cậu.
   Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thi con hãy hét thật to: Tôi yêu người". Lạ lùng thay, cậu bé vừa đứt tiếng thì có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó, người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thì ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con".
(Theo Quà tặng cuộc sống. NXB Trẻ, 2002)

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2: Xác định it nhất hai lời dẫn trực tiếp có trong văn bản và nêu khái niệm lời dẫn trực tiếp.
Câu 3: Thông điệp mà câu chuyện trên mang đến cho người đọc là gì?

1

Câu 1: 

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2: 

Hai lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên là: 

- Tôi ghét người.

- Tôi yêu người.

Khái niệm: Lời dẫn trực tiếp là một phương pháp trong việc trích dẫn thông tin mà không thay đổi nội dung hoặc cách diễn đạt của người nói.

Câu 3: 

Thông điệp câu chuyện trên là: không phải lúc nào ta cũng nhìn cuộc đời một cách tiêu cực. Khi chúng ta gieo hạt giống suy nghĩ tốt thì việc tốt cũng sẽ tới. Ngược lại ta luôn giữ những hạt mầm suy nghĩ xấu thì cuộc sống cũng sẽ đáp trả lại chúng ta bằng những việc ta không mong muốn. Vì vậy, trước mỗi sự việc hãy suy nghĩ tích cực hơn để sẵn sàng đón nhận những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

17 tháng 1 2022

Yêu cầu là gì vậy bạn?

17 tháng 1 2022

câu hỏi đâu bN?

 Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: ĐÀN KIẾN ĐỀN ƠN Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua. Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà...
Đọc tiếp

 Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

ĐÀN KIẾN ĐỀN ƠN

Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.

Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.

Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói.

Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước.

Nguồn: Đàn kiến đền ơn - Kho Tàng Truyện Cổ Tích Chọn Lọc (truyencotich.vn)

Câu 1. Hãy trình bày bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm (giới hạn số câu).

Câu 2. Giả sử khi đàn kiến sa vào vũng nước, chú chim không giúp đỡ đàn kiến được. Theo em, khi chú chim gặp nạn, đàn kiến có giúp đỡ chú chim không? Vì sao?

0
Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi khổ đau của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách.[…] Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách, hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Hắn hiểu thế nào là giá trị của đồng tiền; hắn hiểu những nỗi khổ đau của một kẻ đàn ông khi thấy vợ con mình đói rách.[…] Hắn phải cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng. Hắn phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc. Rồi mỗi lần đọc lại một cuốn sách, hay một đoạn văn kí tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, cau mày, nghiến răng, vò nát sách mà mắng mình như một thằng khốn nạn…[…] Bởi vì hắn chính là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. […] Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có. Hắn nghĩ thế và buồn lắm.[…] Và hắn nghĩ đến câu nói hùng hồn của nhà triết học kia : “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ” . Nhưng hắn lại nghĩ theo rằng: […] hắn có thể hi sinh […] thứ tình yêu vị kỉ đi; nhưng hắn không thể bỏ lòng thương; có lẽ hắn nhu nhược, hèn nhát, tầm thường, nhưng hắn vẫn còn được là người […]. Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình.” (Nam Cao, “Đời thừa”, trong “Nam Cao, truyện ngắn chọn lọc”, NXB Văn học Hà Nội, 1986) 1. Các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích ? 2. Xác định nội dung của đoạn trích? 3. Đoạn trích có nói đến “hắn”, vậy “hắn” là ai? Sắc thái biểu cảm khi dùng đại từ này ? 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ”? Tại sao ?

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Khi nói về sống tử tế, giáo sư Đặng Cảnh Khang đã kể câu chuyện sau:

Hôm đó, trên xe buýt có một người đàn ông cao tuổi. Ông lên xe ở một trạm trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội). Xe chạy. Sau khi lục lọi chiếc cặp đeo bên hông, lại móc hết túi quần, túi áo, ông già vẫn không thấy tiền để mua vé. Ông ngồi lặng với khuôn mặt đỏ bừng. Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông. Khi nhân viên bán vé đến, theo phản xạ, ông lại đưa tay lục túi quần và thấy tờ 5.000 đồng. Ông mừng ra mặt, trả tiền vé và cứ tưởng đó là tiền của mình. Còn cô gái thì lẳng lặng mỉm cười.

(Báo Gia đình và xã hội – Xuân Đinh Dậu 2017)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên 

Câu 2: Chuyển đổi câu sau thành câu bị động: Lúc này, một cô học sinh ngồi ở hàng ghế sau đã len lén nhét tờ 5.000 đồng vào túi quần của ông.

Câu 3: Tại sao cô gái lại không trực tiếp đưa tiền cho ông già mà phải lặng lẽ đút vào túi quần?

Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc là gì?

Câu 5: Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 120 chữ) để trả lời câu hỏi: Tại sao cần phải lan tỏa sự tử tế?

 

1
5 tháng 4 2022

Câu 1:PTBĐ:Tự sự

Câu 2:

Chuyển thành câu bị động: Tờ 5.000 đồng được 1 cô học sinh ở hàng ghế sau lén nhét vào túi quần của ông lúc này.

Câu 3: 

 Cô gái lén đưa cho ông cụ mà không đưa trực tiếp là vì để tránh ông không cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ.

