K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Buổi đầu dựng nước và giữ nước (Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN)

a) Sự ra đời của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Trên bước đường phát triển của xã hội, các cư dân nguyên thuỷ từng bước tiến xuống vùng châu thổ các con sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã. Bằng sức lao động sáng tạo của mình, trên cơ sở những nền văn hoá đồ đá đã đạt được, họ khai phá đất đai, tiếp tục phát triển nghề nông trồng lúa nước cùng kĩ thuật luyện kim, xây dựng xóm làng định cư và từng bước liên hệ, gắn bó với nhau đạt đến một trình độ phát triển nhất định của phân công lao động và bắt đầu có sự phân hoá giàu nghèo. Một tổ chức chính trị : Nhà nước với tên gọi Văn Lang (khoảng thế kỷ VI – V TCN) đã hình thành. Chẳng bao lâu sau, sự kết hợp mới giữa hai khối tộc người Lạc Việt và Tây Âu tạo nên một nhà nước mới mang tên Âu Lạc.Sự kiện lớn lao này xảy ra vào khoảng các thế kỷ IV – III TCN, đồng thời báo hiệu sự hình thành của một nền văn minh. Các nhà sử học gọi nền văn minh đó là văn minh Văn Lang - Âu Lạc hay thời Hùng Vương – An Dương Vương hoặc văn minh sông Hồng.

b) Nội dung của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc

+ Về đời sống kinh tế : Nghề chính là trồng lúa nước. Có lẽ thời kỳ này người dân đã biết dùng sức kéo của trâu bò để cày bừa đồng ruộng. Trong khi số đông tập trung vào sản xuất nông nghiệp thì một số người có khả năng về sáng tạo thủ công nghiệp đã tập trung vào nghề luyện kim đồng thau và sáng tạo ra nghề rèn sắt. Sự phát triển của nghề luyện kim đã tạo điều kiện sản xuất hàng loạt công cụ cần cho sản xuất nông nghiệp, vũ khí, đồ trang sức v.v... Bên cạnh nghề nông và nghề luyện kim, các nghề khác như chế tác đá, làm gốm, nghề mộc và xây dựng, đánh cá, nuôi tằm, kéo tơ, dệt vải lụa, chăn nuôi v.v... tiếp tục phát triển.

+ Về tổ chức chính trị – xã hội : Thời Văn Lang - Âu Lạc nhà nước còn rất sơ khai : có một người đứng đầu nhà nước (Vua) và vài người giúp việc (Lạc hầu). Cả nước có 15 bộ, mỗi bộ có một Lạc tướng cai quản. Mỗi bộ gồm nhiều công xã (làng, chạ) do Bộ chính quản lí. Cư dân gọi chung là người Lạc Việt bao gồm các tộc người Việt – Mường, Tày cổ, Môn – Khơme.Các vua (Hùng Vương, An Dương Vương) các Lạc hầu, Lạc tướng hợp thành lớp người thống trị, giàu có, giữ chức vụ theo chế độ cha truyền con nối. Nhà nước chỉ trông coi việc chung. Mọi công việc cụ thể trong sản xuất và sinh hoạt đều do làng, chạ giải quyết.

+ Văn hoá tinh thần : Qua các di vật thời Văn Lang - Âu Lạc, đặc biệt các hoa văn trên trống đồng, chúng ta hình dung thời đó ông cha ta thờ thần Mặt Trời, ăn ở giản dị, có những hội hè như bơi trải, hội ra quân, múa hát. Cuộc sống tinh thần nhìn chung giản dị, thanh bình và phong tục riêng đã được định hình.

1.2. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (Từ năm 179 TCN đến năm 938) 
Mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ nước ta có thể có những điểm riêng về chi tiết. Song nhìn chung, chúng đều có những nét chung như sau :- Biến nước ta thành quận, huyện của chúng. Lúc đầu chúng vẫn giữ các Lạc tướng người Việt song sau đó từ châu đến huyện đều do người Hán cai trị.- Di cư người Hán đến ở lẫn với dân ta, bắt người Việt sửa đổi phong tục, tập quán giống như người Hán.- Chúng bóc lột dân ta chủ yếu bằng cống nạp các sản vật quý. Ngoài ra chúng còn đặt ra nhiều loại tô thuế và lệ phu dịch. 
1.3. Buổi đầu độc lập

