K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề 4. Đọc mẩu chuyện sau đây và nêu những nhận xét, suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật. Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền...
Đọc tiếp

Đề 4. Đọc mẩu chuyện sau đây và nêu những nhận xét, suy nghĩ của em về con người và thái độ học tập của nhân vật. 

Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài. 

Một hôm Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo: 
- Con đã học tập được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ? 

- Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu. 

Năm ấy, Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng nguyên. Vua Trần cho Nguyễn Hiền còn nhỏ quá, mới 12 tuổi, nên không bổ dụng. 

Một thời gian sau, vua có dịp tiếp sứ giả nước ngoài, cho gọi Nguyễn Hiền về triều, Nguyễn Hiền bảo: 
- Đón Trạng nguyên mà không có võng lọng sao? Ông về tâu với vua xin cho đầy đủ nghi thức. 
Vua đành cho các quan mang võng lọng ra rước quan Trạng tí hon về kinh

1

Ơ thằng kia bêu xấu tui à

“Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim...
Đọc tiếp

“Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài. Một hôm Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo: - Con đã học tập được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ? - Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu. Năm ấy, Nguyễn Hiền đã đỗ trạng nguyên…” (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.

Câu 2: Xét theo mục đích nói, câu văn: “Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất.” thuộc kiểu câu gì? Câu văn đó giúp em hiểu gì về Nguyễn Hiền?

1
7 tháng 12 2021

1. PTBĐ: Miêu tả và biểu cảm

2. Câu trần thuật

Cho thấy NH là người vô cùng thông minh, hiếu học và có quyết tâm vươn lên dù hoàn cảnh khó khăn. 

Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu...
Đọc tiếp

Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài. Một hôm Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo: – Con đã học tập được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ? – Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu. Năm ấy, Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng nguyên. Đọc đoạn trích trên rồi trả lời câu hỏi: a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn b) Tìm những chi tiết nói về điều kiện học hành của Nguyễn Hiền? Từ đó, rút ra nhận xét về điều kiện học tập đó?

1

a. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 

b. Những chi tiết nói về điều kiện học hành của Nguyễn Hiền "không có giấy, Nguyễn Hiền dùng lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài", "những buổi thầy dạy kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe rồi chỗ nào chưa hiểu cậu hỏi thêm" 

=> Điều kiện học tập của Nguyễn Hiền hết sức nghèo nàn và thiếu thốn: không được vào lớp học và không có giấy viết. 

 

Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim...
Đọc tiếp

Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài. Một hôm Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo: – Con đã học tập được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ? – Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu. Năm ấy, Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng nguyên.

Đọc đoạn trích trên rồi trả lời câu hỏi:

a) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn

b) Chỉ rõ phép liên kết trong chuỗi câu sau: "Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học"

c) Tìm những chi tiết nói về điều kiện học hành của Nguyễn Hiền? Từ đó, rút ra nhận xét về điều kiện học tập đó?

1
29 tháng 5 2022

a. PTBĐ: tự sự

b. Phép liên kết: phép nối: "Nhưng"

c. Nguyễn Hiền nhà rất nghèo, phải xin làm chú tiểu trong chùa. Việc chính là quét lá và dọn dẹp vệ sinh. Nhưng cậu rất thông minh và ham học. Những buổi thầy giảng kinh, cậu đều nép bên cửa lắng nghe, rồi chỗ nào chưa hiểu, cậu hỏi thầy giảng thêm. Thấy Nguyễn Hiền thông minh, mau hiểu, thầy dạy cho cậu học chữ. Không có giấy, Nguyễn Hiền lấy lá để viết chữ, rồi lấy que tre xâu thành từng xâu ghim xuống đất. Mỗi ghim là một bài. Một hôm Nguyễn Hiền xin thầy cho đi thi. Thầy ngạc nhiên bảo:

– Con đã học tập được bao nhiêu mà dám thi thố với thiên hạ?

– Con xin thi thử xem sức học của mình đến đâu. Năm ấy, Nguyễn Hiền đã đỗ Trạng nguyên.

Nhận xét: điều kiện học tập của Nguyễn Hiền tuy khó khăn nhưng ông rất biết cách tận dụng nó: nghe lỏm thầy giảng, lấy lá làm giấy để tự mình trau dồi kiến thức cho bản thân.

