K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2018

I. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

Quan sát các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi: Bắp, bẹ ở đây đều có nghĩa là ngô. Trong ba từ: bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được dùng phổ biến trong toàn dân.

- Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.

(Hồ Chí Minh, Tức cảnh Pác Bó)

- Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào

(Tố Hữu, Khi con tu hú)

Trả lời:

- Bắp và bẹ ở đây ở đều có nghĩa là "ngô". Trong ba từ bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng trong toàn dân?

- Bắp và từ bẹ đều là từ ngữ địa phương. Từ ngô là từ ngữ toàn dân.

II. BIỆT NGỮ XÃ HỘI

Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi

a) Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đống quà.

Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:

- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Tại sao trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng mẹ, có chỗ dùng mợ? Trước cách mạng tháng tám, trong tầng lớp xã hội nào thường dùng từ ngữ này.

Trả lời:

a. Trong đoạn văn trên tác giả có chỗ dùng là "mẹ", có chỗ lại dùng "mợ". Bởi vì Trong lòng mẹ là hồi ký nên tác giả dùng từ "mẹ"- từ ngữ hiện tại. Nhưng những dòng đối thoại tác giả dùng từ "mợ" vì đoạn đối thoại đó nằm trong kí ức.

Trước cách mạng tháng Tám 1945 tầng lớp thượng lưu ở nước ta gọi mẹ là "mợ", gọi cha là "cậu".

b.

- Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.

Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.

Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này?

Trả lời:

Từ "ngỗng" có nghĩa là điểm hai- hình dạng con ngỗng giống điểm 2

- Điểm yếu, từ "trúng tủ" có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.

- Đây đều là từ ngữ học sinh hay sử dụng.

III. SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI

1. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần lưu ý gì? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?

Trả lời:

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.

- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

2. Tại sao trong các đoạn văn, thơ sau đây, tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

- Đồng chí  nhớ nữa

Kể chuyện Bình Trị Thiên,

Cho bầy tui nghe ví

Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí

    - Thưa trong điện nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,

Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri

 nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.

(Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)

Trả lời:

Tác giả Nguyên Hồng trong bài Nhớ, Bỉ vỏ có sử dụng các từ ngữ địa phương như "mô", "bầy tui", "ví"… nhằm:

   + Làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ

   + Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách nhân vật.

IV. LUYỆN TẬP

1. Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc vùng khác mà em biết. Nêu từ những địa phương tương ứng (nếu có).

Trả lời:

Mẫu: nhút (Nghệ Tĩnh), mãng cầu (Nam Bộ), bánh cáy (Thái Bình). Đây là những từ chỉ tên những sản phẩm duy nhất có ở địa phương, cho nên không có từ toàn dân tương ứng.

2. Tìm một số biệt ngữ xã hội mà em biết, giải thích nghĩa của những từ đó và đặt câu.

Trả lời:

+ Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát) …

+ Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liệu), học gạo (học nhiều, không còn chú ý đến việc khác)…

Đặt câu:

Ví dụ:

Con lông trì và con lông cảo bắt đầu vào chầu hai.

3. Trong những trường hợp nào sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không.

Trả lời:

Những trường hợp không nên sử dụng từ ngữ địa phương:

b, Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác

c, Khi phát biểu ý kiến ở trên lớp

d, Khi làm bài tập làm văn

e, Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo

g, Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt

4. Trong các từ đồng nghĩa: cọp, khái, hổ từ nào là từ địa phương từ nào là từ toàn dân? Vì sao?

Trả lời:

Ví dụ:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

(Ca dao)

      Bầm ơi, có rét không bầm

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.

(Bầm ơi, Tố Hữu)

      Trèo lên trên rẫy khoai lang

Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.

( Hò ba lí của Quảng Nam)

27 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Ý 1:

 

* Từ ngữ địa phương

- Từ ngữ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong phạm vi một hoặc một số địa phương nhất định.

