K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hổ… Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hổ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai ai củng đêu không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào...
Đọc tiếp

đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hổ… Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hổ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai ai củng đêu không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá củng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiêu ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ đêu được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng cũng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hổ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hố nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.

a)xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

b)chỉ ra và nêu tác dụng của nghệ thuật nhân hóa được sử dụng trong văn bản

c)hãy rút ra và ghi lại thông điệp từ văn bản trên bằng một câu văn.Viết tiếp 3 câu để lý giải thông điệp mà em vừa rút ra

2
10 tháng 7 2019

a. PTBĐ : nghị luận

b. Biển Chết đón nhận giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.

c. Thông điệp : Hãy chia sẽ với mọi người và đừng giữ riêng cho bản thân để nhận được nhiều hơn

10 tháng 7 2019

a, Phương thức biểu đạt : Văn Nghị luận

b, Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát

Tác dụng : Làm nôi bật hình ảnh cuae biển chết

c,Thông điệp có ý nghĩa nhất với em là: “Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân – quả” trong Phật giáo vậy. Trên đời có nhân tất sẽ có quả, chỉ khi chúng ta biết yêu thương người, chúng ta mới được yêu thương trở lại. Đôi môi có hé mở mới nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Chúng ta có thể không (hoặc chưa) làm được những điều lớn lao như Bill Gates hay như Steve Jobs, nhưng chúng ta vẫn có thể cho đi bằng những điều nhỏ bé hằng ngày. Đó có thể đơn giản chỉ là một nụ cười với người bán hàng, một lời cảm ơn chân thành với người lao công trên phố, là biết chia sẻ công việc nhà, biết xếp hàng, biết bỏ rác vào thùng, biết xách hộ cái giỏ nặng của phụ nữ mang bầu, là biết nhường ghế cho một cụ già trên xe buýt. Mỗi khi có thể, chúng ta chỉ cần làm những việc rất nhỏ như vậy thôi; nhưng nếu tất cả mọi người đều biết sống cho đi, ắt hẳn tất cả chúng ta sẽ nhận lại ‘thiên đường’ ngay giữa thế gian này. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết. Người ta nói tôi trẻ con bởi thói quen nhìn đời bằng cặp kính màu hồng. Nhưng tôi thì nghĩ khác. Bút màu trong tay và ai cũng có quyền tự tô màu cho cuộc đời theo cách của riêng mình.

Chỉ rõ vì sao coi văn bản “Hai biển hồ” là một văn bản nghị luậnNgười ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất....
Đọc tiếp

Chỉ rõ vì sao coi văn bản “Hai biển hồ” là một văn bản nghị luận

Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.

Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

Thật bất hạnh cho ai cả đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết...

(Theo Quà tặng của cuộc sống)

1
2 tháng 2 2021

- Văn bản trên là một văn bản nghị luận vì tuy mở đầu bằng câu chuyện kể về “Hai biển hồ” nhưng là dẫn dắt vấn đề để bàn đến hai cách sống trong xã hội: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống chia sẻ với mọi người.

- Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau. Như vậy, văn bản đã hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“ Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất....
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“ Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có

 

một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này...

Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển chết!”

a.   Xác định PTBĐ chính của VB trên.

b.  Khái quát nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn.

c.   Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm.

0
Bài tập1 :Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:HAI BIỂN HỒ“Người ta bảo ở Paletxtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống vào cũng bị bệnh. Ai ai cũng không muốn sống gần đó.Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu...
Đọc tiếp

Bài tập1 :Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

HAI BIỂN HỒ

“Người ta bảo ở Paletxtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống vào cũng bị bệnh. Ai ai cũng không muốn sống gần đó.

Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tươi tốt nhờ nguồn nước này.

Nhưng điều kì lạ là hai biển hồ đều được đón nhận nguồn nước từ sống Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông rạch. Nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.

Một định lí trọng cuộc sống mà ai cũng đồng tinh: một ánh lửa chia sẻ là ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chi biết giữ riêng cho mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong biển chết”(Ngữ văn 7 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

Câu1  Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn in đậm trong văn bản trên? Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn trên thuộc kiểu câu gì?