17 tháng 10 2016

1.a) Bạn An làm vậy là không đúng.Không nên nói dối người khác

   b) Nếu em là em thì em sẽ nói thật tất cả mọi chuyện cho mẹ nghe

2.Nam làm vậy rất là đúng.Mình không nên lấy đồ của người khác hãy tưởng tượng bạn là người mất ví bạn sẽ như thế nào tất nhiên là bạn sẽ rất lo lắng .Qua đó chứng tỏ Nam là một con người trung thực,thật thà

Nếu ai hỏi em, người bạn thân nhất của em là ai thì em sẽ trả lời ngay đó là Hiền. Hiền là người bạn học chung với em suốt thời tiểu học. Dù lên cấp hai, em và Hiền không còn học chung nữa nhưng cả hai vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Hiền có dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt tròn trịa với nước da bánh mật. Bạn có đôi môi nhỏ, lúc nào cũng nở nụ cười rất duyên dáng. Đôi...
Đọc tiếp

Nếu ai hỏi em, người bạn thân nhất của em là ai thì em sẽ trả lời ngay đó là Hiền. Hiền là người bạn học chung với em suốt thời tiểu học. Dù lên cấp hai, em và Hiền không còn học chung nữa nhưng cả hai vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Hiền có dáng người nhỏ nhắn, khuôn mặt tròn trịa với nước da bánh mật. Bạn có đôi môi nhỏ, lúc nào cũng nở nụ cười rất duyên dáng. Đôi mắt Hiền hai mí, to tròn và đen láy. Mũi Hiền be bé, không cao nhưng khá cân xứng với khuôn mặt. Tóc bạn không nhiều và hơi hoe vàng vì bị phơi nắng. Hiền thường cột tóc đuôi gà trông rất tinh nghịch. Hiền có cách ăn mặc rất giản dị và gọn gàng, sạch sẽ. Bạn thường đeo vòng tay bằng bạc – món quà kỉ niệm mà mẹ Hiền ở dưới quê cho bạn. Nhà Hiền nghèo và ở xa nên bạn phải sống ở nhà bác ruột để tiện đi học. Dù thiếu thốn và sống xa gia đình nhưng Hiền luôn đạt thành tích tốt trong học tập. Năm nào bạn cũng đạt học sinh giỏi. Trên lớp, Hiền luôn chăm chú nghe thầy cô giảng bài. Môn học nào Hiền cũng thường xuyên giơ tay phát biểu. Chính vì thế Hiền luôn được thầy cô và bạn bè yêu quý. Ngoài ra, chữ viết Hiền rất đẹp. Hiền từng đạt giải nhì hội thi viết chữ đẹp toàn trường. Nhờ thành tích học tập tốt, Hiền được cô giáo phân làm tổ trưởng. Hiền rất gương mẫu và công bằng khi giải quyết các vấn đề trong tổ. Có bạn nào trong tổ không hiểu bài là Hiền sẵn sàng chỉ giúp. Phong trào của trường lớp thì Hiền đều tích cực tham gia và vận động các bạn khác. Khi em hỏi sau này Hiền muốn làm gì. Hiền trả lời ngay là muốn làm cô giáo để đi dạy học cho học sinh nghèo. Chình điều này làm em thêm yêu quý bạn. Ngày liên hoan chia tay lớp 5, Hiền thông báo là sẽ về quê học cấp hai để phụ giúp bố mẹ công việc nhà. Hiền tặng em một cây bút và chúc em cố gắng học tốt. Khi quay đi, em thấy Hiền len lén chìu đi những giọt nước mắt đang lăn dài trên má. Vậy là đã gần hai năm em và Hiền xa nhau. Cứ cách vài tháng là hai đứa lại gọi điện, hỏi thăm về tình hình học tập. Em thật may mắn khi có một người bạn như Hiền. Em sẽ trân trọng và giữ gìn tình bạn này mãi mãi.

a)hãy xác định thành phần chính của 5 câu trong bài văn trên

b)tìm 3 câu trần thuật đơn dùng để nêu nhận xét

0
Đọc truyện và trả lời câu hỏi:CẬU BÉ HAM HỌCDưới thời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nông dân nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Lên 6 tuổi, Nguyễn Hiền đi học. Cậu rất thông minh, học đến đâu nhớ đến đó. Sau vì nhà nghèo phải nghỉ học, nhưng ngày nào cậu cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Ban đêm, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để học, dùng lá chuối khô thay...
Đọc tiếp

Đọc truyện và trả lời câu hỏi:

CẬU BÉ HAM HỌC

Dưới thời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nông dân nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Lên 6 tuổi, Nguyễn Hiền đi học. Cậu rất thông minh, học đến đâu nhớ đến đó. Sau vì nhà nghèo phải nghỉ học, nhưng ngày nào cậu cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Ban đêm, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để học, dùng lá chuối khô thay giấy để tập viết, để làm bài. Cậu nổi tiếng là văn hay chữ tốt.