- Ví dụ

   + Mẹ: bầm, u, má, 

   + tô- bát, ghe - thuyền, cây viết - cây bút, …

* Biệt ngữ xã hội

- Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu.

- Ví dụ

+ Trong xã hội phong kiến: hoàng đề, long nhan, trẫm, hoàng tử, băng hà,...

+ Nghề dệt: xa, ống, sợi hồ, sợi mộc, thoi, go…

Ý 2:

a, + Bắc Bộ: thúng (đơn vị để đong thóc, gạo); nia; dần; sàng (đồ dùng để sẩy gạo, thóc); bò (đơn vị để đong gạo)…

+ Trung Bộ: nhút; chẻo – nước mắm…

+ Nam Bộ: sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm…

b, 

+ Biệt ngữ xã hội của triều đình phong kiến xưa có thể kể đến: Hoàng đế, Quả nhân, Trẫm, Khanh, long thể, long nhan, dung nhan, băng hà…

+ Biệt ngữ hội của những người bên Thiên Chú giáo: nữ tu, ơn ích, cứu rỗi, lỗi, ông quản…

 

+ Biệt ngữ xã hội của lớp trẻ: chém gió, ngỗng, g9, hai năm mươi, trẻ trâu, trúng tủ…

Tác dụng: Để phân biệt từ ngữ giữa các vùng miền

 

 

26 tháng 2 2019

- Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.

- Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

8 tháng 9 2018

- Những từ ngữ địa phương xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện ở địa phương khác

- Sự xuất hiện từ ngữ địa phương cho thấy Việt Nam là đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền, tự nhiên về tâm lý, phong tục tập quán

Câu 1 (trang 4 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Học sinh tự đọc

Câu 2 (trang 4 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Có thể chia 2 nhóm :

 

- Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên : câu 1, 2, 3, 4

- Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất : câu 5, 6, 7, 8

Câu 3 (trang 4 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

CâuNghĩa của câuCơ sở thực tiễnGiá trị kinh nghiệm được áp dụng
(1)Sự khác biệt về độ ngắn dài ngày đêm theo mùatừ sự quan sát của người xưa và ngày nay đã được khoa học chứng minhsắp xếp thời gian hợp lí trong học tập, sản xuất
(2)Đêm nhiều sao, hôm sau dễ nắng và ngược lạidự đoán thời tiết khi thiếu thiết bị, sắp xếp công việc phù hợp
(3)bầu trời có màu vàng mỡ gà thì sắp có bão lớnnhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt
 
(4)tháng 7, thấy kiến bò có thể mưa lớn 
(5)Đất đai rất quý, ví như vàng bạcĐất nuôi sống ngườicon người cần có ý thức quý trọng và giữ gìn đất
(6)lợi ích kinh tế : nuôi cá → làm vườn → làm ruộnglợi nhuậnkhai thác tốt tự nhiên để thu lợi cao nhất khi sản xuất kinh tế
(7)thứ tự quan trọng của 4 yếu tố trong nghề nôngtừ sự quan sát thực tiễn sản xuấthiểu và biết kết hợp các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp
(8)thời vụ → làm kĩ : sự quan trọng trong trồng cấy nhắc nhở vấn đề thời vụ và đất đai khi canh tác

Câu 4 (trang 5 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Minh họa đặc điểm tục ngữ bằng những câu tục ngữ trong bài :

   - Ngắn gọn : Mỗi câu đều có số lượng từ không nhiều.

 

   - Về vần và đối xứng (các vế đối xứng được ngăn cách bởi dấu gạch chéo, các từ có vần được gạch chân). Ví dụ :

    (1) : Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, / Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

    (2) : Mau sao thì nắng, / vắng sao thì mưa.

   - Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh : Lời lẽ cô đọng súc tích, giàu hình ảnh.

