-Nêu biểu hiện của trung thực:
+Trong cuộc sống
+Trong học tập
+Biểu hiện trái với trung thực
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Không cho bạn nhìn bài khi làm bài kiểm tra.
- Tìm thấy của rơi, trả người đánh mất.
Khi làm bài kiểm tra không quay cóp, sử dụng tài liệu
Chấp hành tốt quy định đội mũ bảo hiểm, tham gia giao thông khi đi xe mô tô, gắn máy
Câu1 : trung thực là luôn tôn trọng sự thật và tôn trong chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng , thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mk mắc khuyết điểm . Biểu hiện : dám nhận lỗi của bản thân
ko bao che phạm nhân , những người có hàn vi xấu trong xã hội
em rèn luyện Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình.
nói khuyết điểm của bạn thân.
Nói thật với cô giáo là mình không hiểu bài.
cô giáo giao bài tập phải làm
Caau2 - em k tán thành ý kiến đó vì tất cả mọi người đều bình đẳng, đều phải sống giản dị thì mới đc ng khác tôn trọng và quý mến
Đức tính trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối. Tính trung thực trong học tập, thi cử của học sinh được hiểu là không hỏi bài khi thi, không quay cóp, không có hành vi gian lận, dối trá trong khi làm bài kiểm tra, có thái độ nghiêm túc làm bài đúng với kiến thức và khả năng của mình, không lấy của người khác làm bài của mình
Những biểu hiện trung thực:
Những biểu hiện thiếu trung thực:
Biểu hiện của trung thực |
Biểu hiện không trung thực |
Nhặt được của rơi, đem trả lại cho người bị mất |
Lấy trộm đò của người khác |
Khi làm điều gì sai thật thà nhận lỗi. |
Quay cóp trong giờ kiểm tra |
Không quay tài liệu, hỏi bài, nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra |
Khi sai đều tìm những lí do để chối cãi hoặc đỏ tội cho người khác |
Tham khảo:
Trong xã hội ngày nay,đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.
Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.
Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuâ't nhũng loại H ang kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng... những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.
Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân... Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.
Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa.
Biểu hiện của tính trung thực:
- Không gian lận trong bài làm
- Không hỏi bài khj đq làm bài kt
- Biết nhận lỗi và sửa lỗi
- Sống thật với chính con người của mình.
Ca dao tục ngữ nói về tính trung thực:
- Thật thà ma vật không chết.
- Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay.
- Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu.
- Cây vạy hay ghét mực tàu ngay.
- Mất lòng trước, được lòng sau.
- Thật thà là cha dại.
- Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vạy.
- Thật thà là cha quỷ quái, quỷ quái còn phải sợ thật thà.
- Giàu về hàng nén, chẳng giàu về xén bờ.
- Chết thằng gian, chết gì thằng ngay.
- Người gian thì sợ người ngay
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.
- Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ
Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom.
- Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy.
- Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong gian hiểm giết người không đao.
- Đời loạn mới biết tôi trung
Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm.
- Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần.
- Những người tính nết thật thà
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
- Tu thân rồi mới tề gia
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai.
Chúc bạn học tốt!
Câu 20: Những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là
A. sự thật.
B. dũng cảm.
C. khiêm tốn.
D. tự trọng.
Câu 21: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là
A. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
B. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.
C. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.
D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.
Câu 22: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật?
A. Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống.
B. Chỉ cần nói thật với những người thân của mình.
C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết.
D. Chỉ cần trung thực khi không liên quan tới mình.
Câu 23: Ý nghĩa của tôn trọng sự thật?
A. Tôn trọng sự thật bảo vệ những giá trị đúng đắn.
B. Cả A và C
C. Tôn trọng sự thật giúp lương tâm thanh thản.
D. Cần phải nói trung thực với những gì mình chứng kiến.
Câu 24: Trái với tự lập là gì?
