nêu cảm nhận về mẹ (dài tí nhe)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
ừm...i don't have my hero do you...oh!do you love.right haha~~~~~~~~~~
Nhân vật người con Trần Văn Tí có tính cách mạnh mẽ không chịu bó tay trước hoàn cảnh:
+ Tí đã đưa lối thoát cho tình huống tưởng như bế tắc, làm yên lòng mình, dịu được lòng cha, vẹn được nhiều bề dù còn khó khăn.
+ Bằng tình yêu thương, hiếu thảo với cha Tí đã giúp cha vượt qua khó khăn về tâm lý
- Người cha trong truyện thương con vô hạn, sẵn sàng hi sinh tất cả vì hạnh phúc của con
→ Hai cha con thể hiện tính cách người Nam Bộ mạnh mẽ và kiên quyết.
- Tình cảm của hai cha con chân thật, cảm động, thấm đẫm tình người.
Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ rất hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của bố. Bố mẹ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của bố mẹ trong lòng, Mẹ là người đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng tôi thành người. Em luôn biết ơn và kính yêu mẹ rất nhiều!
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bệnh cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp bạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tôi nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.
Khi tôi lớn lên mẹ vất vả hơn, vì mẹ sẽ phải dạy cho tôi rất nhiều thứ để tôi trưởng thành hơn và hoàn thiện mình. Mẹ dạy tôi đọc thật rõ ràng mạch lạc, viết sao cho thật ngay ngắn thẳng hàng vì người ta nói “nét chữ nết người”. Mẹ dạy tôi sắp xếp sách vở ngăn nắp, quần áo gọn gàng để khi cần sẽ tìm thấy ngay. Mẹ dạy con gái mẹ phải đi đứng và nói chuyện với người lớn tuổi như thế nào cho lễ phép, đúng lễ nghĩa. Mỗi khi mẹ vào bếp nấu ăn, mẹ thường bảo tôi vào cùng để mẹ dạy con nấu các món ăn. Mẹ bảo “là người phụ nữ thì phải biết nấu những món ăn ngon cho gia đình”.
Mỗi khi tôi yếu lòng hoặc gặp những khó khăn trong cuộc sống, tôi thường tìm đến mẹ để chia sẻ để tâm sự. Những lúc đó, mẹ lắng nghe tôi nói và khẽ gật đầu. Ánh mắt, nụ cười và những cái gật đầu khe khẽ của mẹ đã làm tôi cảm thấy được an ủi và sẻ chia. Lời khuyên của mẹ đã cho tôi thêm sức mạnh và tự tin để làm mọi việc tốt hơn. Mẹ không những là người mẹ đáng kính mà còn là người bạn thân thiết của tôi trong cuộc đời. Đối với tôi, mẹ là người phụ nữ quan trọng và tuyệt vời nhất.
Mẹ à! Con thực sự rất biết ơn những công lao của mẹ dành cho con. Những gì con có được ngày hôm nay đều là do công sức của bố mẹ nuôi dạy. Tình nghĩa của mẹ dành cho con, con biết sẽ không thể nào báo đáp, nhờ có mẹ mà con gái của mẹ đã thực sự trưởng thành và đang là một người công dân tốt của gia đình, trường lớp và của xã hội. Con sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để mẹ cảm thấy yên tâm. Và con sẽ luôn cố gắng để hoàn thiện mình để trở thành người phụ nữ tuyệt vời như mẹ! Con cảm ơn những điều tốt đẹp nhất mẹ đã dành cho con, trên chặng đường con đang đi con rất cần có mẹ ở bên cạnh.
Mọi người chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biêt bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.
Ảnh minh họa (nguồn: Internet) |
Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.
Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mảnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.
Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ dành cho ta.
Từ tấm bé, khi biết cảm nhận cuộc đời, tình mẹ luôn dần lớn lên bên con theo năm tháng...
“ Ầu ơ ... ví dầu cầu ván đóng đinh, Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi, Khó đi mẹ dắt con đi...”