Câu 2  Đặc điểm của biển hồ Ga-li-lê và biển Chết được miêu tả trong văn bản trên khiến em liên tưởng tới những tính cách nào ở con người?

Câu 3  Đoạn văn đã nhắn nhủ đến người đọc một vấn đề nhân sinh lớn lao: Cuộc đời thật ý nghĩa biết bao nếu con người biết yêu thương, sẻ chia và lan toả những điều tốt đẹp. Bằng một đoạn văn ( 2/3 trang giấy), hãy trình bày suy nghĩ của em về sự sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay.

2
14 tháng 7 2021

1.

-Bàn tay/ có mở rộng trao ban, tâm hồn/ mới tràn ngập vui sướng.

 CN1           VN 1          CN2     VN 2

-Theo cấu tạo ngữ pháp, câu văn trên thuộc kiểu câu ghép

2. Biển chết: Ich kì, không biết sẻ chia
Biển Galie: Bao dung, biết cho đi, sẻ chia với mọi người xung quanh3. Cuộc đời mới ý nghĩa làm sao khi chúng ta biết yêu thương, biết trao đi những điều tốt đẹp tới mọi người. Chúng ta không thể nào phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của sự sẻ chia. Nó là sự quan tâm bắt nguồn từ sự rung cảm giữa những trái tim của người với người. Các-mác có một câu rất hay:"Con người là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội.". Chính thế, Sự sẻ chia đã đưa chúng ta đến với nhau, đưa chúng ta đến gần với nhau hơn. Thứ tình cảm ấy mới khăng khít và đáng trân quý làm sao! Khi biết trao đi yêu thương chúng ta đang dần trở nên "đẹp" hơn. Chúng ta được mọi người xung quanh yêu thương và dành biết bao sự kính trọng. Cuộc sống trần ngập yêu thương, sẻ chia, không ích kỉ, ôi mới ấm áp, đẹp tuyệt làm sao. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những người có đức tính này ở mọi nơi. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân họ sẵn sàng hi sinh dẫu biết  rất khó khăn vất vả để đến với vùng bão lũ. Đặc biệt trong tình trạng dịch bệnh phức tạp hiện nay, tình thần tương thân tương ái, sẻ chia đó càng trở nên sáng hơn bao giờ hết. Tất cả đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm lung linh, mầu nhiệm. Tất nhiên, vẫn có một số ít người sống ích kỉ, họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà lờ đi, không quan tâm đến người khác. Họ sống khô héo, chết dần chết mòn...Đó là những người cần đáng lên án. Vậy nên, mỗi chúng ta hãy rèn luyện không ngừng cho mình sự sẻ chia để cuộc sống ý nghĩa hơn. “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”.
14 tháng 7 2021

a, Bàn tayCN có mở rộng trao banVN, tâm hồnCN mới tràn ngập vui sướng. VN 

Câu ghép

b, Biển Hồ tượng trưng cho những người thoải mái, sẵn sàng hi sinh cho lợi ích chung

Biển Chết tượng trưng cho những người ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho mình

c, 

Tham khảo nha em:

Tình yêu thương giữa con người với con người là vô cùng thiêng liêng, nó thể hiện sự gắn bó, sự sẻ chia và đồng cảm trước những mảnh đời bất hạnh. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển con người đang dần phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn từ cuộc sống, nhưng họ không bao giờ quên đi được lối sống và chuẩn mực của mình khi sống trong xã hội loài ngoài, “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, tấm lòng đó là tấm lòng biết yêu thương, sẻ chia và đồng cảm. Lối sống đó hiện nay đang được coi trọng và là chuẩn mực sống đúng đắn nhất.

