Trong một buổi nói chuyện với thành niên nhà thơ Tố Hữu có nói " thành niên phải biết ước mơ và hành động " trình bày mố quan hệ giữa ước mơ và hành động lấy dẫn chứng trong đời sống và văn học để chứng minh cho vấn đề nêu trên
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Em tán thành với quan điểm: Thanh niên học sinh phải nỗ lực học tập, rèn luyện, chuẩn bị hành trang để lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thanh niên phải “Sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải ân hận về những năm tháng dã sống hoài, sống phí”.
Vì đây là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn, thể hiện vì lí tưởng, hoài bão và ước mơ của người thanh niên trong thời đại mới.
- Việc cho răng học sinh THCS là tuổi ăn, tuổi chơi nên tranh thủ ăn chơi, hưởng thụ, không lo học hành, làm việc, cống hiến là một quan điểm sai lầm.
Muốn có kiến thức để chuẩn bị hành trang bước vào đời phải học tập tốt, phấn đấu không ngừng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nên ở cấp THCS không lo học hành thì không có kiến thức để tiếp tục học lên, hành trang bước vào đời nghèo nàn sẽ không thể lập thân, lập nghiệp được.
b) Ước mơ của em về tương lai mong nuôn trở thành một kĩ sư về công nghệ thông tin giỏi.
Để đạt được ước mơ đó, em đã và sẽ cố gắng chăm chỉ học hành, có kế hoạch và phương pháp học tập tốt. Rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu không ngừng để đạt được ước mơ của mình.
Tham khảo!
Phần | Vị ngữ là cụm động từ | Động từ trung tâm | Cụm C-V |
a | tưởng mình không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên | tưởng | mình/ không còn những ước mơ và khát vọng của tuổi thanh niên |
b | cũng làm ký ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ | làm | ký ức ta/ quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ |
câu 1 miêu tả biểu cảm tự sự nghị luân hành chính công vụ
câu 2 để trưởng thành tuổi trẻ cần phải biết chấp nhận những thử thách và thất bại
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.
Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.
Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó.
Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập tọe đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.
Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.
Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.
Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
1) Biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa.
Tác dụng: tăng tính gợi hình, gợi cảm cho đoạn thơ. Thể hiện sự xúc động, luyến tiếc giữa cho mối quan hệ sắp phải chia xa khi người ở lại tiễn biệt người đi xa.
2) em tự làm
Trên đời luôn tồn tại một chân lý :" chỉ học lý thuyết mà không thực hành thì không làm được việc gì cả" và đi đôi với chân lý sâu sắc ý nghĩa ấy là quan điểm :"Học đi đôi với hành". Trước tiên, ta làm rõ vấn đề sau: học là gì và hành là gì?. Học là tiếp nhận các kiến thức "lễ"cơ bản từ cha mẹ giảng giải ở nhà, các bài học trí tuệ "văn" từ thầy cô dạy trên lớp, các đạo lý cơ bản từ xã hội vào đầu mình. Hành là làm việc, vận dụng các kiến thức mà mình có được để hoàn thành thành công việc, áp dụng vào thực tế. Vậy tại sao mà học lại phải đi đôi với hành?. Vì nếu chỉ học lý thuyết xuông mà không biết áp dụng làm việc thì cũng chỉ là vô ích, là một kẻ chỉ biết nói miệng; vì nếu chỉ hành mà không học thì công việc không thể nào hoàn thành được bởi thiếu kiến thức, không biết nỗi cách làm việc như nào thì sao có thể đâm đầu vào làm hoàn thành tốt việc?. Từ đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của cả việc học và việc làm, chúng phải đi chung với nhau; ta phải có cả 2 thứ đó thì mới làm được việc. Với học sinh, học đi đôi với hành giúp ta nâng cao hiệu quả trong việc học tập, cũng ví nhau có cách làm rồi thì phải biết cách áp dụng vào bài toán, bài làm; từ đó ta mới làm được bài. Với người lớn, học đi đôi với hành giúp mọi người làm việc hiệu quả, làm việc tốt hơn. Chớ hiểu lầm rằng phải ép buộc bản thân có liền 2 điều đó. Chúng ta nên rèn luyện qua một thời gian, nên tập và tạo ra 2 điều ấy một cách đúng đắn. Trên thực tế, một số người hiện nay vẫn còn học theo hình thức, học theo xu hướng, học vì bị ép buộc và theo em điều đó nên bị hạn chế lại. Học cũng là trách nhiệm của con người, chúng ta không nên bài xích việc học. Thử hỏi, nếu không học hành thì ta có thể biết có thể hiểu những gì?; không học là điều sai lầm nhất. Nếu không học hành, ta cái gì cũng không biết liệu có biến mình thành kẻ ngu đần, thành trò cười?. Theo ý kiến của em, dù ít hay nhiều thì chúng ta cũng cần phải học hành. Phương pháp học hiệu quả nhất đó giờ vẫn là "học đi đôi với hành".
