K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 10 2021

cao hơn tốt hơn

14 tháng 10 2021

what???

2 tháng 12 2021

giúp mình với ạ

2 tháng 12 2021

Tham khảo:

- Đông Á là một khu vực có dân số rất đông, nhiều hơn dân số của các châu lục lớn như châu Phi, châu Âu, châu Mĩ. Các quốc gia và lãnh thổ của Đông Á có nền văn hoá rất gần gũi với nhau.

Bảng số liệu về số dân của các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 2002 và năm 2015 ( Đơn vị: triệu người)

Năm20022015
Trung Quốc1288,01376,0*
Nhật Bản127,4126,6
CHDCND Triều Tiên23,425,2
Hàn Quốc48,450,3
Đài Loan22,5 - 

* Bao gồm cả dân số Đài Loan

b) Đặc điểm phát triển kinh tế

- Nền kinh tế các nước phát triển nhanh với thế mạnh về xuất khẩu và duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao. Có các nền kinh tế phát triển mạnh của thế giới: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Bảng số liệu về giá trị xuất, nhập khẩu hàng hoá của một số quốc gia Đông Á năm 2015 (Đơn vị: tỉ USD)

Quốc giaNhật BảnTrung QuốcHàn Quốc

Xuất khẩu

Nhập khẩu

625

648

2275

1682

527

436

 
4 tháng 8 2019

- Cách mạng công nghiệp làm cho nền kinh tế Anh bước vào thời kì công nghiệp hóa, năng suất lao động ngày càng tăng.

- Góp phần làm củng cố địa vị của giai cấp tư sản Anh, làm cho chủ nghĩa tư bản Anh phát triển nhanh chóng và có điều kiện vươn lên cạnh tranh với các nước tư bản khác.

- Đến thế kỉ XIX, Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”.

-Các ý bạnTham khảo#

* Bối cảnh trong nước

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

-Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với Nhân dân Việt Nam.

-Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

-Về văn hóa: Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của Nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.

 

-Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của Nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896). Sang đầu thế kỷ XX, khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại.

 

-+ Giai đoạn 1: Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930.

+ Giai đoạn 2: Từ năm 1930 đến năm 1945.

+ Giai đoạn 3: Từ năm 1945 đến năm 1954.

22 tháng 3 2022

Tham khảo#

* Bối cảnh trong nước

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược và từng bước thiết lập bộ máy thống trị ở Việt Nam, biến một quốc gia phong kiến thành thuộc địa nửa phong kiến.

-Về chính trị: Thực dân Pháp áp đặt chính sách cai trị thực dân, tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn; chia Việt Nam thành ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và thực hiện ở mỗi kỳ một chế độ cai trị riêng. Thực dân Pháp câu kết với giai cấp địa chủ để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị đối với Nhân dân Việt Nam.

-Về kinh tế: Thực dân Pháp thực hiện chính sách bóc lột, cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền; đầu tư khai thác tài nguyên; xây dựng một số cơ sở công nghiệp, hệ thống đường giao thông, bến cảng phục vụ chính sách khai thác thuộc địa.

-Về văn hóa: Thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan. Mọi hoạt động yêu nước của Nhân dân ta đều bị cấm đoán. Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặn ảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.

 

-Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, các phong trào yêu nước của Nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (năm 1896). Sang đầu thế kỷ XX, khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại.

 

-+ Giai đoạn 1: Từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930.

+ Giai đoạn 2: Từ năm 1930 đến năm 1945.

+ Giai đoạn 3: Từ năm 1945 đến năm 1954.

23 tháng 6 2017

Chọn B

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ảnh hưởng thuận lợi:

+ Vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cộng hoà Nam Phi giao lưu, phát triển với các nước trong khu vực. Đường bờ biển kéo dài thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển và hoạt động kinh tế biển.

+ Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho Cộng hoà Nam Phi phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

+ Dân cư đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

- Khó khăn:

+ Việc gia tăng số lượng lao động không tương ứng với tăng trưởng kinh tế dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở quốc gia này vẫn còn cao. Hiện nay, cộng hòa Nam Phi vẫn đang tồn tại một số vấn đề xã hội cần giải quyết như vấn đề phân biệt chủng tộc, sự chênh lệch giàu nghèo, tỷ lệ thất nghiệp…

+ Sự phân cắt địa hình giữa vùng ven biển và nội địa, gây trở ngại lớn cho việc xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối đất nước.

20 tháng 11 2016

Nhà nước Văn lang ra đời trong tình hình kinh tế và xã hội phân hóa giai cấp chưa thật sự sâu sắc . Xã hội dần dần chuyển từ chế đọ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ . , 1 vợ 1 chồng .

20 tháng 11 2016

Vào khoảng các thế kỉ VIII - VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển. Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc ; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng.
Đất đai ở các vùng không giống nhau nên cuộc sống của người dân cũng khác nhau.
Các làng bản có giao lưu với nhau nhưng cũng có xung đột.
Xung đột không chỉ xảy ra giữa người Lạc Việt với các tộc người khác mà còn giữa các bộ lạc Lạc Việt với nhau, cần phải giải quyết các cuộc xung đột đó để sống yên ổn ổn. Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp nói trên.

 

8 tháng 8 2023

Tham khảo

- Vị trí địa lý giúp cho Hoa Kỳ có điều kiện phát triển các ngành kinh tế biển, giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới. Với vị trí tiếp giáp Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, giúp cho Hoa Kỳ không bị ảnh hưởng bởi 2 cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, do tiếp giáp với đại dương nên Hoa Kỳ thường bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là bão.

- Điều kiện tự nhiên tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp Hoa Kỳ phát triển tổng hợp các ngành kinh tế.

- Dân cư tạo ra nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là tỷ lệ người nhập cư cao, tạo nên nguồn lao động tri thức thuận lợi cho việc phát triển các ngành kinh tế.