K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi : "Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ. Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường. Ðoàn quân vẫn đi vội vã Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa. Chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn. Em vẫy cười đôi mắt trong." (Trích "Lá đỏ" - Nguyễn Đình Thi) - Hình ảnh “Em đứng bên đường như quê hương” gợi lên cảm xúc gì...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :

"Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ.

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

Ðoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy cười đôi mắt trong."

(Trích "Lá đỏ" - Nguyễn Đình Thi)

- Hình ảnh “Em đứng bên đường như quê hương” gợi lên cảm xúc gì ? (câu trả lời không quá 20 từ)

Câu 2. Đọc đoạn văn sau :

"Phải, người họa sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội họa trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông, hay chính là quả tim cũ được “đề cao” lên, do đó mà ông khao khát, mà ông yêu thêm cuộc sống. Thế nhưng, đối với chính nhà họa sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. Làm một bức chân dung, phác họa như ông làm đây, hay rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà họa sĩ vào giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách."

(Trích "Lặng lẽ Sa Pa" – Nguyễn Thành Long)

- Anh/chị hãy trình bày cảm nhận về dụng ý nghệ thuật thể hiện trong phần in đậm ở trên bằng một đoạn văn (từ 150 đến 200 từ)

Vì đề thi không công khai đáp án nên xin nhờ mọi người với ạ :((

#ĐỀ THI THỬ KÌ THI TUYỂN SINH VÀO 10 TRƯỜNG THPT CNN NĂM 2017

1
31 tháng 3 2019

1)

- Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió nhưng lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ

- Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân –“em gái tiền phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ.

31 tháng 3 2019

Đề yêu cầu không quá 20 từ thì phải viết sao cho vẫn chính xác vậy ạ ?

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi – Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường   Đoàn quân đi vội vã Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa   Chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.   Em vẫy cười đôi mắt trong. (Trường Sơn 12/1974) 1/ Bài thơ được viết theo thể thơ gì? 2/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

 

Lá đỏ

 

- Nguyễn Đình Thi –

 

Gặp em trên cao lộng gió

 

Rừng lạ ào ào lá đỏ

 

Em đứng bên đường như quê hương

 

Vai áo bạc quàng súng trường

 

 

 

Đoàn quân đi vội vã

 

Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa

 

 

 

Chào em, em gái tiền phương

 

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

 

 

 

Em vẫy cười đôi mắt trong.

 

(Trường Sơn 12/1974)

 

1/ Bài thơ được viết theo thể thơ gì? 

2/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Em đứng bên đường như quê hương” ? 

3/ Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? 

 

4/ Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua những hình ảnh nào? Hình ảnh đó làm anh/chị liên tưởng đến bài thơ nào đã được học? 

 

5/ Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về hình ảnh em gái tiền phương trong bài thơ trên.

3
11 tháng 3 2022

làm đầy đủ giúp mình với :<

11 tháng 3 2022

có vài chỗ giống nên tham khảo ở đây 
https://toploigiai.vn/doc-hieu-bai-tho-la-do

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi – Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường   Đoàn quân đi vội vã Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa   Chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.   Em vẫy cười đôi mắt trong. (Trường Sơn 12/1974) 1/ Bài thơ được viết theo thể thơ gì?  2/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

 

Lá đỏ

 

- Nguyễn Đình Thi –

 

Gặp em trên cao lộng gió

 

Rừng lạ ào ào lá đỏ

 

Em đứng bên đường như quê hương

 

Vai áo bạc quàng súng trường

 

 

 

Đoàn quân đi vội vã

 

Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa

 

 

 

Chào em, em gái tiền phương

 

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

 

 

 

Em vẫy cười đôi mắt trong.

 

(Trường Sơn 12/1974)

 

1/ Bài thơ được viết theo thể thơ gì? 

 

2/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: “Em đứng bên đường như quê hương” ? 

 

3/ Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? 

 

4/ Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua những hình ảnh nào? Hình ảnh đó làm anh/chị liên tưởng đến bài thơ nào đã được học? (0,5đ)

 

5/ Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về hình ảnh em gái tiền phương trong bài thơ trên. 

3
11 tháng 3 2022

Bài thơ viết theo thể thơ tự do . gặp nhé, giữa Sài gòn.