21 tháng 1 2021

Tham khảo:

Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội - Hoc24

26 tháng 2 2018

Câu 1 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đoạn văn có thể chia thành 3 đoạn:

- Phần 1 (từ đầu đến theo mùa sóng ở đây): Cảnh đẹp Cô Tô sau khi bão đi qua

- Phần 2 (tiếp đến là là nhịp cánh...): Cảnh tráng lệ, hùng vĩ của Cô Tô buổi bình minh

- Phần 3 (còn lại): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô

Câu 2 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Những từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ đẹp của Cô Tô sau khi trận bão đi qua:

    + Một ngày trong trẻo, sáng sủa

    + Cây thêm xanh mượt

    + Nước biển lam biếc đậm đà hơn

    + Cát lại vàng giòn hơn

    + Lưới nặng mẻ cá giã đôi

- Các tính từ miêu tả màu sắc, ánh sáng: trong trẻo, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn

- Nổi bật các hình ảnh: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát khiến khung cảnh Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi

→ Tác giả cảm nhận vẻ đẹp Cô Tô sau ngày bão hoàn toàn tinh khiết, lắng đọng

Câu 3 (trang 84 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh mặt trời mọc trên biển là bức tranh đẹp, được tác giả thể hiện qua từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và hình ảnh so sánh:

    + Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi

    + Mặt trời nhú lên dần dần

    + Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

    + Qủa trứng hồng hào... nước biển ửng hồng

    + Y như một mâm lễ phẩm

- Tác giả sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, lối so sánh thật rực rỡ, tráng lệ.

→ Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.

Câu 4 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Cảnh người dân sinh hoạt và lao động được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ

- Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp...

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.

→ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.

- Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con... lũ con hiền lành.

→ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.

26 tháng 2 2018

Câu 1 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Đoạn văn có thể chia thành 3 đoạn:

- Phần 1 (từ đầu đến theo mùa sóng ở đây): Cảnh đẹp Cô Tô sau khi bão đi qua

- Phần 2 (tiếp đến là là nhịp cánh...): Cảnh tráng lệ, hùng vĩ của Cô Tô buổi bình minh

- Phần 3 (còn lại): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô

Câu 2 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Những từ ngữ, chi tiết miêu tả vẻ đẹp của Cô Tô sau khi trận bão đi qua:

    + Một ngày trong trẻo, sáng sủa

    + Cây thêm xanh mượt

    + Nước biển lam biếc đậm đà hơn

    + Cát lại vàng giòn hơn

    + Lưới nặng mẻ cá giã đôi

- Các tính từ miêu tả màu sắc, ánh sáng: trong trẻo, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn

- Nổi bật các hình ảnh: bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát khiến khung cảnh Cô Tô hiện lên thật trong sáng, tinh khôi

→ Tác giả cảm nhận vẻ đẹp Cô Tô sau ngày bão hoàn toàn tinh khiết, lắng đọng

Câu 3 (trang 84 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Hình ảnh mặt trời mọc trên biển là bức tranh đẹp, được tác giả thể hiện qua từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và hình ảnh so sánh:

    + Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi

    + Mặt trời nhú lên dần dần

+ Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn

    + Qủa trứng hồng hào... nước biển ửng hồng

    + Y như một mâm lễ phẩm

- Tác giả sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế, lối so sánh thật rực rỡ, tráng lệ.

→ Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.

Câu 4 (trang 91 sgk ngữ văn 6 tập 2):

Cảnh người dân sinh hoạt và lao động được miêu tả qua các chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ

- Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp...

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.

→ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.

- Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con... lũ con hiền lành.

→ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.

23 tháng 9 2019

Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.

Lí Thông – một người hàng rượu thấy Thạch Sanh khoẻ mạnh bèn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.

Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.

Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thuỷ Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.

Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.

Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười tám nước kính phục rồi rút hết về. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/soan-bai-thach-sanh-c33a11944.html#ixzz60LqLPb00

lên mạng tìm bạn ơi! vào vietjack ấy