K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2019

Các bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ đã nói lên rất rõ tấm lòng yêu nước thiết tha của ông. Ông tin tưởng vào triển vọng canh tân của Nhật Bản, đặt hết hy vọng vào thế hệ trẻ được đào tạo bằng thực nghiệp có thể làm mạnh thế nước... Tuy chưa có ý thức thay thế thể chế phong kiến bằng một thể chế dân chủ, bởi tình thế đất nước chưa có phép làm điều đó, nhưng tư tưởng của ông đã tiến rất gần các nhà tư tưởng tiến hóa luận của phương Tây. Có thể nói, ông đã gợi ra cho người lãnh đạo đất nước những cách nghĩ, cách nhìn cởi mở và táo bạo mà hàng thế kỷ về sau vẫn đáng để suy gẫm. Tóm lại, ông quả là một con người có trí thông minh, nhìn xa thấy rộng, có khả năng ứng dụng vào thực tế vốn liếng tri thức uyên bác cũng như những điều mình sở đắc. Tiếc thay, ông lại "sinh không gặp thời", do đó ông đã không thực sự đóng một vai trò nào trong lịch sử, ngoài vai trò "làm chứng về tấm lòng của một con người, về vận hội của một đất nước".

Về đóng góp cho văn học Việt, ông đã để lại một lối văn mang phong cách "chính luận - trữ tình": vừa phải đảm bảo sự chặt chẽ, sắt bén, khúc chiết trong phân tích (chịu ảnh hưởng khá rõ tư duy lôgic phương Tây); nhưng cũng vừa thấm đẫm cảm hứng trữ tình của tác giả (vì ông phơi trải hết lòng mình), nên có sức thuyết rất mạnh. Ngoài ra, ông còn để lại một số di cảo thơ. Nhìn chung thơ ông mang phong cách trữ tình khoáng đạt, và có thể chia thành hai mảng: những bài "tức cảnh, sinh tình" và những bài "Ngôn chí, tự tình"...[37]

20 tháng 9 2019

Về chính trị:
Ông trình bày những chiến lược cơ bản, về những thế lớn phân và hợp trong thiên hạ ("Thiên hạ phân hợp đại thế luận", 1863) và đề xuất "Kế ly gián giữa Anh và Pháp" (1866). Không hề ảo tưởng về dã tâm của thực dân Pháp, nhưng ông rất sáng suốt chủ trương tạm hòa hoãn với Pháp, gợi ý với nhà vua về lợi ích lớn của việc "Mở rộng quan hệ với Pháp và các nước khác" (1871)...

Về nội chính:
Ông đề nghị triều đình tinh giản bộ máy chính quyền để đỡ hao tốn công quỹ, xác định rõ chức năng công việc của từng loại quan lại để khỏi phải có rất nhiều người ăn lương mà không biết làm gì. Mặt khác, nên có chính sách đối với những nho sinh để họ không thể dựa vào chút chữ nghĩa, trốn tránh nghĩa vụ đối với nước nhà. Ngoài ra, muốn cho đội ngũ viên chức giữ được thanh liêm thì phải tạo điều kiện cho họ làm giàu chính đáng...

Về tài chính:
Ông đề nghị sắp đặt lại hệ thống thuế khóa cho thật công bằng hợp lý. Muốn thế phải đo đạc lại ruộng đất, kê khai nhân khẩu, tăng thuế người giàu và hàng xa xỉ ngoại nhập, đánh thuế thật nặng vào những tệ nạn như cờ bạc, rượu chè,...Ngoài ra, còn phải khuyến khích nhà giàu bỏ tiền ra cho vay, và vay tiền của nước ngoài...

Về kinh tế:
Ông đề nghị chấn hưng "nông, công, thương nghiệp" để làm cho dân giàu nước thịnh, bằng những hành động cụ thể như: tổ chức khai hoang, bảo vệ rừng, thành lập các đoàn tàu đem hàng nông sản đi bán, cử người thăm dò tài nguyên, khai thác mỏ, thành lập các cơ sở sản xuất công nghệ và đào tạo thợ kỹ thuật…Và để nền kinh tế cả nước có thể giao thông dễ dàng, thì phải chú ý đến việc làm mới và tu bổ đường bộ và đường thủy....

Về học thuật:
Ông đề nghị cải cách "việc học, việc thi" để chọn được nhân tài hữu ích. Không nên tiếp tục lối học "máy móc, tín điều" kiểu Trung Hoa. Đáng chú ý là việc ông đề nghị đem các môn khoa học vào trong chương trình học, nhất quyết phải dùng quốc văn (chữ Nôm) để dạy học và soạn sách, kể cả trong các giấy tờ hành chính...

Về ngoại giao:
Ông chủ trương quan hệ mềm mỏng với Pháp, và không chỉ có Pháp mà còn phải đặt ngoại giao với nhiều nước khác như Anh, Tây Ban Nha... Phải biết lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước này để có lợi cho mình. Phải đào tạo được các thông dịch viên giỏi công việc và tiếng nước ngoài...

Về võ bị:
Ông đề nghị cải tu võ bị nhằm tăng chất lượng của quân đội, như tổ chức lại đội ngũ, cho quân lính được học tập các binh pháp mới, mua sắm tàu thuyền và vũ khí, xây dựng phòng tuyến cả ở thành thị lẫn nông thôn, đề phòng quân Pháp xâm lược lan ra cả nước...