Câu hát ru con bất ngờ của nhà ai hàng xóm trong đêm sâu quạnh quẽ của miền quê có lẽ cũng đủ đưa ta theo nguồn yêu thương của tình mẹ bao la! Tình mẹ thể hiện mọi nơi trên trái đất nầy với bất kỳ không gian nào.
Một sớm mai trong bài giảng của thầy ở lớp, vẫn còn nhớ như in câu hò đầm ấm, du dương mà mênh mông tình mẫu tử:
“Hò ơ! Mẹ già như chuối chín cây, Gió lay mẹ rụng... gió lay mẹ rụng ... con phải mồ côi”.
Buổi chiều về, đem cảm xúc nầy thổ lộ với ba, con lại nghe ba sụt sùi tiếc thương đã một lần lầm lỡ khi vô tình để mẹ buồn lúc tuổi thời cắp sách. Ba rất sợ mồ côi chăng? Có lẽ thế! Mồ côi với tình yêu thiêng liêng bất tận! Mồ côi bàn tay chăm bẵm tự buổi sơ sinh! Mồ côi sự chở che từ tấm bé! Mồ côi ngay cả lúc đã là người lớn như ba! Mồ côi sự nuông chiều trong thời thơ dại! Mồ côi cả trong buổi xế chiều!... Ba chỉ ngậm ngùi đọc câu ca dao xưa cũ:
“Công cha như núi Thái sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Ta chợt rùng mình sợ hãi thật sự nếu trên đời nầy, ta hay bất kỳ ai lỡ thiếu vắng đi một tình yêu thương của mẹ hiền!
Một đêm sốt xoàng thôi ta đủ biết mẹ chẳng bao giờ yên giấc, bàn tay mẹ nhẹ nhàng sờ trán thăm khám nhiệt độ, đắp chăn, tất tả lo thuốc men, rồi mẹ nấu lá xông mà khi nhỏ ta cứ ngỡ nồi lá xông là thuốc thần để con hết bệnh!
“Con ho lòng mẹ tan tành. Con sốt lòng mẹ như bình nước sôi”.
Cơn sốt của con đã là cơn lửa đốt lòng mẹ! Cơn ho của con chắc đã làm khuôn mặt mẹ thêm hằn những vết chân chim!
Hình ảnh người mẹ luôn bên đời ấm áp, mãi hy sinh, chở che! Cất tiếng khóc đầu tiên chào đời là ta đã nằm trọn trong tình yêu thương đó. Từng bước đi chập chững trước tiên của đời người, ai đã cầm tay ta dắt đi từng bước một? khi lỡ ngã đau, ai lên tiếng xít xoa? Cảm nhận được nổi đau lúc nầy là ai ngoài mẹ? Ai mừng vui nhất khi ta cất tiếng nói bi bô? Khi bước chân vào trường, đằng sau ta không bao giờ thiếu vắng cặp mắt dõi theo đầy lo lắng của mẹ hiền! Và có ai tả được ánh mắt mừng vui của mẹ mỗi khi ta được điểm mười ?
Giờ đây, khi ngồi trên ghế nhà trường với những trang sách mới thơm tho như còn phảng phất mùi hương lúa mới đồng quê và những giọt mồ hôi tảo tần của mẹ, với bộ trang phục màu xanh hôm nay đây chắc không thiếu đi niềm hy vọng cho con nên người tự miền quê xa lắc. Khi phố lên đèn ta chắc mẹ mới rời công việc đồng áng, thoăn thoắt bước chân về nhà dưới làn sương đêm mà mẹ chưa một lần ta thán.
Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng con và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên con, chắc mẹ sợ con thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho con từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương. Đến khi con chim nhạn lạc bầy kêu sương đâu đó giữa không gian miên mang của đêm miền quê xứ Quảng, con lại lo rằng để mẹ cùng thức quá khuya làm sao ngày mai mẹ tiếp tục ra đồng dưới nắng?