Đồng cảm đó là sự chia sẻ, thấu hiểu và quan tâm sâu sắc đối với mọi người xung quanh, luôn luôn có một thái độ biết yêu thương và cảm thông sâu sắc trước mọi hoàn cảnh sống, đồng cảm đó là một thái độ biết nhập tâm và hiểu được đối phương một cách chân thành nhất, đồng cảm giúp kết nối con người với con người để từ đó họ có những cách đánh giá và nhìn nhận cuộc sống này một cách chân thành và da diết nhất.

Sẻ chia đó là sự chia sẻ những nỗi đau, niềm vui, nỗi buồn cùng với mọi người xung quanh, sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình, sống luôn luôn phải biết cho đi và bản thân sẽ nhận được những điều tốt lành nhất, đó là một tình cảm tinh thần phong phú và giàu có, bản thân sẽ làm nên được những điều tốt nhất, da diết và mang trong trái tim, biết bao nhiêu hoài niệm và cả những niềm hạnh phúc lớn lao khi làm được những điều có ý nghĩa.

Bài văn sau đây có phải là văn bản nghị luận không? Vì sao ?                                                    HAI BIỂN HỒNgười ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây...
Đọc tiếp

Bài văn sau đây có phải là văn bản nghị luận không? Vì sao ? 

                                                   HAI BIỂN HỒ

Người ta bảo ở bên Pa-le-xtin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi. Ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Ga-li-lê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng. Nước sông Gioóc-đăng chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Ga-li-lê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Gioóc-đăng rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú, con người.Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan toả, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.Thật bất hạnh cho ai cả đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết...

3
24 tháng 1 2021

Văn bản trên là một văn bản nghị luận vì tuy mở đầu bằng câu chuyện kể về “Hai biển hồ” nhưng là dẫn dắt vấn đề để bàn đến hai cách sống trong xã hội: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống chia sẻ với mọi người

Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau. Như vậy, văn bản đã hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống.

24 tháng 1 2021

Tư tưởng trong vb này là j vậy 

Đọc văn bản sauHAI BIỂN...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau

HAI BIỂN HỒ

Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ…Biểnhồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, khôngcó sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồnày.Nước trong hồ không có một loại cá nào có thểsống nổi mà người uống cũng bị bệnh.Không một aimuốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây làbiển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biểnhồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thểuống được mà cá cũng có thể sống được.Nhà cửa đượcxây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươinhờ nguồn nước này…

Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều đượcđón nhận nguồn nước từ sông Jordan.Nước sôngJordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữlại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trongbiển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đónnhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biểnhồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồngtiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hémở mới thu nhận được nụ cười . Bàn tay có mở rộngtrao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ choriêng mình . “Sự sống” trong họ rồi cũng chết dần chếtmòn như nước trong lòng biển chết!

1. Văn bản trên sử dụng những PTBĐ nào? 

2. Nêu luận điểm, luận cứ và nhận xét về cách lậpluận?

3. Chỉ ra 1 cụm C-V mở rộng thành phần có trong vănbản và cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì?

4. Từ nội dung của văn bản trên, viết đoạn vănkhoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự sẻ chia ( hoặc quan niệm Sống là chođi/ Hãy biết sống vì mọi người). 

5. Từ nội dung văn bản trên, hãy viết đoạn vănkhoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về ý kiến“Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ choriêng mình”.

0
  Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng...
Đọc tiếp

  Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
  Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người...
  Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
  Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết...
              Viết đoạn văn( khoảng 200 chữ) bàn về bàn học cuộc sống rút ra từ văn bản trên( lập dàn ý chi tiết)

 

1
5 tháng 2 2022

Em tham khaor:

1. Mở bài:

- Giới thiệu về cho và nhận trong cuộc sống

2. Thân bài:

* Giải thích:

- Cho: Ban tặng, sẻ chia, chuyển những thứ thuộc quyền sở hữu của mình sang cho người khác mà không đổi lấy thứ gì.

- Nhận: Lấy về cái được cho, được ban tặng.

-> Cho và nhận là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.

-> Cho và nhận có mối quan hệ mật thiết với nhau.