☕T.Lam
1.Mở bài
-Giới thiệu, dẫn dắt để nêu vấn đề
+ Trực tiếp: nêu ngay câu thơ của Tố Hữu và nội dung, mục đích của câu thơ.
+ Gián tiếp: lựa chọn lối sống là vấn đề vô cùng khó khăn, đặc biệt đối với bạn trẻ.
+ Phản đề: nêu thực trạng một bộ phận thanh thiếu niên sống ích kỉ, trục lợi.
– Nêu vấn đề: vấn đề sống đẹp mà câu thơ của Tố Hữu đưa ra là vấn đề mỗi con người cần nhận thức và rèn luyện một cách đúng đắn, tích cực.
2. Thân bài
a. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu thơ của Tố Hữu.
Ý nghĩa câu nói: con người sống phải có ước mơ, lí tưởng và khát vọng lớn lao, để hoàn thiện nhân cách, năng lực giúp mình, giúp đời.
– Câu thơ của Tố Hữu viết dưới dạng một câu hỏi, nêu lên vấn đề sống đẹp trong cuộc sống mỗi con người.
– Sống đẹp là một đòi hỏi tất yếu của loài người từ khi xã hội xuất hiện nền văn minh, văn hóa. '
– Sống đẹp: sống có ý nghĩa, sống có ích cho cộng đồng, quốc gia dân tộc, sống khẳng định năng lực bản thân, giá trị của mỗi cá nhân; sống khiến người khác cảm phục, yêu mến, kính trọng, noi theo; sống với tâm hồn, tình cảm nhân cách, suy nghĩ khát vọng chính đáng, cao đẹp.
– Câu thơ của Tố Hữu là lời chất vấn, thực chất là lời nhắc nhở định hướng con người cần rèn luyện cách sống đẹp.
b.Biểu hiện của lối sống đẹp
– Sống có lí tưởng, mục đích đứng đắn, cao đẹp:
+ Sống tự lập, có ích cho xã hội.
+ Sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng.
+ Sống có ước mơ, khát vọng, hoài bão vươn lên, khẳng định giá trị, năng lực bản thản.
-Sống có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu:
+ Sống hiếu nghĩa với người thân.
+ Quan tâm, yêu thương, chia sẻ với những người xung quanh.
+ Dũng cảm, lạc quan, giàu ý chí, nghị lực.
+ Không chạy theo lối sống lập dị, không phù hợp với truyền thống, thẩm mĩ, văn hóa dân tộc.
-Sống không ngừng học hỏi, mở mang trí tuệ, bồi bổ kiến thức:
+ Học để biết, để có kiến thức về các lĩnh vực xã hội, để khám phá chính mình.
+ Học để sống có văn hóa, tiến bộ.
+ Học để làm, để chung sống, để khẳng định chính mình.
-Sống phải hành động lương thiện, tích cực:
+ Không nói suông mà phải có hành động cụ thể để chứng tỏ lối sống đẹp.
+ Hành động cần có tính xây dựng, tránh vì lợi ích cá nhân mà gây bất lợi cho lợi ích tập thể.
c. Phê phán quan niệm và lối sống không đẹp.
