Nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật câu tục ngữ ''Đói cho sạch,rách cho thơm"
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn tham khảo bài tớ nhé:
nguồn:Hoc24
Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.
Trong cuộc sống nhiều khi người ta vịn vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.
Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.
Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.
Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.
- Nghệ thuật: gieo vần cách, phép đối.
- Nội dung: kinh nghiệm thời tiết, khi thấy đười ươi cười thì nắng, khi thấy có gà trắng thì trời sẽ mưa.
- Ý nghĩa:
+ Cái nhìn của người xưa về hiện tượng tự nhiên, dự báo thời tiết.
+ Kinh nghiệm quan sát tự nhiên truyền dạy cho người sau.
Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí là đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.
- Nghệ thuật: phép đối, phép điệp từ.
- Nội dung: Năm nào lúa được mùa thì cau sẽ mất mùa và ngược lại.
- Ý nghĩa:
+ Kinh nghiệm về cách trồng trọt.
+ Bài học về sự tương đối trong cuộc sống, không có gì là toàn vẹn, tuyệt đột, quy luật bù trừ của cuộc sống, được cái này thì mất cái kia, không dễ có việc gì toàn vẹn được.
Nhóm 1: Nói về phẩm chất giá trị con người:
a, Một mặt người bằng mười mặt của
● Nội dung: đề cao giá trị của con người, tính mạng của một con người bằng rất nhiều thứ của cải vật chất có giá trị to lớn và còn có nhiều to lớn hơn thế nữa.
● Nghệ thuật: So sánh, hoán dụ, ẩn dụ.
b, Cái răng, cái tóc là góc con người
● Nội dung: Câu tục ngữ không những chỉ nêu lên nét đẹp con người mà còn nhắc nhở chúng ta biết giữ gìn chăm sóc cái răng cái tóc của mình.
● Nghệ thuật: so sánh.
c, Đói cho sạch, rách cho thơm
● Nội dung: dù có đói nghèo, khổ cực, dù vật chất có thiếu thốn nhưng vẫn giữ được cái đạo làm người, vẫn giữ được sự trong sạch, liêm khiết của đạo đức, phẩm chất của một con người.
● Nghệ thuật: Sử dụng tính từ
Nhóm 2: Tục ngữ về học tập, rèn luyện.
d, Học ăn, học nói, học gói, học mở
● Nội dung: khuyên nhủ con người hãy cư xử, nói năng cho thấu tình đạt lý.
● Nghệ thuật: so sánh.
e, Không thầy đố mày làm nên
● Nội dung: là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò.
● Nghệ thuật: không có
g, Học thầy không tày học bạn
● Nội dung: nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè và những người xung quanh.
● Nghệ thuật: so sánh không ngang bằng
Nhóm 3: Tục ngữ về quan hệ xã hội
h, Thương người như thể thương thân
● Nội dung: nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình.
● Nghệ thuật: so sánh
i, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
● Nội dung: dạy con cháu về đạo lí làm người, sống có tình nghĩa đó là khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa.
● Nghệ thuật: ẩn dụ
k, Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
● Nội dung: khẳng định ý nghĩa to lớn về sức mạnh của tập thể, nếu một cá nhân lẻ loi, xa rời tập thể thì sẽ chẳng làm được điều gì hay đạt đạt được mục đích của mình.
● Nghệ thuật: ẩn dụ
Tham khảo nha bạn:
1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
=>Con chuồn chuồn bay cao tức là áp suất không khí lúc đó cao giúp cho chuồn chuồn bay cao lên thì trời nắng. Khi chuồn chuồn bay vừa tức là có áp suất không khí nhưng không đủ để đưa nó bay cao hơn cũng không đủ đẻ là nó bay thấp xuống nên trời không nắng cũng không mưa tức là trời sẽ râm.
2. Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.
Trồng lúa vào vụ chiêm (vụ lúa trong mùa hè thường khô hạn và thiếu nước) nên cây lúa chỉ đật tầm ngang bờ ruộng thôi.