Trong buổi đầu độc lập, lịch sử đặt ra hai yêu cầu : một là thống nhất đất nước để làm cơ sở cho sự ổn định và phát triển ; hai là chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập của quốc gia.- Công lao thống nhất đất nước thời kì này thuộc về Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh người ở động Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình). Ông là một người cương nghị, mưu lược và có chí lớn. Tại Hoa Lư, ông đã xây dựng được một lực lượng vũ trang khá mạnh và nhân dân trong vùng đều theo phục. Ông lại liên kết với sứ quân Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu để tăng cường thêm thế lực. Sau khi Trần Lãm chết, ông trở thành người cầm đầu một lực lượng vũ trang lớn mạnh. Đến cuối năm 967, loạn Mười hai sứ quân bị dập tắt và đất nước trở lại thống nhất.- Trong buổi đầu độc lập, dân tộc ta đã tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

1.4. Nước Đại Việt

a) Thời Đại Việt, thời kì lịch sử bắt đầu từ năm 1009 (với sự thành lập của triều đại nhà Lý) đến năm 1858 (với sự kiện thực dân Pháp tiến hành cuộc xâm lược nước ta). Đây cũng là cách gọi có tính quy ước của các nhà sử học. Chẳng hạn, thời nhà Nguyễn không lấy tên nước là Đại Việt mà là Đại Nam.Thời Đại Việt là thời kì độc lập lâu dài của nước ta. Thời kì này tồn tại dưới các triều đại phong kiến sau đây :

- Triều đại nhà Lý (1009 – 1225)

- Triều đại nhà Trần (1226 – 1400)

- Triều đại nhà Hồ (1400 – 1406)

- Triều đại nhà Hậu Lê (1428 – 1527)

- Triều đại nhà Mạc (1527)

- Chiến tranh Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn phân tranh (1527 – 1786)

- Triều đại Tây Sơn (1786 – 1802)

- Triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945)
~học tốt~

Mk mất 30p để làm cái này về ôn 15p Sử lớp 6. Các bạn lớp 6 có nhu cầu thì copy về học nhé!! Đây là bài BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X(T1) Với các mốc thời gian ở CHỦ ĐỀ THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH DÀNH ĐỘC LẬP ĐÓ Ạ:>>ĐỀ ÔN LỊCH SỬ1.Cuộc đấu tranh dành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương.-Khúc Thừa Dụ quê Hồng Châu (Hậu Dương) sống đc mn mến phục.-Nhà Đường  suy yếu ko...
Đọc tiếp

Mk mất 30p để làm cái này về ôn 15p Sử lớp 6. Các bạn lớp 6 có nhu cầu thì copy về học nhé!! Đây là bài BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X(T1) Với các mốc thời gian ở CHỦ ĐỀ THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH DÀNH ĐỘC LẬP ĐÓ Ạ:>>

ĐỀ ÔN LỊCH SỬ

1.Cuộc đấu tranh dành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương.

-Khúc Thừa Dụ quê Hồng Châu (Hậu Dương) sống đc mn mến phục.

-Nhà Đường  suy yếu ko kiểm soát đc nước ta.

-Năm 905, Tiết độ sứ là An Nam là Độc Cổ Tổn bị Giáng Chức -) Khúc Thừa Dụ nổi dậy.

-Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ.

2. Dương Đình Nghệ chống quân xâm lược Nam Hán (930-931).

-Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay.

-Năm 930, quân Nam Hán tấn công nước ta, Khúc Thừa Mĩ bị bắt về Quảng Châu.

-Năm 931, Dương Đình Nghệ tấn công ra Bắc bao vây chiếm đc Tống Bình sau đó đánh tan quân Nam Hán.

-Dương Đình Nghệ tự sưng là Tiết độ sứ, xây đựng nền tự chủ.

3. Các mốc thời gian:

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Năm 40

+Tháng 3/43: Hai bà Trưng hi sinh cuộc chiến tiếp tục đến 11/43 thì tan rã.

+Giữa TK I- giữa TK II:  Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế.

+Cuộc Khởi Nghĩa Bà Triệu: Năm 248

+Khởi nghĩa Lý Bí: Năm 542

+Lý Bí Lên Ngôi Hoàng Đế: Năm 544

+Lý Nam Đế Mất: Năm 548

+Khởi Nghĩa Triệu Quang Phục: Năm 548-571

+Nhà Đường đô hộ nước ta: Năm 618

+Khởi Nghĩa Mai Thúc Loan: Đầu thế kỉ VIII

+Khởi Nghĩa Phùng Hưng: 776-791

1
21 tháng 4 2021

Mk sẽ ôn bài này

Cảm ơn nhé.