* Biểu hiện:

- Chúng ta có thể cho đi những thứ vật chất, tiền bạc thông qua các hành động từ thiện, quyên góp ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.

- Đó cũng có thể là những hành động giúp đỡ, chia sẻ nỗi buồn, nỗi mất mát với những người xung quanh mình.

- Cho và nhận là hành động xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với con người.

- Đó là hành động hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi cá nhân.

- Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại. Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười, một cử chỉ ấm áp khiến chúng ta vui lòng.

* Ý nghĩa của cho và nhận:

- Cho và nhận gắn kết con người lại với nhau nhiều hơn.

- Giúp chúng ta biết yêu thương đồng loại, sống nhân ái, vị tha hơn.

- Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến.

* Bài học:

- Không sống ích kỉ mà phải biết chia sẻ với người khác, biết cho đi.

- Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết nhận mà không biết cho đi.

3. Kết bài:

- Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của cho và nhận trong cuộc sống.

Hai Biển Hồ"Người ta bảo ở Paletxtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống vào cũng bị bệnh. Ai ai cũng không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng...
Đọc tiếp

Hai Biển Hồ

"Người ta bảo ở Paletxtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống vào cũng bị bệnh. Ai ai cũng không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tươi tốt nhờ nguồn nước này.

Nhưng điều kì lạ là hai biển hồ đều được đón nhận nguồn nước từ sống Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông rạch. Nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người...

Một định lí trọng cuộc sống mà ai cũng đồng tinh: một ánh lửa chia sẻ là ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. "

(Trích bài học làm người-nhà xuất bản giáo dục)

Câu 1: nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ có trong hai câu văn:"một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi.".

Câu 3: nêu thông điệp mà tác giả về gióng tới người đọc qua văn bản trên.

0
HAI BIỂN HỒNgười ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con...
Đọc tiếp

HAI BIỂN HỒ

Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.

Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người...

Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết…

 câu 5. Từ nội dung bài văn ở phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng150chữ) bày tỏ suy nghĩ của em về nhận định Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: “Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa…Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình’’

 

0
“Người ta bảo ở bên Paletxtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có một sự sông nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sông ở gần đó. Biên hồ thứ hai là biển Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiêu khách du lịch nhất. Nước ở biên hồ lúc nào...
Đọc tiếp

“Người ta bảo ở bên Paletxtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có một sự sông nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sông ở gần đó. Biên hồ thứ hai là biển Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiêu khách du lịch nhất. Nước ở biên hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được và cá cũng sông được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này. Nhưng điều kì lạ là cả hai biến hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình màkhông chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn.
       Nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biên hỗ này.
       Luôn sạch và mang lại sự sông cho cây cối, muông thú và con người. Một định lí trong cuộc sông mà ai cũng đồng tình: một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi hẻ mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập niềm vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chi biết giữ riêng cho mình. Sự sống trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết.”
        trạng ngữ trong bài hai biển hồ

0
Từ câu chuyện hai biển hồ .Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về lối sống sẻ chia“Người ta ảo ở Paletxtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống vào cũng bị bệnh. Ai ai cũng không muốn sống gần đỏ. Biển hồ thứ hai...
Đọc tiếp

Từ câu chuyện hai biển hồ .Hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về lối sống sẻ chia

“Người ta ảo ở Paletxtin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống vào cũng bị bệnh. Ai ai cũng không muốn sống gần đỏ. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tươi tốt nhờ nguồn nước này. Nhưng điều kì lạ là hai biển hồ đều được đón nhận nguồn nước từ sống Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông rạch. Nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. Một định lí trọng cuộc sống mà ai cũng đồng tinh: một ánh lửa chia sẻ là ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chi biết giữ riêng cho mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong biển chmk cần gấp, mk sẽ vote cho 5 bạn đầu tiên ^_^

2
24 tháng 1 2021

Tham khảo:

Thiên nhiên là bà mẹ lớn của vạn vật, đặc biệt là của con người. Thiên nhiên không chỉ cung cấp cho ta của cải vật chất như đất đai, cây cối, nguồn nước, thức ăn... mà còn dạy cho ta những bài học quý báu của cuộc sống. Tôi mới học được một bài học tuyệt vời từ một hiện tượng đặc biệt của tự nhiên trong câu chuyện"Hai biển hồ". Bài học đã được học nhiều trong sách vở nhưng đến tận bây giờ tôi mới thực sự hiểu. Bạn có muốn biết không?

