hai người A và B đứng trước một gương phẳng
a,hai người có nhình thấy nhau trong gườn khô
b, một trong hai người đi đến gương theo phương vuông góc với gương thì khi nào họ thấy nhau trong gương
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ hình vẽ
ta có vùng quan sát được ảnh M’ của M được giới hạn bởi Gương PQ và các tia PC; QD.
Vùng quan sát được ảnh N’ của N được giới hạn bởi Gương PQ và các tia PA; QB
Vị trí cuỉa mỗi người đều không nằm trong vùng quan sát ảnh của người kia nên họ không nhìn thấy nhau trong gương.
b) Nếu hai người cùng tiến đến gương theo phương vuông góc với vận tốc như nhau thì khoảng cách từ họ đến gương không thay đổi nên họ vẫn không nhìn thấy nhau trong gương.
c) Khi một trong hai người tiến đến gương theo phương vuông góc
Xét 2 trường hợp.
1) Người M di chuyển, người N đứng yên.
Từ hình vẽ ta thấy: Để nhìn thấy ảnh N’ của người N trong gương thì người M phải tiến vào gần gương đến vị trí M1 thì bắt đầu nhìn thấy N’ trong gương.
Từ đó ta có: Δ M 1 I Q ~ Δ N ' K Q ⇒ I M 1 K N ' = I Q K Q thay số ta có: IM1 = 0,5m
2) Người N di chuyển, người M đứng yên.
Từ hình vẽ ta thấy: Để nhìn thấy ảnh M’ của người M trong gương thì người N phải tiến ra xa gương đến vị trí N1 thì bắt đầu nhìn thấy M’ trong gương.
Từ đó ta có: Δ N 1 K Q ~ Δ M ' I Q ⇒ I M ' K N 1 = I Q K Q thay số ta có: IN1 = 2 m
Chép đề thì chú ý vào rồi cứ sửa.
Hình vẽ:
a) Đầu tiên ta xác định vùng đặt mắt để nhìn thấy ảnh của hai người M và N trong gương:
- Từ điểm M, ta vẽ hai tia tới đến hai mép của gương PQ, áp dụng định luật để vẽ hai tia phản xạ tương ứng là Px và Qy. Vùng đặt mắt để nhìn thấy ảnh M' của M được giới hạn bởi mặt gương PQ và các tia Px, Qy.
- Tương tự với điểm N, ta được vùng đặt mắt để nhìn thấy ảnh N' của N được giới hạn bởi mặt gương PQ và hai tia Pz, Qt.
Trong hình vẽ ta thấy vị trí của hai người M và N đều không nằm trong vùng đặt mắt để nhìn thấy ảnh của người kia trong gương nên ta kết luận hai người họ không ai thấy người còn lại trong gương.
b) Đề bài không nói ai di chuyển nên ta xét hai trường hợp:
* Người M di chuyển, người N đứng yên.
Để nhìn thấy người N thì người M phải di chuyển vào vùng nhìn thấy ảnh N' của N. Từ hình vẽ ta thấy M phải di chuyển lại gần gương đến điểm M1 là giao điểm của đoạn thẳng HM và tia Qt thì mới nhìn thấy ảnh N'.
Xét hai tam giác vuông \(\Delta M_1HQ\) và \(\Delta N'KQ\) có hai góc đối đỉnh \(\Rightarrow M_1HQ\approx N'KQ\left(g-g\right)\) (đồng dạng)
Suy ra ta có tỉ lệ: \(\dfrac{HM_1}{KN'}=\dfrac{HQ}{KQ}\Rightarrow HM_1=\dfrac{KN'.HQ}{KQ}\)
Do N' là ảnh của N nên KN' = KN = 100cm.
\(\Rightarrow HM_1=\dfrac{100.50}{100}=50\left(cm\right)\)
Vậy người M cần di chuyển về phía gương đến khi cách gương 50cm thì mới thấy được ảnh của người N.
* Người N di chuyển, người M đứng yên.
Để nhìn thấy người M thì người N phải di chuyển vào vùng nhìn thấy ảnh M' của M. Từ hình vẽ ta thấy N phải di chuyển ra xa gương đến điểm N1 là giao điểm của đoạn thẳng KN và tia Qy thì mới nhìn thấy ảnh N'.
Xét hai tam giác vuông \(\Delta M'HQ\) và \(\Delta N_1KQ\) có hai góc đối đỉnh nên \(\Delta M'HQ\approx N_1KQ\left(g-g\right)\)
Suy ra ta có tỉ lệ: \(\dfrac{HM'}{KN_1}=\dfrac{HQ}{KQ}\Rightarrow KN_1=\dfrac{HM'.KQ}{HQ}\)
Do M' là ảnh của M nên HM' = HM = 100cm.
\(\Rightarrow KN_1=\dfrac{100.100}{50}=200\left(cm\right)\)
Vậy người N phải di chuyển ra xa gương cho đến khi cách gương 200cm thì mới thấy được ảnh của người M.
c) Nếu hai người tiến lại gần gương với cùng vận tốc theo phương vuông góc thì vùng cần đặt mắt để nhìn thấy ảnh của hai người cũng di chuyển theo. Khoảng cách giữa họ cũng không thay đổi vậy nên theo hình vẽ, ta có vị trí của mỗi người luôn luôn không nằm trong vùng nhìn thấy của người kia. Vậy nên hai người họ không thể thấy nhau trong gương.
TL :
Giống nhau là cả ba ảnh đều là ảnh ảo. Khác nhau ở: gương phẳng có ảnh có kích thước bằng vật, gương cầu lõm có kích thước lớn hơn gương phẳng, gương cầu lồi có kích thước nhỏ hơn vật.
HT