K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu “ thầy cô giáo những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai

Ví dụ:
Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, công ơn của cha mẹ luôn là công ơn to lớn đối với chúng ta. Bên cạnh công ơn của cha mẹ chúng ta còn có công ơn lớn lao của thầy cô. Chính vì thế mà thầy cô giáo là những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai.
II. Thân bài: cảm nghĩ về thầy cô giáo những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai
1. Cảm nghĩ về nhiệm vụ của những thầy cô- những người lái đò:

  • Người nuôi dạy trau dồi kiến thức cho thế hệ trẻ
  • Là người ươm mầm ước mơ cho mỗi học sinh
  • Là người truyền đạt kiến thức cho học sinh
  • Là người lựa chọn những con đường đúng đắn cho các e

2. Hình ảnh người thầy- những người lái đò trong nhà trường

  • Thầy cô ăn mặc rất chuẩn mực, phù hợp với môi trường giáo dục
  • Thầy cô cư xử đúng mực, thân thiện và đôi khi lại nghiêm khắc
  • Thầy cô luôn lo lắng và quan tâm học sinh
  • Thầy cô luôn truyền dạy hết sức mình cho học sinh

3. Tình cảm đối với thầy cô- người lái đò:

  • Thầy cô như cha mẹ thứ hai của em
  • Thầy cô luôn yêu thương và giúp đỡ bọn em
  • Chúng em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng thầy cô

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về thầy cô giáo những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai
Ví dụ:
Đúng như thế, thầy cô là những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai. Em sẽ luôn ghi nhớ công ơn nuôi dạy của thầy cô.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Cảm nghĩ của em về thầy cô những người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương lai” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Truyện kể: xác định được nội dung cốt truyện, thể loại của truyện kể. Nắm được tình huống trong tác phẩm cũng như nhân vật trong truyện

+ Bài thơ: nắm được giá trị nghệ thuật, bố cục của bài thơ. Biết cách phân tích nhịp điệu, cách gieo vần trong bài

13 tháng 3 2023

Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

Dàn ý: Nghị luận về sự vô cảm trong đời sống.

a. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề nghị luận: sự vô cảm trong đời sống.

b. Thân bài

*Giải thích:

- Vô cảm là gì? Vô là không, cảm là cảm xúc. Vô cảm chính là không có cảm xúc, không bày tỏ thái độ, tình cảm trước bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống.

- Biểu hiện của sự vô cảm:

+ Không quan tâm, giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ với người khác.

+ Có thái độ dửng dưng, không quan tâm trước mọi vấn đề.

 

+ Chỉ sống với cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình.

*Thực trạng của sự vô cảm trong xã hội.

- Ngày một nhiều, đặc biệt ở bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

- Sống ỷ lại, hưởng thụ, không quan tâm, không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

*Nguyên nhân của sự vô cảm

+ Do lối sống ích kỷ, thiếu tình thương.

+ Mất lòng tin từ sự bất công xã hội.

+ Ảnh hưởng của phim, trò chơi bạo lực.

+ Do phụ huynh quá nuông chiều.

*Tác hại của sự vô cảm

+ Làm cho con người suy giảm nhân cách.

+ xã hội không có tình người, thiếu sự đoàn kết, thân ái.

+ Con người thiếu niềm vui và hạnh phúc.

*Liên hệ, vận dụng

- Lên án các hành động vô cảm.

- Biết chia sẻ, yêu thương với mọi người.

+ Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn.

c.Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

- Nêu cảm nghĩ về sự vô cảm trong xã hội.

*Mở bài:

Go-rơ-ki đã nói “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương”. Quả thật là như vậy, tình yêu sự, sự chia sẻ luôn là một điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng thật đáng buồn, khi xã hội ngày càng phát triển thì kéo theo vô số những hệ lụy. Trong số đó sự vô cảm trong xã hội là một điều báo động và cần quan tâm.

13 tháng 3 2023

Đề 3: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học.

a.Mở bài

- Nêu tên nhân vật em lựa chọn.

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện nhân vật em lựa chọn.

- Nêu ấn tượng về nhân vật

b. Thân bài

Phân tích đặc điểm nhân vật.