26 tháng 1 2018

Mốc thời gian mở đầu lịch sử cận đại là cuộc cách mạng tư sản Hà Lan..( năm 1566)

Mốc thời gian kết thúc phần lịch sử cận đại là kết thúc cuộc CTTG1..

-NX:

lịch sử giai đoạn này đã làm thay đổi căn bản tình hình thế giới.
Ở phương Tây, chủ nghĩa tư bản đã lật đổ được chế độ phong kiến và nắm giữ quyền lực trong tay, tiến hành xâm lược, bành trướng ra các nước khác....Chính vì nguyên nhân này cũng đã dẫn tới CTTG 1 vì vấn đề thuộc địa ( cuộc chiến tranh phi nghĩa)...gây hậu quả nghiêm trọng.

16 tháng 9 2018

1945-1954 9 nam khang chien chong phap
1975 khang chien chong my va xay dung dat nuoc
1985 xay dung XHCN trong ca nuoc

5 tháng 4 2021

Bạn tham khảo nha! Nguồn là của Wikipedia1945

- Năm 1945: Nạn đói gây ra cái chết của 2 triệu người (trong dân số 23 triệu).

- 9 tháng 3: Nhật Bản nổ súng lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương. Thời kỳ Pháp thuộc kết thúc. Bảo Đại tuyên bố hủy hiệp định của nhà Nguyễn với Pháp. Nhật Bản hỗ trợ Bảo Đại thành lập Đế quốc Việt Nam, nhưng chính phủ này bị Nhật Bản khống chế chặt chẽ.

- 11 tháng 3: Khởi nghĩa Ba Tơ tại Quảng Ngãi.

- 12 tháng 3: Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" phát động cao trào kháng Nhật.

- 11 tháng 3 - 23 tháng 8: Sự tồn tại ngắn ngủi của chính phủ Đế quốc Việt Nam do Nhật lập nên.

- 8 tháng 5: Kết thúc Thế chiến lần thứ 2. Theo thỏa thuận, quân Quốc dân Đảng Trung Quốc sẽ vào miền Bắc Việt Nam, quân Anh sẽ vào miền Nam Việt Nam (ranh giới là vĩ tuyến 17) để tước vũ khí quân Nhật.

- 16 tháng 8: Đại hội quốc dân tại Tân Trào thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng (Chính phủ Cách mạng lâm thời) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, phát lệnh Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

- 19 tháng 8: Việt Minh tổ chức Cách mạng tháng Tám thành công tại Hà Nội và lan ra cả nước.

- 22 tháng 8: Việt Minh tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Huế, gửi công điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị.

- 30 tháng 8: Bảo Đại chấp nhận thoái vị.

- 25 tháng 8: Việt Minh tổ chức biểu tình và giành chính quyền tại Sài Gòn.

- 2 tháng 9: Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Hà Nội. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

- 8 tháng 9: Phòng trào Bình dân học vụ được phát động. 1 năm sau đã có 2,5 triệu người Việt Nam được xóa nạn mù chữ.

- 23 tháng 9: Quân Pháp quay trở lại miền Nam, xung đột vũ trang với Việt Minh và các lực lượng bản xứ khác, chiếm quyền kiểm soát nhờ sự giúp đỡ của quân Anh. Ngày Nam Bộ kháng chiến.

1946

- tháng 1: Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam thành lập trên cơ sở cải tổ từ Chính phủ Cách mạng Lâm thời.

6 tháng 1: Bầu cử Quốc hội khóa 1 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

2 tháng 3: Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập dựa trên kết quả của kỳ họp thứ I Quốc hội khóa I Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

26 tháng 3: Pháp thành lập Nam Kỳ quốc, tách miền Nam Việt Nam thành quốc gia riêng thuộc Liên hiệp Pháp.

6 tháng 3: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp ký Hiệp định sơ bộ cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay thế cho quân của Tưởng Giới Thạch. Việt Nam loại trừ được nguy cơ của 20 vạn quân Trung Hoa chiếm đóng.