Bên cạnh đó, ông còn đề nghị cải cách về các mặt khác như văn hóa, tôn giáo, bảo tồn di tích lịch sử, v.v...Tuy nhiên, phần lớn những đề nghị của ông đã không được triều đình nhà Nguyễn nghe theo do tầm nhìn hạn hẹp của họ và hạn chế của thời đại.

7 tháng 3 2021

 Hoàn cảnh:

            - Trong nửa sau thế kỉ XIX, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

            - Để đối phó với tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn đã tăng cường bóc lột nhân dân, thậm chí áp dụng cả những biện pháp tiêu cực như: cho nộp tiền chuộc tội, cho buôn bán thuốc phiện, mua quan bán tước…

            - Nhiều cuộc khởi nghĩa và bạo loạn chống triều đình đã nổ ra. Mặc dù, các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt, nhưng đã làm cho tài lực và binh lực nhà Nguyễn thêm suy sụp. Mẫu thuấn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp phong kiến thống trị ngày càng trở lên sâu sắc. Trong khi đó thực dân Pháp đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta,

            - Vận nước nguy nan đã tác động tới quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ.Nhiều đề nghị cải cách Duy Tân đã được đề ra. 

 Nội dung  cơ bản:

- Nguyễn Trường Tộ: gửi lên triều đình 30 bản điều trần, yêu cầu chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương nghiệp, tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục

- Nguyễn Lộ Trạch: dân hai bản "Thời vụ sách", đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.

 

Câu 1. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là nững ai mạnh tay hành động chống Pháp?A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh GiảnB. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn TườngC. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm NghiD. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.Câu 2. Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?A. Mua chuộc...
Đọc tiếp

Câu 1. Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là nững ai mạnh tay hành động chống Pháp?

A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản

B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường

C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi

D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.

Câu 2. Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?

A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết

B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.

C. Giảng hòa với phái chủ chiến.

D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.

Câu 3. Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?

A. Phong trào nông dân

B. Phong trào nông dân Yên Thế.

C. Phong trào Cần vương.

D. Phong trào Duy Tân.

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 - 1892

C. Cuộc phản công của phái chủ Chiến ở kinh thành huế 1885

D. Khởi nghĩa Hương Khê 1885 - 1895

Câu 5. Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?

A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.

B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.

C. Phong trào yêu nước theo khuynh hương và ý thức hệ phong kiến.

D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.

Câu 6. Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?

A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.

B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.

D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa.

Câu 7. Vì sao phong trào Cần vương thất bại?

A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.

B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.

C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.

D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.

Câu 8. Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX?

A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.

B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.

C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.

8
24 tháng 10 2023

Câu 1: B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường

24 tháng 10 2023

Câu 2: D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại

18 tháng 3 2022

B

18 tháng 3 2022

A

12 tháng 3 2022

B

12 tháng 11 2023

Ai không lãnh đạo nhân dân chống Pháp?

A. Nguyễn Trung Trực

B. Nguyễn Văn Tường

C. Trương Định

D. Nguyễn Trường Tộ

12 tháng 11 2023

D

 

Thời gian Người đề nghị cải cách Nội dung đề nghị cải cách 1868 Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế. 1868 Đinh Văn Điền. 1872 Viện Thương bạc (cơ quan ngoại giao của triều đình). 1863 - 1871 Nguyễn Trường Tộ. 1877, 1882 Nguyễn Lộ Trạch.   Câu 23: Hoàn thiện bảng sau về các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX: Thời gian Phong trào Người lãnh đạo Nội dung hoạt động Đông du. Đông Kinh...
Đọc tiếp

Thời gian Người đề nghị cải cách Nội dung đề nghị cải cách 1868 Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế. 1868 Đinh Văn Điền. 1872 Viện Thương bạc (cơ quan ngoại giao của triều đình). 1863 - 1871 Nguyễn Trường Tộ. 1877, 1882 Nguyễn Lộ Trạch.   Câu 23: Hoàn thiện bảng sau về các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX: Thời gian Phong trào Người lãnh đạo Nội dung hoạt động Đông du. Đông Kinh nghĩa thục. Duy tân.   Tự luận: 1. Trình bày sự khác biệt về mục tiêu và hình thức đấu tranh giữa phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX với phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX đến năm 1918.     2. Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục ở Bắc Kì năm 1907 và hoạt động của cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì năm 1908 có những điểm tương đồng nào?  

0
16 tháng 9 2021

Nguyễn Trường Tộ (chữ Hán: 阮長祚, 1830?[1] – 1871), còn được gọi là Thầy Lân,[2] là một danh sĩ, kiến trúc sư,[3] và là nhà cải cách xã hội Việt Nam ở thế kỷ 19.

Ông sinh ra trong một gia đình theo Công giáo Rôma từ nhiều đời tại làng Bùi Chu[4] (xã Hưng Trung), huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Cha ông là Nguyễn Quốc Thư, một thầy thuốc Đông y, nhưng mất sớm.[5]

Sau khi thôi việc, Nguyễn Trường Tộ đã dồn hết tâm trí vào việc thảo kế hoạch giúp nước. Nhờ sự hiểu biết sâu rộng về các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật...[12] nên đến đầu tháng 5 năm 1863 thì ông đã thảo xong ba bản điều trần gửi lên Triều đình Huế là "Tế cấp luận""Giáo môn luận" và "Thiên hạ phân hợp đại thế luận".

xin tiick

16 tháng 9 2021

THANH YOU 

7 tháng 11 2018

khánh cái lìn