– Thói ích kỉ, vụ lợi không những làm cho con người nhỏ nhen, ti tiện, vô cảm mà còn gây những hậu quả xấu cho xã hội: như nạn tham ô, phạm pháp,
-Thói sống buông thả, tùy tiện, thiếu lí tưởng dẫn đến tình trạng tha hóa nhân cách, sống vô nghĩa, không có mục đích, vô giá trị, sống thừa.
-Thói lười nhác trong lao động, học tập dẫn đến ngu dốt, thiếu kí năng sống, kĩ năng ỉàm việc và quan hệ xã hội.
-Sống vô cảm, thiếu tình yêu thương, lòng trắc ẩn … dẫn đến cô độc, thiếu tính nhân văn.
d. Phương hướng rèn luyện lối sống đẹp.
-Tích cực học tập trong cuộc sống, lịch sử, sách vở.
-Xác định mục đích sống rõ ràng.
-Rèn luyện đạo đức, tinh thần lao động, mở mang tri thức.
3. Kết bài
– Khẳng định ý nghĩa tích cực của lối sống đẹp.
+ Sống đẹp là chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người, là tiêu chí đánh giá giá trị con người. .
+ Câu thơ của Tố Hữu có ý nghĩa nhắc nhở, gợi mở về lốì sống đẹp, nhất là cho thế hệ trẻ ngày nay.
Nhà văn Pháp Đ. Đi-đơ-rô từng quan niệm : “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích bình thường”. Đây là một quan niệm đúng và rất phù hợp vói thế hệ trẻ Việt Nam. Là thanh niên, phải có lí tưởng sống cao đẹp.
Vậy lí tưởng là gì ? Theo tôi, lí tưởng chính là mục đích sống. Nói đến lí tưởng có nghĩa là nói đến mục đích sống cao đẹp. Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống mình vì mọi người. Mỗi một con người muốn sống có ý nghĩa phải sống có mục đích, có lí tưởng cao đẹp. Lí tưởng của người thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu để bảo vệ tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Các lớp thanh niên Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ vừa qua thực sự đã trở thành mũi nhọn xung kích – lực lượng tiên phong của cách mạng giải phóng dân tộc Họ đã tham gia nhiệt tình vào cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc, họ đã “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lại”. Hạnh phúc cao đẹp nhất là được sống chiến đấu và hi sinh cho cách mạng. Chính vì sống có lí tưởng cao đẹp vì sự nghiệp chung cho nên nhiều thế hệ Việt Nam dù “bình thường” nhưng rất “vĩ đại”.
Tại sao sống cần lí tưởng và lí tưởng sống phải cao cao đẹp ? Bởi vì con người luôn muốn sống hạnh phúc, và hạnh phúc là cả cuộc đời. Có những hạnh phúc bình thường như ăn ngon, mặc đẹp, vợ hiền, con ngoan, bạn tốt,… và hạnh phúc có thể đến từ gia đình, tiền bạc, bạn bè, cha mẹ, người yêu. Lí tưởng sống của đời người chỉ có chừng ấy cũng từng đã khiến con người ta phải cố gắng, mưu cầu mà có được ! Nhưng có những lí tưởng sống rất tầm thường của kẻ có mong muốn có nhiều tiền, có sự giàu sang để trấn áp, để khinh rẻ kẻ khác, dùng đồng tiền để khuynh đảo người xung quanh. Lí tưởng sống như vậy dễ dàng làm bạn với tội ác, với cái xấu. Muốn sống đẹp phải có lí tưởng sống cao đẹp. Người có lí tưởng sống cao đẹp thường rất hạnh phúc khi hi sinh cho người khác, hạnh phúc bởi được cống hiến cho cuộc đời chung. Điều vĩ đại mà Anh-xtanh, Ê-đi-xơn, Pát-xtơ, đặc biệt là Các Mác, Lê-nin, Hồ Chí Minh, hay Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… làm được cho hậu thế chắc chắn đã được nuôi dưỡng trong tâm huyết họ lí tưởng sống thật cao cả cho muôn người!
