Em hãy viết một hoàn chỉnh một bài tập làm văn với chủ đề tự chọn(Sau đó xác định bố cục văn bản đó?Chứng minh tính rõ ràng, thống nhất và hợp lí không của bài)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
…………………./´¯/)
………………..,/¯../
………………./…./
…………./´¯/’…’/´¯¯`·¸
………./’/…/…./……./¨¯\
……..(‘(…´…´…. ¯~/’…’)
………\……………..’…../
……….”…\………. _.·´
…………\…………..(
…………..\………….\…
1. · Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có luận điểm chính và các luận điểm phụ.
· Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
· Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.
· Lập luận là cách nêu luận cứ để dần đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.
2.
* Trong đời sống, người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.
* Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
* Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
* Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
* Dàn bài:
- Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
- Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
- Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.
* Giữa các phẩn và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
3.
Nội dung
- Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ.
Nghệ thuật
- Luận điểm rõ ràng, rành mạch.
- Dẫn chứng toàn diện, phong phú, xác thực; kết hợp dẫn chứng với giải thích, bình luận.
Tham khảo:
MỞ BÀI:
Nếu Thạch Lam có truyện ngắn "Gió lạnh đầu mùa" thì Thanh Tịnh có "Tôi đi học" đều nhẹ nhàng giàu cảm xúc ấm áp tình người, tình đời. Đặc biệt truyện ngắn "Tôi đi học" đã được nhận xét là truyện giàu chất thơ. Có lẽ chất thơ đã góp phần không nhỏ tạo lên sự hấp dẫn của chuyện.
THÂN BÀI:
Chất thơ là chất trữ tình bàn bạc trong truyện nó được thể hiện ở nhiều phương diện của tác phẩm xuyên suốt từ đầu đến cuối chuyện đậm văn phong Thanh Tịnh.
Đúng vậy! Trong truyện "Tôi đi học" trước hết chất thơ được phản ánh qua tình huống truyện. Tình huống không hấp dẫn ở tình huống gay cấn mà hấp dẫn ở tình huống nhẹ nhàng đó là ngày đầu tiên đi học. Ai cũng từng trải nghiệm nên dễ đồng cảm với nhân vật Tôi trong truyện. Tình huống khá ấn tượng với người đọc, người nghe.
Tiếp theo chất thơ của chuyện còn được phản ánh qua bố cục. Bố cục xây dựng theo dòng cảm xúc, theo dòng hồi tưởng. Từ hiện tại nhớ về dĩ vãng, cảm xúc men theo trình tự thời gian, không gian và bộc lộ. Lúc đầu tâm trạng nhân vật tôi "nao nức", "mơn man" nhớ về ngày đầu tiên đi học. Trên đường đi học, cậu bé ngỡ ngàng trước mọi vật rồi lo sợ vẩn vơ. Cảm xúc vừa lạ vừa quen khi ngồi trong lớp học đó là cảm xúc trong sáng đẹp đẽ.
Không chỉ vậy mối quan hệ giữa các nhân vật trong chuyện cũng rất giàu chất thơ. Các phụ huynh rất yêu thương lo lắng quan tâm chăm sóc con em. Ông Đốc và thầy giáo trẻ vỗ về an ủi nhẫn nại, dỗ dành động viên các em bước vào ngôi nhà thứ hai của mình. Tất cả tạo lên môi trường giáo dục ấm áp có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, cái nôi nuôi dưỡng trẻ thơ trưởng thành.
Bên cạnh đó các yếu tố khác cũng góp phần làm nổi bật chất thơ của truyện. Thiên nhiên đặc trưng mùa thu được nói đến qua mấy nét chấm phá. "Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bọc". Mái trường qua cái nhìn của nhân vật tôi cũng rất riêng. Lúc thì nó giống các ngôi nhà trong làng. Lúc thì nó xinh xắn, oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Tác giả kết hợp nhiều phương thức biểu đạt tự sự với miêu tả biểu cảm đặc biệt là biểu cảm khiến chuyện nhẹ nhàng ấm áp, lời văn trong sáng, nhịp kể chậm giọng tha thiết bồi hồi các hình ảnh so sánh khiến lời văn cụ thể sinh động bay bổng, nhẹ nhàng, hấp dẫn.