11 tháng 3 2022

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên đường)- quê hương) 
    
 

Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh đoàn quân đi vội vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa 

Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc (quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan) 

Help ! giúp e giải 2 đề thi Văn 9 2015-2016 của 2 quận này ạQUẬN TÂN BÌNHPhần 1Hãy đọc 2 khổ thơ sau và trả lời các câu hỏiCha lại dắt con đi trên cát mịnÁnh nánh chảy đầy vaiCha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trờiCon lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ"Cha mượn cho con cánh buồn trắng nhé,Để con đi!"Lời của con hay tiếng sóng thầm thìHay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?Lần đầu tiên...
Đọc tiếp

Help ! giúp e giải 2 đề thi Văn 9 2015-2016 của 2 quận này ạ

QUẬN TÂN BÌNH

Phần 1

Hãy đọc 2 khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nánh chảy đầy vai

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ

"Cha mượn cho con cánh buồn trắng nhé,

Để con đi!"

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con

(trích Những cánh buồm, Hoàng Trung Thông)

1) Phương thức biểu đặt của đoạn thơ trên

2) Biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ đầu ?

3) Cho biết hàm ý trong câu nói của người con:

                    "Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé, 

                      Để con đi!"

Phần 2

Cảm nhận tình cảm của người VN qua 2 đoạn thơ sau:

Ta làm con chim hót                                                                                                     Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Ta làm một cành hoa                                                                                                    Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Ta nhập vào hòa ca                                                                                                      Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Một nốt trầm xao xuyến                                                                                                 Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

(Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải)                                                                                  (Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

 

 

QUẬN 5

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

     Cảm hứng về cuộc gặp gỡ giữa đoàn quân ra trận với những cô gái Thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ , Nguyễn Đình Thi đã viết:

Gặp em trên cao lộng gió                                                                                  Đoàn quân vẫn đi vội vã

Rừng lạ ào ào lá đỏ                                                                                            Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa

Em đứng bên đường  như quê hương                                                             Chào em, em gái tiền phương

Vai áo bạc quàng súng trường                                                                          Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn

                                         (Lá đỏ, 12/1974)

a/ Phân tích các tầng nghĩa của cụm từ: "ào ào lá đỏ"

b/ Tìm và gọi tên 2 biện pháp tư từ có trong đoạn thơ sau:

                     Em đứng bên đường như quê hương

                     Vai áo bạc quàng súng trường

c/ Hình ảnh "Vai áo bạc quàng súng trường gợi cho em suy nghĩ gì về hình ảnh những cô gái TNXP, hình ảnh quê hương thời chống Mĩ

Câu 2:

Trong tác phẩm "Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng" của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh , một nhân vật trong truyện đã nói: "Tâm hồn con người cũng cần có vitamin. Và sách - nhất là sách viết về động vật - là loại vitamin tuyệt vời nhất. Vì nếu con người ta biết yêu thường một con chó, thì hiển nhiên người ta sẽ biết yêu thường con người; xã hội nhờ vậy sẽ bớt đi những chuyện đau lòng".

Viết 1 bài văn ngắn trình bày ý kiến của em về câu nói trên

Câu 3 (mỏi tay quá nên ba chấm nha)

 Người đồng mình thô sơ da thịt                                                                       Chẳng ai muốn làm hành khất

.....................................................                                                                          Quê hương họ ở nơi nào...

Nghe con.       (Nói với con, Y Phương)                                                          (Dặn con, Trần Nhuận Minh)

Trình bày suy nghĩ , cảm xúc của em khi nghe lời cha nói , cha dặn vs con qua 2 đoạn thơ trên

 

HELP ME !!! Nếu được thì giải đề Q5 trước hộ e nha !! Tks ALL

11
8 tháng 5 2016

Điêu v~l! Mik ms lớp 6 sao mak cô chỉ cho mấy bài này rùi nhỉ

8 tháng 5 2016

Bao gồm kiến thức từ tiểu học luôn mà

24 tháng 5 2017

Lời giải:

Mặt trời xanh trong bài thơ chỉ: những lá cọ.

11 tháng 7 2019

Đoạn trích trên thể nói tới cơ sở hình thành tình đồng chí:

    + Chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân nghèo khó.

    + Cùng chung hoàn cảnh, lý tưởng chiến đấu.

    + Hình thành trên sự sẻ chia, đồng cảm mọi gian lao, mọi niềm vui nỗi buồn.