Năm 13 tuổi, Nguyễn Hiền đi thi và đậu Trạng nguyên. Đó là vị Trạng nguyên trẻ nhất

(Phỏng theo Trinh Đường, Tiếng Việt 4, tập một, NXB Giaos dục Việt Nam, 2015, trang 104)

- Nêu những biểu hiện ham học hỏi của Nguyễn Hiền.

- Việc ham học hỏi đã giúp Nguyễn Hiền đạt được kết quả gì?

1
31 tháng 5 2023

a. Những biểu hiện ham học hỏi của Nguyễn Hiền:

- Nhà nghèo phải nghỉ học nhưng ngày nào Nguyễn Hiền cũng đứng ngoài lớp nghe giảng 

- Nguyễn Hiền bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn học

- Dùng lá chuối khô thay giấy để tập viết, để làm bài

b. Việc ham học hỏi đã giúp Nguyễn Hiền thi đậu Trạng nguyên 

16 tháng 3 2018

1. Lập dàn ý 

a.Mở bài                                                         

– Đề tài phụ nữ trong văn học nói chung, trong văn học trung đại nói riêng.

– Giới thiệu nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và tính chất tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ dưới chế độ cũ.

b. Thân bài

* Vũ Nương – người phụ nữ có tâm hồn cao đẹp nhưng số phận đau khổ :

– Vũ Nương là người phụ nữ đẹp.

+ Tư dung tốt đẹp – người con gái bình dân.

+ Là người con hiếu thảo, người mẹ thương con, người vợ chung thuỷ.

+ Là người cố lòng tự trọng.

– Vũ Nương lại là người phải gánh chịu nhiều khổ đau :

+ Một mình nuôi con, lo lắng thuốc thang, chôn cất mẹ chồng.

+ Bị Trương Sinh đối xử phũ phàng : nghi ngờ, không cho nàng biết nguyên do, mắng nhiếc thậm tệ khiến nàng phải tìm đến cái chết.

+ Muốn quay trở lại cuộc sống trần gian nhưng không thể được.

* Suy nghĩ về thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến :

– Con người không làm chủ được vận mệnh của mình.

– Xã hội phong kiến với những luật lệ khắt khe, vô nhân đạo gây ra bao bất công cho người phụ nữ ; chế độ đa thê gây bao cảnh oan trái đau lòng.

– Người phụ nữ buộc phải cam chịu, nhẫn nhục nên những bất công đó có điều kiện phát triển.

– Cảm thông và hiểu rõ đĩều tốt đẹp trong phẩm chất của họ.

(lấy ví dụ qua ca dao, thơ Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều,…)

c. Kết bài : Hiểu về thời đã qua để thêm yêu hiện tại.

2. Bài làm minh họa

Trong văn học trung đại đã có nhiều tác giả viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Ví như Nguyễn Dữ với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã khắc hoạ nhân vật Vũ Nương – một đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều đau khổ.