Chuyện kể rằng, ở Palestine có hai biển hồ lớn cùng bắt nguồn từ sông Jordan, đó là biển Chết và biển Ga-li-lê. Biển Chết đúng như tên gọi của nó không có sự sống nào. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nào người uống vào cũng sẽ bị bệnh. Trái lại, nước trong biển Ga-li-lê lúc nào cũng trong mát, ngọt lành, là môi trường sống thuận lợi cho cây cỏ và tôm cá ai cũng thích biển Ga-li-lê vì sự sống nơi đây luôn luôn nhộn nhịp. Sở dĩ như thế vì biển Chết tham lam chỉ muôn giữ nước lại cho riêng mình, không san sẻ cho ai khác nên dòng nước trong lòng nó mặn đến nỗi sự sống không thể sinh sôi, ngược lại, biển Ga-li-lê sau khi có được nguồn nước trong lành, nó lại mở lòng mình, tràn qua các sông lạch khác. Biển Ga-li-lê cho nước đi vào nơi khác và cũng nhận nước từ các nơi khác về. Vì vậy, nước trong biển hồ này luôn sạch, mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người. Từ câu chuyện trên chúng ta cần rút ra bài học: trong đời sống, con người luôn luôn cần phải có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau.

Quả thật vậy, câu chuyện trên không chỉ là một bài học thú vị về địa lí mà còn là bài học sâu sắc về cách mà con người cần phải sống với nhau. Trong đời sống, con người luôn luôn cần phải có sự sẻ chia, yêu thương lẫn nhau. Phải chăng đó là cách sống, cách hành xử quan trọng nhất mà mỗi người cần có? Trong cuộc sống, chia sẻ không đơn thuần chỉ là cho và nhận. Trong gia đó là sự quan tâm, lo lắng, săn sóc, lắng nghe của cha mẹ với con cái, của vợ với chồng, của người lớn với trẻ nhỏ, của anh chị với các em; với hàng xóm giềng đó là sự cảm thông, san sẻ mỗi khi "tối lửa tắt đèn", là sự giúp đỡ mỗi khi gặp hoạn nạn. Còn trong xã hội, sự chia sẻ mang tính chất rộng lớn lao hơn, đó là sự sẻ chia bát cơm manh áo với đông bào gặp nạn, là sự nương tựa, che chở, đồng cảm với những số phận kém may mắn... Sự sẻ chia không phân biệt chủng tộc, giai cấp, lãnh thổ, tổ quốc ta. Từ em nhỏ đến cụ già đều cần sẵn sàng chia sẻ yêu thương. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp trên phố những em nhỏ tươi cười chia sẻ với nhau từng mẩu bánh, viên kẹo hay một thanh niên nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt hoặc hình ảnh những ông, bà lão cùng khoác tay nhau qua đường... Những người sẻ chia và nhận chia sẻ đều hạnh phúc. Sự chia sẻ không chỉ là việc cho đi hay nhận lại những của cải vật chất còn là sự trao gửi những giá trị tinh thần, những niềm tin yêu. Đôi khi sẻ chia là sự im lặng, lắng nghe. Mà cũng có khi, nó chỉ là ánh nhìn động viên hay nụ cười hé nở trên môi. Sự sẻ chia đôi khi thật nhỏ bé nhưng nó lại có sức mạnh rất lớn. Một nụ cười cũng đủ làm người khác ấm lòng, một ánh mắt cũng giúp người ta có thêm nghị lực, sự lắng nghe cũng giúp người khác nhẹ đi nỗi lòng. Sự sẻ chia thực sự làm cho con người thấy nhẹ nhõm, thoải mái. Sự sẻ chia là sợi dây vô hình, có sức mạnh kì diệu. Nó gắn kết người với người. Nó làm cho mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, cảm thông và yêu thương nhau hơn. Con người sống với nhau rất cần sự yêu thương, san sẻ yêu thương, san sẻ chính là hạt giống của tâm hồn mỗi người. Những người san sẻ, yêu thương sẽ luôn cảm thấy tâm hồn mình giàu có như nước ở lòng biển Ga-li-lê.