A. Ỷ lại, dựa dẫm
B. Nhút nhát.
C. Tự ti.
D. tự kiêu.
Câu 25: Nếu không siêng năng, kiên trì thì chúng ta sẽ:
A. Không làm được việc gì thành công
B. Giúp con người gắn kết với nhau.
C. Luôn chán nản , bỏ cuộc trước khó khăn
D. Cả A và C.
Câu 26: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?
A. Thường làm mất lòng người khác.
B. Sự thật luôn làm đau lòng người.
C. Người nói thật thường thua thiệt.
D. Giúp con người tin tưởng nhau.
Câu 27: Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ như thế nào?
A. Dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.
B. Nói thô tục nhưng đúng sự thật là được.
C. Khéo léo, tinh tế và tránh cho biết sự thật.
D. Không nói sự thật sợ người khác đau khổ.
Câu 28: Tự lập là
A. tự làm việc.
B. dựa vào người khác.
C. ỷ lại vào người khác.
D. đợi sắp xếp mới làm.
Câu 29: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là
A. không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
B. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.
C. luôn dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.
D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.
Câu 30 : Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?
A. Sự tự tin.
B. Nhút nhát.
C. Nói nhiều.
D. Thích thể hiện.
Câu 31: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là
A. dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.
B. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.
C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.
Câu 32: Câu nào dưới đây thể hiện tính tự lập?
A. Thân tự lập thân.
B. Đầu người nào, tóc người ấy.
C. Tự lực cánh sinh.
D. Cả A, B, C.
Câu 33: Người có tính tự lập họ sẽ nhận được điều gì?
A. Thành công trong cuộc sống.
B. Mọi người tôn trọng.
C. Trưởng thành hơn.
D. Cả A, B, C.
Câu 34: Biểu hiện của sự thiếu tự lập là:
A. luôn lấy lòng cấp trên để mình được thăng chức.
B. luôn tranh công của người khác.
C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.
D. Cả A, B và C
Câu 35: Đồng nghĩa với tự lập là
A. tự kiêu
B. ích kỉ.
C. tự chủ.
D. ỷ lại.
Câu 36: Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là gì?
A. Trung thành.
B. Trung thực
.C. Tự lập.
D. Tiết kiệm.
Câu 37: Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?
A. Làm những việc vừa sức với mình.
B. Chủ động học hỏi những điều không biết.
C. Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để có công việc tốt.
D. Cả A, B, C.
Câu 38: Câu tục ngữ: “Thân tự lập thân” nói đến điều gì?
A. Đoàn kết.
B. Trung thực.
C. Tự lập.
D. Tiết kiệm.
Câu 39: Câu tục ngữ: “Có thân thì lo” nói đến điều gì?
A. Tự lập.
B. Trung thực.
C. Đoàn kết.
D. Tiết kiệm.
Câu 40: Câu tục ngữ: “Giúp lời, không ai giúp của/Giúp đũa, không ai giúp cơm” nói đến điều gì?
A. Đoàn kết.
B. Tự lập.
C. Trung thực.
D. Tiết kiệm.
- Biểu hiện của tính trung thực:
+ Trong học tập: Không quay cóp, chép bài của bạn...
+ Trong cuộc sống: Thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi; không báo cáo sai sự thật; không tham lam lấy của người khác làm của mình. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm có chất lượng, đúng giá, không làm giả, nâng giá bất hợp pháp, làm hại đến người tiêu dùng...
- Những biểu hiện sai trái, không trung thực:
+ Trong học tập, trong các kì thi nạn học giả bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử vẫn còn phổ biến. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả thực chất của dạy và học, gây dư luận xấu trong xà hội.
+ Trong sản xuất kinh doanh: số liệu báo cáo sai thiếu trung thực làm xã hội đi xuống, gây thiệt hại rất lớn đến nền kinh tế của đất nước, chất lượng sản phẩm không trung thực sẽ ảnh hưởng không tốt đến người tiêu dùng, thậm chí gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng con người.
+ Thiếu trung thực trở thành căn bệnh lây lan nhanh sẽ làm xuống cấp đạo đức xã hội, phá bỏ nét đẹp truyền thống của dân tộc.
Chúc bạn học tốt!