Ảnh minh họa (nguồn: Internet) |
Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, ta vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, con như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi. Ta có biết đâu tuổi thơ vẫn cứ êm đềm trôi đi trong lúc lưng mẹ ngày thêm còng xuống theo dấu ấn ngiệt ngã của tháng năm, lỗi lầm xưa con e rằng chưa có dịp nào chuộc lại, tóc mẹ lại trắng thêm khi ta chưa kịp nên người.
Ngày tựu trường phổ thông trung học chuyên, hai mẹ con rụt rè trên phố như không khí “ngày tựu trường đầu tiên” của Thanh Tịnh. Trong trang phục của quê nghèo lạ lẩm tại góc phố phồn hoa nhưng con vẫn cảm nhận được sự rắn rỏi, cứng cáp của mẹ để con vững tin mà tiếp xúc môi trường mới mẽ. Có ai đó thì thầm xót xa, ái ngại nhưng có gì đâu? Người ta có thể có nhiều thứ hơn nhưng con vẫn tin rằng con đã có một gia sản quí nhất trên đời chưa chắc ai sánh kịp đó là tình mẹ của con.
Hôm nay trên chiếc xe đạp mẹ mua cho con vẫn còn thơm mùi sơn mới, con đến trường trong niềm hân hoan như đang trong vòng tay mẹ, con đã tiếp cận môi trường mới, Thầy cô mới, bạn bè mới trong veo tuổi thơ học trò, con chắc vẫn không bao giờ thiếu sự lo lắng, nhớ thương của người mẹ hiền tần tảo.
Cuộc đời mẹ là cả một đời mãi hy sinh cho con, tình yêu của mẹ dành cho con mênh mông như trời biển vẫn như câu ca dao xưa đó thôi: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, và nước trong nguồn vẫn luôn chảy mãi như để tình mẹ luôn tồn tại vĩnh hằng.
Giờ đây, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tưởng như báo đáp công ơn trời biển của mẹ bằng cả sự quyết tâm học hành của con! Con hứa với mẹ con sẽ giữ mãi màu xanh đồng phục của con bên cạnh bạn bè con, của trường con luôn trong sáng như niềm tự hào của chính con, như niềm hy vọng ngọt ngào vô tư của mẹ hiền dành cho con.
Mẹ ơi! Tình mẹ thật bao la! Con chỉ là đứa bé thích luôn được nằm trong vòng tay âu yếm, trìu mến của mẹ, của gia đình! Con nguyện sẽ gắng học thật tốt để rèn luyện bản thân con nên người, góp một phần nhỏ bé cho xã hội, đem lại nguồn vui, niềm hy vọng cho mẹ, cho gia đình thương yêu của mình.
Bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc.
Những câu thơ mở đầu, người con đã bộc lộ tâm trạng cảm xúc khi về thăm mẹ vào một chiều mùa đông lạnh giá, lại có mưa rơi. Khung cảnh thời tiết càng làm cho nỗi nhớ trở nên sâu nặng hơn. Người con nhìn thấy khi trở về nhà nhìn thấy hình ảnh đầu tiên là khói bếp. Hình ảnh gắn bó với người phụ nữ, cho thấy sự tần tảo của những người mẹ, người bà. Chúng ta đã từng bắt gặp hình ảnh này trong bài thơ “Bếp lửa”. Hình ảnh “bếp lửa” gợi nhắc người cháu nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà. Đồng thời còn thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà hay cũng chính là đối với quê hương, đất nước:
“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!”
Nhà thơ đã tái hiện những hình ảnh vô cùng quen thuộc có thể bắt gặp ở mỗi làng quê xưa:
“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”
Chúng ta có thể thấy rằng mọi thứ trong nhà đều có đôi bàn tay của người mẹ: chiếc nón mê, áo mưa hay chum tương, đàn gà, trái na. Người mẹ luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất để lại cho đứa con của mình.