Câu 4:

Thông điệp mà tác giả muốn gửi đến là:

- Hoan nghênh cho cô gái

- Suy nghĩ về phong cách sống giữa người với người hiện nay

Câu 5:

Tham khảo:

Mỗi con người được học hỏi rất nhiều điều hay lẽ phải và cũng rèn luyện nhiều đức tính quý báu. Một trong số đó phải kể đến chính là sự tử tế. Sự tử tế là tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác. Người sống tử tế là những người sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình. Họ cũng là những người sống và làm việc có kỉ luật, biết lễ phép, yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực. Những người sống tử tế sẽ lan tỏa được những hành động, thông điệp tích cực ra cộng đồng. Việc sống tử tế mang lại cho con người nhiều ý nghĩa to lớn. Khi người giúp đỡ người, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn. Một người làm cha, làm mẹ khi có lối sống tử tế sẽ làm gương cho con cái của mình, cho thế hệ măng non sau này làm theo, từ đó làm nền tảng để xây dựng một xã hội tử tế. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… những người này cần phải xem xét lại chính mình. Để sống thì dễ nhưng để sống có ích lại là việc vô cùng khó, chính vì thế, chúng ta hãy sống thật tử tế.

Đề 3PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:ĐÀN KIẾN ĐỀN ƠNTrong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất...
Đọc tiếp

Đề 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 

Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

ĐÀN KIẾN ĐỀN ƠN

Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.

Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.

Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói.

Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước.

Nguồn: Đàn kiến đền ơn - Kho Tàng Truyện Ngụ ngôn Chọn Lọc

1. Lựa chọn đáp án đúng nhất cho các câu từ 1 đến 8:

Câu 1. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?

            A. Ngôi thứ nhất, số ít.    B. Ngôi thứ nhất, số nhiều.  C. Ngôi thứ hai   D. Ngôi thứ ba.

Câu 2. Trong đoạn văn thứ nhất, đàn kiến đã rơi vào hoàn cảnh nào?

            A. Gặp mèo rừng xám.                                             B. Sa vào vũng nước.

            C. Gặp những mũi gai nhọn hoắt.              D. Gặp quạ to xác.

Câu 3. Trong các câu sau, câu nào có trạng ngữ?

A.  Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ.

B.  Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt.

C.  Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.

D.  Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim.

Câu 4. Vì sao chú chim lại chọn cây sơn trà để xây tổ?

            A. Vì cành cây sơn trà tua tủa rất nhiều gai nhọn hoắt có thể làm vũ khí chống kẻ thù.

            B. Vì cây sơn trà có quả rất ngon và chú chim này rất thích chúng

            C. Vì gần cây sơn trà có vườn rau xanh với nhiều chú sâu béo tốt

            D. Vì xung quanh cây sơn trà không có con mèo đáng ghét nào cả

Câu 5. Khi thấy đàn kiến sa vào vũng nước, chú chim đã nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua. Điều đó thể hiện phẩm chất gì của chú chim?

            A. Biết quan tâm, chia sẻ.    B. Biết giúp đỡ người khác.

            C. Biết bảo vệ môi trường.  D. Biết ơn với người đã giúp đỡ mình.

Câu 6. Giải thích nghĩa của từ len lỏi  trong câu văn sau: “Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim”.

            A. Len lỏi là chậm rãi, từng bước một.

            B. Len lỏi là tìm mọi cách chui vào.

            C. Len lỏi là khéo léo qua những chật hẹp, khó khăn.

            D. Len lỏi là len, lách một cách rất vất vả.

Câu 7: Sự việc nào sau đây không xuất hiện trong truyện?

            A. Một đàn kiến sa vào vũng nước.

            B. Chú chim bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.

            C. Mèo, quạ to xác nên dễ dàng đến được gần tổ chim.

            D. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy.

Câu 8. Chủ đề của câu chuyện trên là gì?

            A. Lòng biết ơn.    B. Lòng nhân ái.  C. Lòng dũng cảm.  D. Lòng vị tha.

2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

Câu 9. Hãy rút ra  những bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.

Câu 10. Giả sử khi đàn kiến sa vào vũng nước, chú chim không giúp đỡ đàn kiến được. Theo em, khi chú chim gặp nạn, đàn kiến có giúp đỡ chú chim không? Vì sao?

II. VIẾT:         

            Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

1

Câu 1. D

 

Câu 2. B

 

Câu 3. A

 

Câu 4. A

 

Câu 5. B

 

Câu 6. D

 

Câu 7. C

 

Câu 8. A

 

Câu 9.

 

Bài học sau khi đọc tác phẩm trên là: Luôn biết ơn và giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.

 

Câu 10.

 

Giả sử khi đàn kiến sa vào vũng nước, chú chim không giúp đỡ đàn kiến được. Khi chú chim gặp nạn, đàn kiến chưa chắc đã giúp đỡ chú chim vì: lúc đàn kiến gặp khó khăn, chim không giúp đỡ thì đến lúc chim ặp khó khăn kiến cũng sẽ không giúp. Vì vậy, chungs ta phải luôn giúp đỡ người khác khi học gặp khó khăn thì đến lúc mình rơi vào hoàn cảnh đó mới có người giúp đỡ.

Đọc câu chuyện sau, thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi bên dưới: Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. cậu lấy hết sức mình và thét lớn: “Tôi ghét người”. Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”....
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện sau, thực hiện các yêu cầu và trả lời câu hỏi bên dưới: Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. cậu lấy hết sức mình và thét lớn: “Tôi ghét người”. Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu. Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: “Tôi yêu người”. lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặp bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng sẽ yêu thương con.” … (Theo Trí Quyển – Quà tặng cuộc sống – NXB Trẻ TPHCM, 2006) a. Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong văn bản trên dùng để làm gì? (1điểm) b. Tìm 1 câu ghép trong văn bản trên và xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép đó. (1điểm) c. . Nội dung chính của văn bản trên là gì? (1điểm)

0