KẾT BÀI:
Như vậy, chất thơ thẫm đấm trong toàn truyện "Tôi đi học" còn mãi với thời gian bởi Thanh Tịnh đã nói hộ cảm xúc kỉ niệm đẹp trong ta bằng lời văn cách kể nhẹ nhàng sâu lắng giàu cảm xúc tinh tế.
Chủ đề: Chất trữ tình trong văn bản "Tôi đi hoc" của Thanh Tinh.
Chất thơ chính là chất trữ tình nhé!
Bài 1: Em hãy viết một đoạn văn ( chủ đề tự chọn ) , trong đó có sử dụng từ láy và từ hán Việt, nêu ý nghĩa của các từ đó.
Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào đi.
Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào.
Từ hán việt:hoàng hôn
Nghĩa
nhạt nhòa: rất nhạt
ồn ào: có nhiều âm thanh hỗn độn làm náo động lên.
hoàng hôn : chỉ thời gian chiều tà,nhá nhem tối
Bài 1 : Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.
Bài 2 : Thủy tinh tượng trưng cho bão lũ thiên tai hằng năm xảy ra lưu vực ở sông Hồng
Sơn tinh tượng trưng cho phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta đắp đê chống lại bão lũ
Bài 3 : Em thấy truyện Em bé thông minh hấp dẫn vì : Đây là câu chuyện có ý nghĩa rất sâu sắc,về một em bé đã trả lời biết bao câu hỏi của vua,nào là bắt trâu đực đẻ chín con,...nhưng em đã trả lời dễ dàng,thế hiện sự trí tuệ,tài năng của dân tộc.
Bài 4 : https://h.vn/hoi-dap/question/87015.html ( Bạn chép ở đây nha,nhiều lém,mk viết mỏi tay )
Cảm ơn bạn,bạn nha!
Chủ đề: Tinh thần thơ Mới
- Mục đích nghị luận: phản ánh tinh thần thơ Mới, sự cách tân về thơ, từ “cái ta” chuyển sang “cái tôi” đầy màu sắc cá nhân
+ Phần mở đầu: “Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: Tinh thần Thơ mới
Phần thân:
- Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ Mới, xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có
- Biểu hiện cái “tôi” trong cá nhân Thơ Mới, “cái tôi” buồn, bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống, với đất nước, con người
- Tình yêu, lòng say mê với tiếng mẹ đẻ
KB: Nâng cao tinh thần thơ Mới
Thơ mới không đề cập đến đấu tranh cách mạng, trong thơ mới có nỗi buồn của cả một lớp người trong xã hội. Bao trùm thơ mới là nỗi ủy mị. Như nỗi buồn trong nhớ rừng của Thế Lữ, nỗi buồn trong Tràng giang là tình yêu quê hương đất nước.
Nhược điểm của Thơ mới là thiếu khí phách cách mạng, nhưng đây là phong trào thơ với nhiều yếu tố tích cực: lòng yêu quê hương đất nước, yêu con người, yêu sự sống... Tựu chúng lại đều yêu tiếng Việt- biểu hiện tình yêu đất nước.
Thơ Mới đóng góp nhiều về nghệ thuật thơ, đổi mới sự biểu hiện cảm xúc, cảm xúc sâu thẳm về cuộc đời, con người, thiên nhiên, đất nước. Thơ mới trau dồi tiếng Việt làm cho ngôn ngữ thơ Việt Nam uyển chuyển, biến đổi mọi cảm xúc. Có Thơ mới thì không có ngôn ngữ thơ vừa cô đọng, vừa súc tích. Có thể nói Thơ mới là một thời đại dồi dào, sức sáng tạo
a)Những nhận định sau nói về tính mạch lạc của văn bản. Hãy cho biết : Nhận định nào đúng , nhận định nào sai? Chọn câu đúng?
1. Các câu các ý trong văn bản cần được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng hợp lí. D-S
2. Từng nội dung của văn bản cần được chia tách riêng rẽ, độc lập theo các hướng khác nhau. Đ_S
3. Các phần các đoạn trong văn bản cùng hướng về một đề tài, một chủ đề xuyên suốt. Đ-S
4. Các phần các đoạn trong văn bản cần sắp xếp trước sau hô ứng nhau làm cho chủ đề liền mạch và gợi hứng thú cho người đọc người nghe.Đ-S
b, Để đảm bảo tính mạch lạc , chúng ta cần lưu ý :
+ Các phần , các đoạn trong văn bản đều nói về 1 chủ đề xuyên suốt
+ Các phần ,các đoạn , các câu trong văn bản phải nối tiếp nhau theo 1 trình tự rõ ràng , hợp lí , làm cho chủ đề liền mạch .
