K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2019

Vào mùa hạ ở Bán cầu Bắc, tổng bức xạ ở Xích đạo nhỏ hơn ở Cực Bắc chủ yếu do
thời gian chiếu sáng ở Cực dài hơn ở Xích đạo (tại Cực có 6 tháng ngày, tại Xích đạo
chỉ có 3 tháng ngày)
Nhiệt độ không khí ngoài việc phụ thuộc vào tổng bức xạ Mặt Trời (được quy định
bởi sự chi phối của góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng), còn phụ thuộc vào tính chất
bề mặt đệm. Ở Xích đạo chủ yếu là đại dương và rừng rậm nên không khí có chứa
nhiều hơi nước, hấp thụ nhiệt nhiều hơn. Ở Cực chủ yếu là băng tuyết nên phản hồi
hầu hết lượng bức xạ Mặt Trời, phần còn lại rất nhỏ chủ yếu dùng làm tan băng nên
nhiệt độ rất thấp.

Nhiệt độ không khí phụ thuộc vào tổng lượng nhiệt và tính chất của bề mặt đệm. Vào mùa hạ (ở nửa cầu Bắc) tuy tổng bức xạ ở xích đạo nhỏ hơn ở cực nhưng ở xích đạo với bề mặt đệm chủ yếu là đại dương và rừng rậm, nên không khí chứa nhiều hơi nước hấp thụ nhiệt lớn hơn. Ở cực chủ yếu là băng tuyết nên phản hồi nhiệt lớn và một phần nhiệt dùng làm tan chảy băng tuyết nên có nhiệt độ thấp.

9 tháng 8 2021

Vào mùa hạ ở Bán cầu Bắc, tổng bức xạ ở Xích đạo nhỏ hơn ở Cực Bắc chủ yếu do thời gian chiếu sáng ở Cực dài hơn ở Xích đạo (tại Cực có 6 tháng ngày, tại Xích đạo chỉ có 3 tháng ngày)
Nhiệt độ không khí ngoài việc phụ thuộc vào tổng bức xạ Mặt Trời (được quy định bởi sự chi phối của góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng), còn phụ thuộc vào tính chất
bề mặt đệm. Ở Xích đạo chủ yếu là đại dương và rừng rậm nên không khí có chứa nhiều hơi nước, hấp thụ nhiệt nhiều hơn. Ở Cực chủ yếu là băng tuyết nên phản hồi hầu hết lượng bức xạ Mặt Trời, phần còn lại rất nhỏ chủ yếu dùng làm tan băng nên nhiệt độ rất thấp.

Tham khảo nha

19 tháng 7 2018

HƯỚNG DẪN

- Căn cứ vào bản đồ nhiệt độ trung bình tháng V - X (mùa hạ) ở trang 9 (Khí hậu) để làm sáng rõ nhận định nhiệt độ trung bình về mùa hạ của Nam Bộ thấp hơn nền nhiệt độ vào mùa hạ ở Bắc Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và nam Tây Bắc.

- Do sự khác nhau về góc nhập xạ, nên khu vực ở gần Xích đạo thường có nhiệt độ trung bình cao hơn ở những nơi xa Xích đạo.

- Tuy nhiên, ở nước ta về mùa hạ, gió Tây Nam TBg thổi đến gặp dãy Trường Sơn, gây mưa ở sườn Tây. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, trở nên khô nóng, làm nhiệt độ tăng cao hơn hẳn sự thay đổi nhiệt độ theo chiều từ bắc vào nam, dẫn đến nhiệt độ trung bình trong những tháng đầu mùa hạ tăng cao hơn nhiều so với Nam Bộ. (Cứ xuống thấp 100m, nhiệt độ tăng 1°C; trong khi đó, khi đi về phía Xích đạo, cứ cách 1 vĩ độ, nhiệt độ chỉ tăng lên khoảng 0,1°C.

