K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết.

 
23 tháng 5 2021

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

6 tháng 4 2023

Mục đích học của em gồm có nhiều mục đích và mục đích to lớn nhất là việc học của em sẽ có một ngày sẽ giúp đỡ được cho mọi người, xã hội, và cả đất nước. Mục đích thứ hai của em là giúp cho cá nhân em trở thành người tốt, một người có ích, có đạo đức, biết tôn trọng người khác, một người có tương lai rộng mở, thành đạt, không phụ thuộc vào người khác. Em không nói về thành tích học tập của mình vì khi nói sẽ không có điều gì xác thực rằng là em nói đúng. Mà việc em nói đến là bản thân mình phải có mục đích học tập. Phải biết suy nghĩ cho tương lai và cả quá khứ. Đừng để cho bản thân mình học nhưng không có mục đích thật sự vì như vậy thì cũng như không học.

20 tháng 3 2023

Muốn đạt được kết quả học tập tốt, mỗi học sinh cần xác định được mục đích trong học tập. Mục đích học tập của học sinh ngày nay không gì khác là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, trở thành người hữu ích, góp phần xây dựng gia đình, xã hội và đất nước. Việc xác định được mục đích học tập đúng đắn sẽ giúp học sinh có định hướng, ra sức say mê học tập đạt được kết quả cao nhất. Để thực hiện được mục đích ấy, mỗi học sinh phải tích cực xây dựng kế hoạch học tập đúng đắn, phù hợp với bản thân và kiên trì thực hiện kế ấy. Tích cực tu dưỡng đạo đức, siêng năng tập tốt ở lớp, ở trường và tự học ở nhà. Phải năng động, sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp học tập. Học từ sách vở và học trong cuộc sống. Học phải đi đôi với hành, tránh lối học tủ, học vẹt, học lệch các môn… Có ước mơ, khát khao, hoài bão lớn lao ở tương lai. Xây dựng cuộc sống trong sạch, vững mạnh, tránh xa các thói xấu và tệ nạn xã hội. Học sinh không có mục đích trong học tập chẳng khắc nào mũi tên không có đích đến, không những không có động lực học tập mà sẽ sớm chán nản và bỏ dở việc học. Bởi vậy, muốn học tập tốt nhất định phải xác định rõ mục đích trong học tập và kiên trì học tập để đạt đến mục đích ấy. Con đường phía trước do mỗi chúng ta lựa chọn. Hãy là người có lựa chọn thông minh và đúng đắn để đi đến thành công.

16 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

Chiếu dời đô là một trong những tác phẩm tiêu biểu của vua Lí Công Uẩn. Bài chiếu không chỉ là thánh chỉ công bố việc dời kinh đô Hoa Lư về Đại La mà còn nêu lên những địa thế để chứng minh Đại La xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Đại La ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Từ những yếu tố “thiên thời - địa lợi - nhân hòa” này, việc dời đô là điều tất yếu. Không chỉ mỗi thời Lí mà các triều đại sau này như: nhà Trần, nhà Lê,… cũng đều chọn nơi đây là kinh đô của mình và cho đến bây giờ, khi đất nước phát triển phồn thịnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ thì Hà Nội vẫn được chọn là thủ đô, là cơ quan đầu não của cả nước. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định vua Lí Thái Tổ có một tầm nhìn vô cùng tinh tế và chính xác. Việc dời đô này không chỉ giúp cho đất nước phát triển hơn mà còn viết nên những trang lịch sử vẻ vang cho dân tộc. Đại La xưa hay Hà Nội ngày nay luôn xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời, là thủ đô đáng tự hào của đất nước Việt Nam ta. Mỗi công dân chúng ta khi sống trong thời kì hòa bình hiện nay cần ra sức góp sức để xây dựng đất nước giàu đẹp cũng như xây dựng một thủ đô lịch sử.

 
Câu 2. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:“Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau học lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường....
Đọc tiếp

Câu 2. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

“Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau học lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.(Ngữ văn 8, tập 2)

a. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

b. Qua đoạn trích trên, tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học lệch lạc ấy là gì?

c. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói của từng câu in đậm trong đoạn trích trên?

3
2 tháng 3 2020

a. Phương thức biểu đạt của đoạn văn là nghị luận.

b. Tác giả phê phán lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường.

Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan.

3 tháng 3 2020

in đậm là Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.