Bài làm
MB: Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ đi trước. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng mà vẫn được trân trọng và phát triển.
LĐ 1: Lòng yêu nước là gì? Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; là nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu hơn, mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình yêu cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho Tổ quốc. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm tuy đơn giản, gần gũi nhưng nó lại nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.
LĐ 2: Thế nào là yêu nước? Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong những năm tháng kháng chiến oanh liệt của dân tộc thì lòng yêu nước chính là tinh thần bất khuất, lòng khao khát độc lập tự do đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm và bè lũ bán nước. Là tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau qua những năm tháng mưa bom bão đạn. Là sự nhiệt thành cách mạng, là sự hi sinh quên mình của những người lính nơi đầu súng ngọn gió, là sự hi sinh thầm lặng của những người mẹ, người vợ nơi hậu phương… Lớp lớp những thế hệ hi sinh quên mình vì Tổ quốc mà lịch sử còn nhắc tên họ mãi. Chúng ta làm sao có thể quên một anh hùng Tô Vĩnh Diện lấy thấy mình chèn pháo, một Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai… và hàng ngàn những người con đã ngã xuống vì màu cờ đỏ thắm, vì độc lập tự do, vì lòng yêu nước sáng ngời. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt, cùng nhau chống lại kẻ thù.
Nếu như trong thời chiến lòng yêu nước là sự quả cảm, anh dũng chiến đấu thì trong thời bình tinh thần yêu nước lại chính là sự đoàn kết, sự giúp đỡ lẫn nhau để dựng xây lên một đất nước ngày một giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là không ngừng học hỏi, không ngừng phấn đấu để làm rạng danh dân tộc, rạng danh 2 tiếng Việt Nam. Một giáo sư Ngô Bảo Châu với giải thưởng về toán học danh giá. Một vận động viên Ánh Viên với những kỉ lục liên tiếp được phá vỡ với môn bơi lội… Đó chỉ là một số trong rất nhiều tấm gương những người Việt đang không ngừng phấn đấu để làm rạng danh Tổ quốc.
Lòng yêu nước không phải là thứ gì đó xa vời nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi con người và với mỗi quốc gia, dân tộc. Lòng yêu nước giúp con người xích lại gần nhau hơn, đoàn kết và tạo nên sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Sức mạnh ấy có thể giúp một nước nhỏ bé như Việt Nam quật ngã được 2 đế quốc thực dân sừng sỏ là Pháp và Mỹ, giúp Việt Nam từ một nước nghèo và lạc hậu sau chiến tranh đang ngày một chuyển mình đứng dậy để sánh vai với các cường quốc 5 châu. Thử hỏi, nếu không có lòng yêu nước, không có tinh thần dân tộc thì cuộc sống hiện tại sẽ ra sao? Đó sẽ là một viễn cảnh u ám khi mà con người sống thờ ơ, vô cảm với chính mình và với cộng đồng. Sẽ không còn yêu thương, không còn đoàn kết nữa.
LĐ 3: Phản đề: Thế nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn một số những phần tử tiêu cực phản động, đi ngược lại lợi ích của cộng đồng, xã hội. Chúng luôn có những thủ đoạn nhằm làm bôi nhọ danh dự của Đảng và Nhà nước, làm xấu đi lý tưởng xã hội chũ nghĩa. Hoặc có những con người sống vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi những giá trị của cuộc sống, quên đi những người xung quanh. Những con người như vậy cần phải được giáo dục và thay đổi nhận thức vì một tương lai tốt đẹp hơn.
LĐ 4: Liện hệ bản thân: Là học sinh, được coi những chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần có ý thức rõ ràng hơn về tầm quan trọng của lòng yêu nước, từ đó, không ngừng cố gắng học tập, trau dồi bản thân để hoàn thiện chính mình và giúp ích cho xã hội.
KB: Có thể nói, lòng yêu nước là một trong những truyền thống quý báu đáng tự hào của dân tộc ta. Nó không chỉ là cầu nối từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn chắp cánh hi vọng cho những thế hệ tương lai. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để xây dựng và cống hiến cho đất nước.
bạn ơi cho tớ hỏi !
Cậu phải chọn đề kou cần viết thì mềnh ms viết cko kou đc chớ:)