Hễ nghe sấm động (có sấm động dẫn đến mưa dông) cây lúa sẽ trổ bông và cho mùa màng bội thu.
3. Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có, mưa rào rất to.
=>Loài kiến có khả năng dự đoán trước mưa bão do đó khi thấy kiên tha trứng tức là mưa vì khi cảm nhân nguy hiểm đến tổ thì nó sẻ tìm nơi an toàn cho tổ, còn việc mưa rất to là do kiến cảm thấy mưa to đến mức có thể tiêu diệt hết gióng nòi mình nên phải di chuyển đến cây cao thật cao để có thể tránh dược mưa to.
4. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
Nhìn về phía đông trên bầu trời, nếu thấy chớp giật kèm theo tiếng gà gáy, thì biết rằng trời sắp mưa
5. Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.
Đây là kinh nghiệm dân gian về dự báo thời tiết: khi nhìn lên bầu trời thấy trời cao, mây trong xanh thì không có mưa, ngược lại nếu thấy mây trắng bay đầy, bầu trời thấp thì sẽ có mưa.
1. Cơn đằng Đông vừa trông vừa trông vừa chạy
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.
Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi
Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo.
2. Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.
=>Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.
3. Trồng khoai đất nạ, gieo mạ đất quen.
=>Muốn trồng khoan ngon, nhiều củ thì nên trồng ở những thửa ruộng mà mùa trước canh tác các loại cây khác, còn mạ thì không cần, chỉ cần trồng trên những mảnh đất chuyện để gieo mạ thì cây mạ sẽ trở nên xanh tốt
4. Một tiền gà, ba tiền thóc.
=>Món lợi nhỏ đòi hỏi sựu thiệt thòi lớn
5. Được mùa quéo, héo mùa chiêm.
b) Câu tục ngữ “khoai đất lạ, mạ đất quen” chính là một trong những câu tục ngữ trong số đó, nó thể hiện kinh nghiệm gieo trồng mà ông cha ta đã quan sát được khi trồng trọt, trải qua hàng ngàn năm. Từ khoai mà có củ, từ mạ mà thành lúa, thành gạo, chúng đều là những loại lương thực thiết yếu và quan trọng. Thế còn “ đất lạ “ , “ đất quen “ là những từ ngữ chỉ trạng thái sử dụng của ruộng nương. “ Đất lạ “ ý chỉ những ruộng đất trồng đổi vụ, tức là vụ trước trồng một loại cây, vụ sau lại trồng một loại cây khác, không giống nhau. Còn “ đất quen “ thì ngược lại, là những thửa ruộng trồng không đổi vụ, mùa này qua mùa khác vẫn chỉ canh tác một loại cây đó. Cả câu tục ngữ muốn nói lên kinh nghiệm trồng trọt của ông cha ta, nghĩa là muốn trồng khoan ngon, nhiều củ thì nên trồng ở những thửa ruộng mà mùa trước canh tác các loại cây khác, còn mạ thì không cần, chỉ cần trồng trên những mảnh đất chuyện để gieo mạ thì cây mạ sẽ trở nên xanh tốt. Ta cũng có thể hiểu ý câu tục ngữ theo ý rẳng, khoai muốn có năng suất tốt thì nên đem trồng ở những ruộng đất mới, chưa trồng khoai ở vụ trước đó, hay ruộng đã được cày bừa, ven vén, chăm bẵm tốt, tức là khác về chất.
*Nội dung :
-Tục ngữ về con người và xã hội :
+Tôn vinh, coi trọng giá trị con người.
+Đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
*Giá trị nghệ thuật :
- Giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ.
- Sử dụng từ và câu có nhiều ý nghĩa.
- Nội dung hàm súc, cô đọng.
-Có vần , nhịp cho câu văn dễ thuộc , dễ nhớ, dễ vận dụng vào đời sống.
Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.
Trong cuộc sống nhiều khi người ta vịn vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.
Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.
Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.
Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.