12 tháng 7: Vụ án Ôn Như Hầu, âm mưu của Việt Nam Quốc dân Đảng nhằm lật đổ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bị phá vỡ.

14 tháng 9: Hồ Chí Minh và đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp J. Sainteny ký Tạm ước (Modus Vivendi).

23 tháng 11: Pháp đánh phá và chiếm đóng Hải Phòng làm 6000 thường dân thiệt mạng. Hồ Chí Minh kêu gọi lần cuối sự ủng hộ của Mỹ.

19 tháng 12: Hồ Chủ tịch phát động Toàn quốc kháng chiến. Kháng chiến chống Pháp bắt đầu.

19 tháng 12 - 18 tháng 2 năm 1947: Trận đánh tại Hà Nội mở màn chiến tranh Đông Dương, Việt Minh cầm chân Pháp tại Hà Nội tạo thời gian để lực lượng lớn rút ra ngoài và chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.

1947 

tháng 10 - 22 tháng 12: Chiến dịch Léa - Pháp vây Chiến khu Việt Bắc của Việt Minh.

19 tháng 12: cuộc chiến đấu giữa Việt Minh và quân Pháp đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc.

1948

- tháng 6: Hiệp định Vịnh Hạ Long, Pháp đồng ý thành lập Quốc gia Việt Nam gồm cả ba miền Bắc Trung Nam, nằm trong Liên hiệp Pháp.

1949

- tháng 3, Hiệp ước Elysée, Pháp công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam.

- 22 tháng 5: Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc trao Nam Bộ cho chính phủ Quốc gia Việt Nam.

- Tháng 7: Pháp thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam

1950

- Tháng 1: Trung Quốc và Liên Xô công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Tháng 2: Mỹ và Anh công nhận chính phủ Quốc gia Việt Nam

- 8 tháng 5: Mỹ bắt đầu can thiệp quân sự vào Việt Nam khi tổng thống Harry Truman duyệt 15 triệu đô-la viện trợ quân sự cho Pháp. Cố vấn quân sự Mỹ sẽ đi theo dòng xe tăng, máy bay, pháo, và các hàng hóa khác vào Việt Nam. Trong 4 năm sau, Mỹ sẽ tiêu 3 tỷ đô-la cho cuộc chiến của người Pháp và đến năm 1954 sẽ cung cấp 80% hàng hóa chiến tranh mà quân Pháp sử dụng.

- 16 tháng 9 - 17 tháng 10: Chiến dịch Biên giới. Việt Minh phá thế cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ từ Trung Quốc, bắt đầu chuyển sang thế chủ động.

- 22 tháng 12: Bom napan được sử dụng lần đầu tại Việt Nam để chống lại quân Việt Minh tại Tiên Yên.

1953

- 20 tháng 11: Quân Pháp bắt đầu xây dựng căn cứ tại Điện Biên Phủ

- 19 tháng 12: "Luật cải cách ruộng đất" được Hồ Chủ tịch phê chuẩn và chính thức ban hành. Chương trình cải cách ruộng đất tại miền Bắc bắt đầu.

1954

- 13 tháng 3: Trận Điện Biên Phủ mở màn.

7 tháng 5: Điện Biên Phủ thất thủ. Hơn 10.000 quân Pháp ra hàng, Pháp mất lợi thế đàm phán tại Geneve.

8 tháng 5: Hiệp định Geneve chia Việt Nam thành 2 khu vực quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17

7 tháng 7: Ngô Đình Diệm được chọn làm thủ tướng Quốc gia Việt Nam

21 tháng 7: Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết.

Tháng 8-1954 đến tháng 5-1955: Cuộc di cư Việt Nam

1954

8 tháng 9: Liên minh SEATO được lập ra nhằm mục đích ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản.

10 tháng 10: Pháp rút, Việt Minh tiếp quản Thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến.

21 tháng 6 2016

bạn ơi

Bạn chỉ được gửi mỗi câu hỏi là một bài thôi nhé

21 tháng 6 2016

ừm 

3 tháng 4 2019

Đáp án : C

Những biến đổi lớn về địa chất và khí hậu và các hóa thạch điển hình

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Các mốc thời gian gắn liền với sự kiện lịch sử tương ứng của Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975:

+ Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.

+ Năm 1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.

+ Năm 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi.

Bạn gõ trên mạng ý
13 tháng 12 2021

tra google nha bn