Câu 1 (4.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:“Quê hương là cánh đồng vàngHương thơm lúa chín mênh mang trời chiềuQuê hương là dáng mẹ yêuÁo nâu nón lá liêu xiêu đi vềQuê hương nhắc tới nhớ ghêAi đi xa cũng mong về chốn xưaQuê hương là những cơn mưaQuê hương là những hàng dừa ven kinhQuê hương mang nặng nghĩa tìnhQuê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vờiQuê hương ta đó là nơiChôn rau cắt rốn người ơi...
Đọc tiếp
Câu 1 (4.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Quê hương là cánh đồng vàng
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều
Quê hương là dáng mẹ yêu
Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về
Quê hương nhắc tới nhớ ghê
Ai đi xa cũng mong về chốn xưa
Quê hương là những cơn mưa
Quê hương là những hàng dừa ven kinh
Quê hương mang nặng nghĩa tình
Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời
Quê hương ta đó là nơi
Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.”
(Trích từ bài thơ Quê hương - Nguyễn Đình Huân)
a. Theo em, đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? Hãy kể tên một văn bản đã học được viết theo thể thơ ấy? (1.0 điểm)
b. Hãy cho biết nội dung đoạn thơ trên? (1.0 điểm)
c. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép trong đoạn thơ trên? (1.0 điểm)
d. Đoạn thơ trên gợi cho em suy nghĩ và cảm xúc gì về con người và cảnh sắc quê hương? Hãy diễn đạt bằng đoạn văn (khoảng 3 đến 5 câu). (1.0 điểm)
a. PTBĐ chính: So sánh. (qua từ "là"). Tác giả thông qua phép so sánh này đã đưa ra hàng loạt định nghĩa về quê hương.
b.Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (5), (6) là:
- Phép so sánh: Quê hương là dáng mẹ. => Qua đó ta thấy được sự gần gũi, ấm áp, thân thuộc của quê hương.
- Phép ẩn dụ: Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về (Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật). Dáng mẹ liêu xiêu cho thấy bóng hình quê hương còn nhiều khó khăn nhưng tần tảo và nghị lực. Chỉ qua một hình ảnh này thôi đã khái quát, xây dựng được hình tượng quê hương lớn lao mà gần gũi.
c. Hai câu thơ cuối không chỉ khẳng định lại một lần nữa sự thân thuộc của quê hương, quê hương là nguồn cội. Mà qua đó tác giả còn nhằm gửi gắm thông điệp "nhớ về" -> phải luôn biết ơn và gắn bó với quê hương.