Khi đọc đến hai câu thơ cuối cùng, người đọc sẽ cảm nhận được tình yêu thương của người con dành cho mẹ:
“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”
Càng thấu hiểu nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ bao nhiêu, người con càng nghẹn ngào thương mẹ bấy nhiêu. Nhìn cảnh vật, người con cảm thấy xúc động đến bật khóc.
Bằng giọng thơ sâu lắng, bài thơ “Về thăm mẹ” đã thể hiện được tình mẫu tử thật đáng trân trọng. Từ đó, mỗi người đọc thêm yêu hơn, trân trọng hơn những người mẹ của mình.
Đoạn thơ "Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa" của tác giả Tố Hữu mang đến cho tôi một cảm nhận sâu sắc về quê hương và tình mẹ. Ngay từ những câu đầu tiên, tôi đã cảm nhận được sự ấm áp và gần gũi của quê nhà. Từ việc trở về quê mẹ nuôi xưa, tôi cảm nhận được sự trở về nguồn cội, nơi mà tình yêu thương và kỷ niệm đã được gắn kết.
Một buổi trưa nắng dài bãi cát, tôi cảm nhận được sự rực rỡ và sức sống của thiên nhiên. Ánh nắng chiếu sáng lên bãi cát, tạo nên một khung cảnh tươi đẹp và rạng rỡ. Gió lộng xôn xao sóng biển đu đưa, mang đến âm thanh êm đềm và những cảm xúc thăng hoa. Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát, tôi cảm nhận được sự hòa mình vào không gian tự nhiên, và trong lòng tôi vang lên tiếng hát của tình yêu và trái tim chân thành.
Đoạn thơ này cũng gợi lên trong tôi những kỷ niệm về mẹ. Tình mẹ, tình yêu thương và sự chăm sóc vô điều kiện của mẹ đã được tác giả Tố Hữu miêu tả một cách tinh tế. Tôi cảm nhận được sự ấm áp và ngọt ngào của tình mẹ, và trong tiếng hát ngân nga, tôi cảm nhận được sự truyền cảm và sự hiện diện của mẹ.
Tổng thể, đoạn thơ "Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa" mang đến cho tôi một cảm nhận sâu sắc về quê hương, thiên nhiên và tình mẹ. Tôi cảm nhận được sự ấm áp, sức sống và tình yêu thương trong từng câu chữ. Đây là một đoạn thơ đầy cảm xúc và ý nghĩa, khiến tôi nhớ về quê hương và tình mẹ một cách đặc biệt.
Nếu không có người mẹ hiền thì cũng không có anh hùng, thi sĩ. Mỗi một đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ; hạnh phúc nhất của đứa con là có người mẹ hiền.
Mẹ hiền là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng đứa con. Tục ngữ có câu: Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Mẹ hiền là người yêu thương dạy bảo con nên người, biết nuôi dưỡng chí hướng và lẽ sống cho con, hình thành nhân cách văn hoá cho con. Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền lý tưởng xưa nay.
Bà thay đổi nơi ở đến nhiều lần. Lần thứ nhất dời nhà đến ở gần nghĩa địa, bà quan sát thấy con chỉ biết bắt chước "đào, chôn, lăn khóc". Đó là việc của phu đào huyệt, là những biểu hiện đau buồn của tang gia. Mạnh mẫu nói với mình, nói cho mình: chỗ này không phải chỗ con ta ở được. Lần thứ hai, bà phải dời nhà; dời nhà vì con thơ. Đến nơi ở mới, gần chợ, con trai bà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điền đảo. Không thể để con nhiễm phải tính xấu ấy, bà lại nói như nhắc khẽ mình: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được. Bà lại dời nhà đến nơi khác. Tất cả vì con. Lần thứ ba, Mạnh mẫu chuyện nhà đến ở gần trường học. Con bà thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cáp sách vở. Mẹ Mạnh Tử rất vui lòng, nói: Chỗ này là chỗ con ta ở dược đây. Qua đó, ta thấy Mạnh mẫu rất quan tâm đến con, luôn luôn theo dõi những biến đổi, những tiến bộ của con, tìm môi trường sống, môi trường học tập tốt đẹp cho con. Đó là cách dạy con rất tích cực, rất tiến bộ.