Lí tưởng là lẽ sốngunhien của cuộc đời. Lí tưởng phải cao đẹp thì tâm hồn mới thanh cao và hành động phi thường ! Lí tưởng cao cả, đẹp đẽ của con người là điều kiện để con người sống có ý nghĩa và sống xứng đáng. Trên cơ sở đó, chúng ta có. quyền phê phán đối với những mưu cầu đời sống tầm thường : sống chỉ được muốn hưởng thụ vật chất, sống ích kỉ chỉ lo cho mình và không quan tâm đến hạnh phúc của kẻ khác.Trong cuộc đời mỗi con người, lí tưởng sống – lẽ sống cuộc đời – được hình thành rõ ở tuổi thanh niên. Tố Hữu nói : Thành niên phải biết ước mơ và hành động ! Và cũng chính nhà thơ ở cái tuổi học trò đã gặp được “mặt trời chân lí’ – lí tưởng cách mạng, lí tưởng sống cao đẹp khiến nhà thơ cảm thấy trái tim “bừng nắng hạ”, thấy tâm hồn là “vườn hoa lá, rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Lí tưởng sống cách mạng đã cho nhà thơ một quan niệm sống mới “Tôi buộc hồn tôi với mọi người – Để tình trang trải với muôn nơi – Để hồn tôi với bao hồn khổ – Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”,…
Hay nói như người thanh niên Nga Pa-ven Coóc-sa-ghin, lí tưởng sống cao đẹp chính là biết sống có mục đích chân thành mà vô cùng cao cả “Tôi muốn cống hiến cho cách mạng đến tế bào sống cuối của đời mình”. Ở Việt Nam có rất nhiều những tấm gương sống theo lí tưởng sống cao đẹp. Đó là Lí Tự Trọng, người thanh niên cộng sản trẻ tuổi, đã sớm nhận ra “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không có con đường nảo khác !” và đã đi theo con đường phấn đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc. Người thợ điện Nguyễn Văn Trỗi cũng sớm nhìn thấy “Lí tưởng sống của đời tôi là hạnh phúc của đồng bào tôi. Còn thằng giặc Mĩ thì không ai có hạnh phúc nổi cả…” và anh đã chọn hướng đi cho cuộc đời là đấu tranh giải phóng miền Nam khỏi ách đô hộ của đế quốc Mĩ. Lí tưởng sống cao đẹp có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng chung quy lại, sống có lí tưởng nghĩa là biết sống vì hạnh phúc của con người. Có khi nó là sự cống hiến bền bỉ, miệt mài trên vùng núi cao hơn nghìn mét nơi lặng lẽ Sa Pa để đo độ nắng, độ gió. để tìm ra một giống cây mới. Cũng có khi đó là một nguyện ước được “lặng lẽ dâng cho đời” những sức lực của con người với những việc làm nho nhỏ nhưng có ý nghĩa :
… Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
Chính vì thế đã là thanh niên là phải biết tìm và tìm được lí tưởng sống cao đẹp cho cuộc đời mình. Tương lai của tuổi trẻ hôm nay – những người chủ nhân đất nước sắp tới – tuỳ thuộc vào sự khẳng định lí tưởng sống của tuổi trẻ Việt Nam. Đất nước còn nghèo, dân ta còn lạc hậu, nếu tha thiết với cuộc đời chung thì ắt hẳn mỗi chúng ta phải biết sống, học tập, lao động và chiến đấu quên mình. Lời nói của Đ. Đi-đơ-rô như nhắc nhở mỗi người biết chọn lẽ sống cao đẹp. Mỗi con người hôm nay dù ở vai trò xã hội nào, cũng sẽ hiểu sâu xa đất nước và dân tộc làm gì, ta phải làm gì !
Cảm ơn những tấm gương sống cao đẹp của từng vĩ nhân kim cổ – những tấm gương đẹp về mục đích sống cho chúnig em noi theo. Là chủ nhân của đất nước ngày mai, thế hệ trẻ chúng em quyết tâm hướng cuộc đời vào xây dựng nước Việt Nam “đàng hoàng to đẹp hơn” bằng hành động cống hiến chân thành của mình