*Giới thiệu khái quát về nhân vật

- Sự xuất hiện.

- Tên nhân vật, hình dáng, đặc điểm ngoại hình.

*Đặc điểm của nhân vật

- Các chi tiết miêu tả nhân vật, hành động nhân vật.

- Ngôn ngữ của nhân vật.

- Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

- Mối quan hệ của nhân vật với các nhân vật khác.

c.Kết bài

Đánh giá về nhân vật.

Mở bài:

Em đã đọc rất nhiều câu chuyện hay và ý nghĩa: đó là hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám, là anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt hay là giáo sư A-rô-nắc trong truyện Dòng sông đen, ông Quơn-cơ trong “Xưởng socola”,...Nhưng có lẽ nhân vật để lại nhiều ấn tượng với em nhất chính là nhân vật Đan-kô trong văn bản “Trái tim Đan-kô” của Mác-xim Go-rơ-ki. Đay là một nhân vật anh hùng để lại nhiều suy nghĩ trong em.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 1 2024

Đề 1: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người bạn tốt mà đã lâu em chưa gặp lại

Dàn ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu về người bạn thân đó của em.

- Nêu cảm xúc của em khi gặp lại người bạn thân đó.

2. Thân bài

- Biểu cảm kết hợp với miêu tả vài nét nổi bật trong ngoại hình, tính cách của người bạn đó.

- Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình bạn giữa em và người đó, có thể là kỉ niệm vui hay buồn; qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người bạn dành cho em cũng như của em dành cho bạn.

3. Kết bài

- Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó.

- Cảm nghĩ của em về người bạn.

Mở bài: Tôi may mắn có cho mình một cô bạn thân rất đáng yêu tên là Lan Anh. Sau đó vì cuộc sống mà gia đình bạn ấy chuyển đi nơi khác. Hôm nay, sau 1 năm được gặp lại Lan Anh, cảm xúc của tôi thật sự rưng rưng khó tả.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 1 2024

Đề 2: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. 

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này (nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…) 

2. Thân bài

- Giải thích hiện tượng.

- Thực trạng:

- Nguyên nhân:

- Hậu quả:

- Lời khuyên:

3. Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề.

- Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.

Mở bài: Cuộc sống con người ngày càng phát triển với những thiết bị tiện ích để phục vụ cho cuộc sống con người. Cùng với đó, máy tính hay điện thoại ra đời như một phần quan trọng và gần như không thể thay thế với chúng ta. Bên cạnh lợi ích mà đang mang lại, những thiết bị này cũng gây không ít những ảnh hưởng và phiền toái, nhất là với học sinh. Hiện tượng nghiện game điện tử ở học sinh ngày nay đang ở mức đáng báo động.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

     Đọc lại lý thuyết về hai kiểu bài này.

Lời giải chi tiết:

Truyện kể

Bài thơ

- Xác định được nội dung cốt truyện, thể loại của truyện.

- Nắm được tình huống truyện, nhân vật trong truyện.

- Nắm được giá trị nghệ thuật, bố cục của bài thơ.

- Cách phân tích nhịp điệu, cách gieo vần trong bài thơ.

19 tháng 1 2017

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

- Câu chủ đề của đoạn : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn.

Bài văn có bố cục ba phần:

- Mở bài (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.

- Thân bài (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

- Kết bài (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

10 tháng 2 2017

2. Tìm hiểu văn bản.

(1) Xác định câu chủ đề của đoạn.

(2) Câu chủ đề của phần mở đầu văn bản chính là câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận của cả bài văn. Từ việc xác định chủ đề của đoạn văn, hãy cho biết, văn bản trên nghị luận về vấn đề gì?

b) Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng

13 tháng 11 2017

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
– Là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa.
– Ngày nay vẫn được xã hội đề cập, quan tâm.
b. Thân bài
· Giải thích
– Biết ơn là luôn nhớ ơn, tìm cách đền đáp những người từng giúp đỡ mình.
– Không có ai trong cuộc đời mà không cần đến sự dạy dỗ của thầy cô.
– Biết ơn thầy cô giáo bằng những hành động cụ thể thể hiện lòng kính yêu và đền đáp công ơn thầy cô.
Nguồn gốc
– Một đạo lý đẹp của dân tộc hiểu học.
– Có nhiều tấm gương tiêu biểu về lòng biết ơn thầy cô từ lịch sử xa xưa.
Biểu hiện cụ thể:
– Học tập tốt, nghe lời thầy cô dạy bảo.
– Biết quan tâm bạn bè, thầy cô đúng mực.
Ý thức của mỗi học sinh chúng ta hiện nay.
– Đa số các bạn đã nhận thức đúng và có việc làm cụ thể: học tập và rèn luyện tốt, chia sẻ tâm sự.
– Một số bạn coi thường điều này, không biết thậm chí coi thường, vô lễ.
Định hướng
– Phải biết ơn thầy cô vì đó là những người giúp ta trưởng thành về mọi mặt.
– Ngày nay vẫn phải đề cao bài học, đạo lý cao đẹp đó.
– Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn, hỗn láo với thầy cô.

c. Kết bài:

– Cảm xúc, suy nghĩ của mình về vấn đề lòng biết ơn đối với thầy cô.
– Liên hệ bản thân, định hướng hành động.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1
Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.

thời xưa cụ chu văn an đã mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học tròcua3 cụ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sự Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đẩu triều nhưng ông vẫn tõ thái độ vô cũng kính tr5ong người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng ko dám ngồi cũng sập với cụ, chỉ xin ngời bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao!

Thời nay học sunh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô.

Biết ơn nhữnng người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan , biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Nếu không có các thầy các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôn nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước. Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.

Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chắng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đánh trách thay!

Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cẩn các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi, giành được nhiều điểm chín. mười chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra vào ngày 20-11. 8-3, tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô, thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn

Người ta nói:
Qua sông thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Thật vậy! Cứ giả sữ xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bậy giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của nình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọng!

13 tháng 11 2017

Bài văn là những kỉ niệm rất sống động của cậu học trò đã từng nghịch ngợm, quậy phá làm phiền lòng thầy cô. Nhưng bằng tất cả yêu thương, ân cần; thầy cô đã khiến cậu tâm phục, khẩu phục. Những tình cảm của cậu với thầy cô trong ngày 20-11 mỗi năm mỗi khác, nhưng càng trưởng thành, cậu càng hiểu rằng dù thế nào đi chăng nữa, tất cả thầy cô luôn mong muốn dành cho học trò của mình những điều tốt đẹp nhất. Không có thầy cô, cậu không thể thành công như ngày hôm nay. Vì vậy, thay vì gửi những tin nhắn chúc mừng ngắn ngủi, hãy thể hiện tình cảm với thầy cô thật chân thành và thiết thực nhất.

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.

Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

Hình ảnh Ngày 20/11: Những bài văn hay và xúc động viết về thầy cô, giáo số 2
4 tháng 4 2022

Tham khảo
I. Mở bài

Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. Thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

 

II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường

1. Thế nào là bạo lực học đường:

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Hành vi này càng ngày càng phổ biến.

2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:

Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.Thầy cô xúc phạm đến học sinh.Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.

3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:

Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.Chưa có sự quan tâm từ gia đình.Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

4. Hậu quả của bạo lực học đường:

a. Với người bị bạo lực:

Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.Làm cho gia đình họ bị đau thương.Làm cho xã hội bất ổn.

b. Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.Mọi người chê trách.Mất hết tương lai, sự nghiệp.

5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:

 Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

Đây là một hành vi không tốt.Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này
4 tháng 4 2022

Tham khảo
I. Mở bài

Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. Thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

 

II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường

1. Thế nào là bạo lực học đường:

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Hành vi này càng ngày càng phổ biến.

2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:

Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.Thầy cô xúc phạm đến học sinh.Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.

3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:

Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.Chưa có sự quan tâm từ gia đình.Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

4. Hậu quả của bạo lực học đường:

a. Với người bị bạo lực:

Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.Làm cho gia đình họ bị đau thương.Làm cho xã hội bất ổn.

b. Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện.Mọi người chê trách.Mất hết tương lai, sự nghiệp.

5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:

 Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

Đây là một hành vi không tốt.Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này