Tuy nhiên, trong cuộc sống xung quanh ta đâu đó còn những người chỉ biết khư khư giữ lấy những gì mình có, chỉ biết đến mình, thờ ơ, bàng quang trước nỗi đau của người khác... Vì thế sự sống trong họ sẽ dần héo khô, chết dần chết mòn như nước trong biển Chết vậy. Đó là những lối sống đáng bị lên án và phên phán.

Nói tóm lại: "Trí tuệ giàu lên vì những gì nó nhận được, trái tim giàu lên vì những gì nó cho đi". Con người sống với nhau cần có sự chia sẻ “Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan toả. Đôi môi hé mở thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng ban trao, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng". Đó là bài học mà chúng ta nhận được từ thiên nhiên. Thiên nhiên đã gieo vào hôm nay những mầm ươm tươi tốt đã tặng ta những món quà nhiệm màu của sự sống. Chúng ta hãy tìm hiểu, cảm nhận và chia sẻ những món quà thú vị từ cuộc sống.

24 tháng 1 2021

Tham khảo:

1. Mở bài:

- giới thiệu câu chuyện, dẫn dắt vấn đề: Câu chuyện Hai Biển Hồ trên đã cho chúng ta thấy một thái độ sống đang xâm chiếm mỗi con người trong xã hội hiện nay. Đó chính là lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ cho bản thân mình mà không quan tâm đến người khác.

2. Thân bài

* Giới thiệu về câu chuyện: 

- Biển Chết và biển hồ Galilê đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan.

- Nhưng chúng lại có những điểm khác nhau mà điểm khác đó lại làm nên số phận của mỗi biển:

+ Biển chết do vị trí hồ không thuận lợi, xung quanh ko có kênh rạch, lối thoát, nồng độ muối quá cao, không sinh vật nào sống được. Bởi thế, Biển chết trở nên hoang vu, thiếu sự sống.  Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát.

+ Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.

* Nghĩa biểu tượng qua câu chuyện:  Trong cuộc sống hằng ngày, con người có những mối quan hệ với mọi người xung quanh. Xã hội sẽ tồn tại, cuộc sống mỗi người được duy trì chính nhờ quá trình giao tiếp này. Bạn muốn thành công và tồn tại thì phải biết giao tiếp, cho đi để nhận lại nhưung cái vĩ đại hơn.

 Câu chuyện đem lại bài học có ý nghĩa về Cho và nhận. Biển chết như một biểu tượng cho loại người ích kỉ, thiếu lòng vị tha, nhân hậu, chỉ biết sống cho riêng mình, biết nhận mà không có cho. Cuộc sống như thế chỉ là tồn tại vô nghĩa và sớm tàn lụi, không có vệt sáng. Biển Galile là biểu tượng cho những người sống vì người khác, mở rộng tấm lòng cho và nhận, nhờ thế luôn được sống cuộc sống có ý nghĩa, chan hòa và có ích với xung quanh.

- Con người không nên ích kỷ, chỉ vì bản thân mà đánh đổi mối quan hệ với người khác.

Chính cách nhìn và thái độ sống đã chi phối hoàn cảnh sống, tác động đến các mối quan hệ với 

 cuộc sống cần có sự đồng cảm chia sẻ, có cho và nhận. Đây không chỉ là một thái độ sống cần có để duy trì cuộc sống mà còn là một thái độ sống nhân văn, góp phần làm cho xã hội con người ngày càng phát triển

3. Kết bài:

- Tổng két lại vấn đề

- Liên hệ bản thân.