ĐỀ KT 15 Phút:
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.”
Ngữ văn 8, T1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.18)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên ?, Thể loại ? (1.0 đ)
Câu 2: Tìm các từ thuộc cùng một trường từ vựng trong đoạn trích trên và gọi tên trường từ vựng đó. (2,0đ)
Câu 3: Trình bày tác dụng của các trường từ vựng em vừa tìm được. (1đ)
Câu 4: Xác định câu có sử dụng nghệ thuật so sánh và nêu tác dụng. (2đ) Câu 5: Nội dung chính của đoạn văn là gì?(1đ)
Câu 6: Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn bày tỏ tình yêu của em đối với mẹ. (3đ)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu1
Đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất.
- tác dụng : người kể có thể kể chân thực những gì mình trải nghiệm, giúp cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn.
Câu 2
Diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi gặp lại mẹ
1. PTBĐ: tự sự
Tham khảo:
2. "Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi."
Tác dụng : nhấn mạnh sự ba hoa của bà cô nhằm reo rắc ý xấu về mẹ cho bé Hồng. Qua đó cho thấy sự tin yêu của bé Hồng dành cho mẹ
3. NDC: sự phấn khích, sung sướng, hạnh phúc của bé Hồng khi được nằm trong vòng tay mẹ
1. Đoạn văn trên được trích trong đoạn trích Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng
2. Đoạn văn thể hiện tâm trạng, cảm giác của nhân vật “ tôi”. Đó là niềm sung sướng, hạnh phúc thiêng liêng của tình mẫu tử, qua đó thể hiện tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng dành cho người mẹ bất hạnh.
3. Trường từ vựng chỉ các bộ phận cơ thể của con người: nách, gương mặt, đôi mắt, nước da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, khuôn miệng.
4. Phương thức biểu đạt: tự sự - biểu cảm- miêu tả. Phương thức biểu đạt tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm giúp cho nhân vật “ tôi” thể hiện được tâm trạng, niềm vui sướng vô cùng khi được gặp mẹ. Qua sự kết hợp của các phương thức biểu đạt, người đọc sẽ dễ dàng hình dung, cảm nhận và đồng cảm với tác giả.