Vũ Nương là một người phụ nữ xuất thân bình dân, có “tư dung tốt đẹp”. Nàng được Trương Sinh con trai nhà hào phú trong làng “mang trăm lạng vàng” cưới về làm vợ. Nhưng chính sự không bình đẳng trong quan hệ gia đình, đồng tiền đã phát huy “sức mạnh” của nó khiến cho Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Biết chồng bản tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng có mối thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi tiễn chồng ra trận, nàng rót chén rượu đầy và nói những lời dặn dò đượm tình thuỷ chung : “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Điều ước ao lớn nhất của nàng không phải là danh vọng, tiền bạc mà là một cuộc sống gia đình đầm ấm yên vui. Trong những ngày tháng chồng đi xa, một mình nàng phải chèo lái con thuyền gia đình. Nàng chăm sóc, thuốc thang cho mẹ chồng đau ốm, bệnh tật như đối với cha mẹ đẻ. Sự hiếu thảo của nàng khiến bà hết sức cảm động, trước khi qua đời bà đã nhắn nhủ : “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”. Không chỉ vậy nàng còn phải chăm lo cho đứa con thơ vừa lọt lòng. Vì thương con, lo cho con thiếu thốn hình bóng người cha và cũng để nàng gửi gắm nỗi nhớ thương, mong mỏi chồng, Vũ Nương đã nghĩ ra trò cái bóng. Đêm đêm, nàng chỉ vào cái bóng của mình trên tường và nói với đứa con nhổ rằng đó là cha nó. Xã hội phong kiến trong buổi suy tàn khiến con người luôn cảm thấy bất an : chỉ một trò đùa, một vật vô tri, vô giác như cái bóng cũng khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Qua năm sau, việc quân kết thúc, Trương Sinh về tới nhà. Nghe lời của đứa con, chàng chẳng thèm suy nghĩ dù đó là lời nói của một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và quá mập mờ. Trương Sinh mắng nhiếc vợ rồi đánh đuổi nàng đi, không cho nàng giải thích. Nàng thật sự thất vọng. Hạnh phúc gia đình đã tan vỡ. Tình yêu, lòng tin không còn. Thất vọng đến tột cùng, chán chường vô hạn, nàng đã tìm đến cái chết để thanh minh cho bẳn thân. Niềm tin vào cuộc sống đã mất khiến cho Vũ Nương không thể trở về với cuộc sống trần gian dù điều kiện có thể.

Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng đều giống như Vũ Nương. Số phận của họ như đã được định đoạt từ trước. Sinh ra mang kiếp đàn bà thì dù giàu nghèo sang hèn không trừ một ai, lời “bạc mệnh” cũng đã trở thành “lời chung” – như Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều :

Đau đớn thay phậh đàn bà,

Lời rằng bậc mệnh cũng là lời chung.

Họ là nạn nhân của chế độ phong kiến với những điều luật hà khắc, bất công với nữ nhi. ơ đó sinh mạng người phụ nữ không được coi trọng, họ bị mua bán, trả giá một cách công khai. Ở cái xã hội ấy, họ chỉ như một thứ đồ vật vô tri, không được có ý kiến hay thanh minh cho bản thân. Vũ Nương chết đi mang theo nỗi oan tột cùng, nhưng người gây ra tất cả những bi kịch trên là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án và cũng không mặc cảm với bản thân. Ngay cả khi nỗi oan ức ấy đã được giải thoát, Trương Sinh cũng không bị lương tâm cắn rứt, coi đó là việc đã qua rồi, không còn đáng nhắc lại làm gì nữa. Xã hội phong kiến đã dung túng cho những kẻ như Trương Sinh, để người phụ nữ phải chịu những đau khổ không gì sánh được.

Trong ca dao cũng nhắc đến người phụ nữ với sự đau khổ tương tự :

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Dù ca dao có xuất xứ từ nhân dân lao động, nhưng nó vẫn phản ánh đúng số phận của người phụ nữ – “những hạt mưa sa”. “Hạt mưa ấy” không biết mình sẽ rơi vào đâu : một nơi “đài các” hay ra “ruộng cày” ? Dù đó là đâu, dù muốn hay không họ cũng phải chấp nhận.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ phong kiến, bà cũng hiểu số phận của mình sẽ bị xã hội đưa đẩy như thế nào. Bà đã viết :

Thân em ưừa trắng lại ưừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Bà không cam chịu sống cuộc sống bất công như vậy. Bà đã khẳng định người phụ nữ phải có một vị trí khác trong xã hội. Nhưng sự cố gắng của bà chỉ như một tia sáng hiếm hoi trong chuỗi đời u tối của người phụ nữ. Xét cho cùng, những đau khổ ấy đến với họ cũng là do họ sống quá cam chịu, quá dễ dàng thoả hiệp. Nếu như họ biết đấu tranh tới cùng, nếu như họ không chọn cái chết để thanh minh thì những bất công ấy sẽ không có điểu kiện phát triển.

Chúng ta đều xót thương và cảm thông cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Là một con người sống trong thời đại mới, ta thật hạnh phúc khi không phải bó buộc vào những luật lệ, lề thói xấu ấy.