7 tháng 12 2017

Trả lời:

Nhiệt độ không khí phụ thuộc vào tổng lượng nhiệt và tính chất của bề mặt đệm. Vào mùa hạ (ở nửa cầu Bắc) tuy tổng bức xạ ở xích đạo nhỏ hơn ở cực nhưng ở xích đạo với bề mặt đệm chủ yếu là đại dương và rừng rậm, nên không khí chứa nhiều hơi nước hấp thụ nhiệt lớn hơn. Ở cực chủ yếu là băng tuyết nên phản hồi nhiệt lớn và một phần nhiệt dùng làm tan chảy băng tuyết nên có nhiệt độ thấp.

21 tháng 2 2021

Không khí ở vùng xích đạo nóng hơn ở vùng cực do

 A.

góc chiếu sáng ở xích đạo lớn hơn ở cực

 B.

xích đạo mưa nhiều, vùng cực mưa ít

 C.

không khí ở xích đạo đậm đặc hơn.

 D.

vùng cực phần lớn là biển và đại dương.

21 tháng 2 2021

Không khí ở vùng xích đạo nóng hơn ở vùng cực do

 A.góc chiếu sáng ở xích đạo lớn hơn ở cực

 B.xích đạo mưa nhiều, vùng cực mưa ít

 C.không khí ở xích đạo đậm đặc hơn.

 D.vùng cực phần lớn là biển và đại dương.

5 tháng 3 2022

A

Các Polar High là các khu vực có áp suất khí quyển cao xung quanh các cực Bắc và cực Nam ; Polar High hoạt động cực bắc mạnh hơn vì đất tăng và mất nhiệt hiệu quả hơn biển. Nhiệt độ lạnh ở các vùng cực khiến không khí hạ xuống tạo ra áp suất cao, giống như nhiệt độ ấm quanh xích đạo làm cho không khí tăng lên tạo ra vùng hội tụ giữa các áp suất thấp. Không khí tăng cũng xảy ra...
Đọc tiếp

Các Polar High là các khu vực có áp suất khí quyển cao xung quanh các cực Bắc và cực Nam ; Polar High hoạt động cực bắc mạnh hơn vì đất tăng và mất nhiệt hiệu quả hơn biển. Nhiệt độ lạnh ở các vùng cực khiến không khí hạ xuống tạo ra áp suất cao, giống như nhiệt độ ấm quanh xích đạo làm cho không khí tăng lên tạo ra vùng hội tụ giữa các áp suất thấp. Không khí tăng cũng xảy ra dọc theo các dải áp thấp nằm ngay dưới các cực cao xung quanh vĩ tuyến thứ 50 của vĩ độ. Các vùng hội tụ ngoài hành tinh này bị chiếm giữ bởi các Frông cực nơi các khối không khí có nguồn gốc cực gặp nhau và đụng độ với các vùng có nguồn gốc nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Sự hội tụ của không khí tăng này hoàn thành chu kỳ thẳng đứng xung quanh Hoàn lưu khí quyển ở mỗi bán cầu vĩ độ. Liên quan chặt chẽ đến khái niệm này là xoáy cực .

Nhiệt độ bề mặt dưới các Polar High là lạnh nhất trên Trái đất, không có tháng nào có nhiệt độ trung bình trên mức đóng băng. Các khu vực dưới cực cao cũng trải qua lượng mưa rất thấp, dẫn đến chúng được gọi là "sa mạc cực ".

Luồng không khí đi ra ngoài từ các cực để tạo ra các cơn gió đông cực trong Bắc Cực và Nam Cực khu vực này.

0
15 tháng 2 2019

Điều chính mà mình muốn hỏi là tại sao khí áp cao ở vĩ độ 30° di chuyển sang khí áp thấp ở xích đạo mà không di chuyển sang khí áp thấp ở vùng vĩ độ 60°?

12 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.

- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.

- Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.

b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:

- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.

- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.

- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.

d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:

- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.

- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.