Bà mẹ Mạnh Tử quan tâm giáo dục con tính trung thực, thật thà. Mẹ không được nói dối con thơ. Mẹ phải làm gương cho con trong nói năng, ứng xử, trong mọi việc lớn nhỏ. Nhỡ nói đùa con: "Để cho ăn ăn cơm đây", khi con hỏi: Người ta giết lợn làm gì thế, bà nghĩ và hối hận. Bà tự trách mình: Ta nói lỡ mồn rồi! Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao?. Mẹ hiền đã đi mua thịt lợn, đem về cho con ăn thật. Lời nói ấy, cách suy nghĩ ấy, việc làm ấy cho thấy người mẹ hiền rất gương mẫu trong giáo dục đạo đức cho con thơ.
Mạnh mẫu rất thương con, nhưng không nuông chiều. Bà rất nghiêm khắc, rất kiên quyết trước ý thức vô kỷ luật trong học tập của con. Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Cử chỉ người mẹ trông thấy con bỏ học liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt mà bị cắt đứt, xem như bị hỏng. Không la mắng! Không roi vọt! Bà chỉ nói với con: Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy. Một lời dạy con rất nghiêm, rất sâu sắc. Mạnh mẫu đã dạy con tính nghiêm túc, tính chăm chỉ trong học tập. Nhờ công giáo dục quý báu của mẹ hiền mà từ đó về sau, Mạnh Tử học tập rất chuyên cần, chẳng bao lâu trở thành một bậc đại hiền, được người đời ngưỡng mộ.
Mẹ hiền dạy con là một truyện lí thú. Một cách viết ngắn, lớp lang mạch lạc, giản dị mà sâu sắc: Ba lần chuyển chỗ ở, một lần hối hận vì "nói đùa" với con, một lần cắt đứt tấm vải đang dệt... để dạy con ý thức học tập. Mạnh mẫu rất yêu con, lại có phương pháp dạy con, quan tâm giáo dục đạo đức và chí hướng học hành cho con. Mạnh mẫu là một bà mẹ hiền vĩ đại. Mạnh Tử là một nhà hiền triết vĩ đại mới có người con vĩ đại. Đọc truyện Mẹ hiền dạy con, càng kính trọng Mạnh mẫu bao nhiêu thì ta càng yêu quý mẹ cha mình bấy nhiêu!
Nếu không có người mẹ hiền thì cũng không có anh hùng, thi sĩ. Mỗi một đứa trẻ trên trái đất đều có một người mẹ; hạnh phúc nhất của đứa con là có người mẹ hiền.
Mẹ hiền là người mẹ sinh thành nuôi dưỡng đứa con. Tục ngữ có câu: Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ. Mẹ hiền là người yêu thương dạy bảo con nên người, biết nuôi dưỡng chí hướng và lẽ sống cho con, hình thành nhân cách văn hoá cho con. Bà mẹ Mạnh Tử là một người mẹ hiền lý tưởng xưa nay.
Bà thay đổi nơi ở đến nhiều lần. Lần thứ nhất dời nhà đến ở gần nghĩa địa, bà quan sát thấy con chỉ biết bắt chước "đào, chôn, lăn khóc". Đó là việc của phu đào huyệt, là những biểu hiện đau buồn của tang gia. Mạnh mẫu nói với mình, nói cho mình: chỗ này không phải chỗ con ta ở được. Lần thứ hai, bà phải dời nhà; dời nhà vì con thơ. Đến nơi ở mới, gần chợ, con trai bà cũng bắt chước nô nghịch cách buôn bán điền đảo. Không thể để con nhiễm phải tính xấu ấy, bà lại nói như nhắc khẽ mình: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được. Bà lại dời nhà đến nơi khác. Tất cả vì con. Lần thứ ba, Mạnh mẫu chuyện nhà đến ở gần trường học. Con bà thấy trẻ đua nhau học tập lễ phép, cắp sách vở, về nhà cũng bắt chước học tập lễ phép, cáp sách vở. Mẹ Mạnh Tử rất vui lòng, nói: Chỗ này là chỗ con ta ở dược đây. Qua đó, ta thấy Mạnh mẫu rất quan tâm đến con, luôn luôn theo dõi những biến đổi, những tiến bộ của con, tìm môi trường sống, môi trường học tập tốt đẹp cho con. Đó là cách dạy con rất tích cực, rất tiến bộ.