12 tháng 7 2017

a, Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh của: tiếng thác , tiếng gió .

b, Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong lòng rừng cọ: rất lớn , rất mạnh và rất vang động

1 tháng 12 2019

Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên:

“Nước mặn đồng chua”: vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.

“Đất cày lên sỏi đá”: nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác.

→ Hai thành ngữ này để nhằm chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở hình thành tình đồng chí.

9 tháng 8 2021

thành ngữ ĐẤT CÀY NÊN SỎI ĐÁ

giải thích :NGƯỜI Ở VÙNG NÚI CAO HAY DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG NƠI NÀO CŨNG KHÓ TRỒNG TRỌT CHĂN NUÔI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi          Quê hương anh nước mặn, đồng chua          Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.          Anh với tôi đôi người xa lạ          Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau          Súng bên súng, đầu sát bên đầu          Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.           Đồng chí !(Sách Ngữ văn 9, tập tập một-NXB Giáo dục)Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Nêu tên tác giả và hoàn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

          Quê hương anh nước mặn, đồng chua

          Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

          Anh với tôi đôi người xa lạ

          Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

          Súng bên súng, đầu sát bên đầu

          Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

          Đồng chí !

(Sách Ngữ văn 9, tập tập một-NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Câu 2. Một văn khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng ra đời cùng thời điểm với bài thơ trên. Đó là văn bản nào, do ai sáng tác? Câu 3. Câu thơ thứ bảy là kiểu câu gì xét về mục đích nói ? Phân tích ngắn gọn tác dụng câu thơ thứ bảy trong đoạn thơ trên.

Câu 4. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 12-15 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm sáng tỏ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch chân và chú thích rõ)

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Tối hôm sau.Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Tối hôm sau.

Bấy giờ lại vào nửa đêm. Trời tối như mực. Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào. Mèo con vẫn nằm thức. Nó đoán hôm nay thằng chuột cống sẽ đến. Có lúc mèo con tức giận nóng sôi người, chỉ mong cái thằng khốn kiếp ấy đến ngay để đánh nhau.

Nhưng có lúc mèo con lại rợn. Thằng chuột cống ấy to quá và nó già rồi, khôn lắm, lại còn cả một lũ chuột đàn em của nó nữa. Một mình mèo con liệu có chống đỡ nổi với cả bọn chúng không? Mà đêm hôm, trên nhà ngủ say cả, chẳng có ai đến bênh mèo con đâu! Gió vẫn thổi mưa vẫn rơi lộp bộp. Chít chít…Lũ chuột đã rúc rích. Sột soạt sột… cả chín mười thằng ăn trộm đã vào đến bếp, chạy lung tung.

- A, a, chít chít. Hôm nay toàn thức ăn ngày Tết cả, thơm quá, béo quá, anh em ơi! Hãy lên vật cái thằng nồi đồng trước đã.

Bác nồi đồng run lập cập trên cái chạn cao.

- Ngoao! – Mèo con kêu một tiếng dữ tợn, khác hẳn với mọi khi.

- A, a, chít chít, cái thằng mèo nhép hôm nọ đấy mà, đánh bỏ mẹ nó đi anh em ơi! Lũ chuột hích nhau, nhưng bọn ăn trộm vốn hèn nhát, cứ thằng nọ đùn thằng kia.

- Ngoao! Gừ!

- Ôi, nó là mèo thật rồi – Lũ chuột vỡ chạy tán loạn.”

(Trích “Cái Tết của mèo con” của Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. (1 điểm) Hãy cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” thuộc thể loại truyện gì? Nêu những căn cứ để xác định thể loại truyện của câu chuyện trên.

Câu 2. (2 điểm) Cho biết câu chuyện “Cái Tết của mèo con” được kể bằng ngôi kể nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó.

Câu 3. (1 điểm) Tìm một từ ghép và một từ láy trong câu văn: “Bên ngoài mưa rét, gió thổi ào ào”

Câu 4. (1 điểm)Trong đoạn trích trên có một biện pháp tu từ so sánh. Hãy chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 5. (1 điểm) Qua câu chuyện“Cái Tết của mèo con”, em rút ra cho bản thân bài học nào?

Thu gọn

4
30 tháng 10 2021

cậu đăng hộ tớ à thank nhaaaaaa

30 tháng 10 2021

Nothing :33