Bà mẹ Mạnh Tử quan tâm giáo dục con tính trung thực, thật thà. Mẹ không được nói dối con thơ. Mẹ phải làm gương cho con trong nói năng, ứng xử, trong mọi việc lớn nhỏ. Nhỡ nói đùa con: "Để cho ăn ăn cơm đây", khi con hỏi: Người ta giết lợn làm gì thế, bà nghĩ và hối hận. Bà tự trách mình: Ta nói lỡ mồn rồi! Con ta thơ ấu, tri thức mới mở mang mà ta nói dối nó, thì chẳng hoá ra ta dạy nó nói dối hay sao?. Mẹ hiền đã đi mua thịt lợn, đem về cho con ăn thật. Lời nói ấy, cách suy nghĩ ấy, việc làm ấy cho thấy người mẹ hiền rất gương mẫu trong giáo dục đạo đức cho con thơ.
Mạnh mẫu rất thương con, nhưng không nuông chiều. Bà rất nghiêm khắc, rất kiên quyết trước ý thức vô kỷ luật trong học tập của con. Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Cử chỉ người mẹ trông thấy con bỏ học liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung thể hiện thái độ rất giận trước ý thức kém cỏi của con. Tấm vải đang dệt mà bị cắt đứt, xem như bị hỏng. Không la mắng! Không roi vọt! Bà chỉ nói với con: Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy. Một lời dạy con rất nghiêm, rất sâu sắc. Mạnh mẫu đã dạy con tính nghiêm túc, tính chăm chỉ trong học tập. Nhờ công giáo dục quý báu của mẹ hiền mà từ đó về sau, Mạnh Tử học tập rất chuyên cần, chẳng bao lâu trở thành một bậc đại hiền, được người đời ngưỡng mộ.
Mẹ hiền dạy con là một truyện lí thú. Một cách viết ngắn, lớp lang mạch lạc, giản dị mà sâu sắc: Ba lần chuyển chỗ ở, một lần hối hận vì "nói đùa" với con, một lần cắt đứt tấm vải đang dệt... để dạy con ý thức học tập. Mạnh mẫu rất yêu con, lại có phương pháp dạy con, quan tâm giáo dục đạo đức và chí hướng học hành cho con. Mạnh mẫu là một bà mẹ hiền vĩ đại. Mạnh Tử là một nhà hiền triết vĩ đại mới có người con vĩ đại. Đọc truyện Mẹ hiền dạy con, càng kính trọng Mạnh mẫu bao nhiêu thì ta càng yêu quý mẹ cha mình bấy nhiêu!
Tham khảo
Mẹ ốm là bài thơ lục bát của Trần Đăng Khoa đọc lên nghe thật cảm động. Bài thơ là tấm lòng ân tình sâu nặng, là tình thương mẹ thiết tha của đứa con thơ giàu lòng hiếu thảo đối với mẹ hiền.
Mọi hôm, mẹ thích vui cười. Mẹ vẫn thích ăn trầu và đọc Kiều. Thế mà hôm nay, mẹ bị ốm, mẹ chẳng nói cười được nữa. Lá trầu, trang Kiều cũng trở nên cô đơn buồn thương:
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay
Mẹ nằm liệt giường, liệt chiếu. Ruộng vườn nhớ mong mẹ sớm trưa:
Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Con thương mẹ ngã bệnh “đau buốt, nóng ran”. Bà con xóm làng, anh y sĩ...tất cả đến thăm hỏi ân cần chăm sóc. Tình nghĩa anh em bà con như bát nước đầy:
Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm
Người cho trứng, người cho cam
Và anh y sỹ đã mang thuốc vào
Đứa con khi nhìn mẹ “lần giường tập đi” mà thương mẹ, người mẹ tần tảo, vất vả cả đời đi gió về sương, người mẹ đã dành tất cả cho đàn con thơ:
Vì con, mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.
Thương mẹ ốm đau, đứa con thơ chỉ cầu mong:
Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say
Với con thơ, mẹ là cuộc đời, mẹ là hạnh phúc, mẹ là quê hương đất nước của con. Biết bao yêu mến, biết ơn và tự hào về mẹ:
Mẹ là đất nước tháng ngày của con
Có tấm lòng nào bao la bằng tấm lòng của mẹ hiền? Có tình thương nào tha thiết, sâu nặng bằng tình con thương mẹ. Bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa cho ta cảm thấy sâu sắc hơn tình mẫu tử ở đời.
em yêu mẹ như Laughing cow,mẹ là người .đã nuôi em lớn khôn...Laughing cow
Laughing cowLaughing cowLaughing cowLaughing cowLaughing cowLaughing cow
Laughing cowLaughing cowLaughing cowLaughing cowLaughing cowLaughing cow
Laughing cowLaughing cowLaughing cowLaughing cowLaughing cowLaughing cow
Dàn ý
I. Mở bài
– Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thư hay bài hát liêu quan đến mẹ:
– Mẹ là người sinh thành, dưỡng dục, nuôi ta khôn lớn thành người. Mẹ tôi tên là…?
II. Thân bài
1. Miêu tả Mẹ
– Vóc dáng, ngoại hình:
+ Lớn tuổi: Theo thời gian, tuổi mẹ ngày càng cao.
+ Tóc đã điểm vài sợi bạc: Tóc mẹ đă có lấm tấm vài sợi bạc vì phải chăm lo cho gia đình của mình.
+ Đôi mắt: Vẫn còn tinh anh, nhìn rõ.
+ Nụ cười: Ấm áp, hồn hậu
+ Đôi bàn tay: Gầy gầy, xương xương vì phải buôn gánh bán bưng ngoài trời mưa gió với biết bao khổ cực.
+ Vóc người: Cân đối.
+ Trang phục: Thường hay mặc những trang phục giản dị, phù hợp với hoàn cảnh.
– Tính cách:
+ Đối với mọi người xung quanh: Luôn quan tâm, giúp đỡ.
+ Đối với gia đình: Luôn yêu thương, quan tâm, chăm lo chu đáo.
+ Đối với bản thân: Nghiêm khắc và có trách nhiệm trong mọi việc.
2. Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và mẹ
– Trời mưa to, gió lớn; mẹ nhắc tôi không nên đi chơi.
– Tôi cãi lời mẹ, nghe theo lời rủ rê cùa bạn bè để đi chơi đá banh với chúng bạn trong mưa to.
– Thế nhưng, sau cuộc chơi đó tôi bị bệnh sốt nặng.
– Mẹ nhìn tôi nằm trên giường bệnh với sự trìu mến.
– Không những không có lấy một lời la mắng, mẹ còn chạy đôn chạy đáo mua thuốc cho tôi trong đêm mưa to gió lớn với biết bao lo lắng cho tôi.
– Tôi cảm thấy thật hối hận và trách cứ bản thân.
– Tôi hứa với lòng sẽ không bao giờ cãi lời mẹ như vậy nữa.
– Kỉ niệm ấy luôn theo tôi đến tận bây giờ và gây trong tôi một nỗi niềm sâu sắc về mẹ của mình.
2. Cảm nhận về Mẹ
– Mẹ là người mà tôi luôn quý trọng và tôn thờ.
– Không gì có thể thay thế cho mẹ.
III. Kết bài
– Cuộc sống của tôi sẽ buồn chán và vô vị biết bao nếu thiếu vắng hình bóng của mẹ.
– Tôi hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn để trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng mẹ mình nữa.