K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2018

1. Viết một câu nhận xét về mẹ Nguyễn Thị Phú trong câu chuyện Người mẹ của 51 đứa con.

Trả lời: Ca ngợi mẹ Nguyễn Thị Phú có tấm lòng nhân ái

2.Đọc câu chuyện Ngu Công xã Trịch Tường Giúp em hiểu điều gì ?

Trả lời:Muốn thành công phải dám nghĩ, dám làm. Ông Lìn đã bằng hành động của mình thuyết phục mọi người trong thôn, để từ đó thoát khỏi cảnh đói nghèo. Ông là người không những biết nghĩ cho mình mà còn biết nghĩ cho mọi người.
3. Đọc bài thơ Hạt gạo làng ta em có suy nghĩ gì về người nông dân ?

Trả lời:Bài thơ ca ngợi ý chí vượt khó của mẹ, của bà con nông dân trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên.(ko chắc)

4. Vì sao thầy giáo nói :Người lao động là quý nhất?

Trả lời:Thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất. Trước tiên thầy tôn trọng ý kiến của ba bạn nhỏ, lập luận có trình tự: lúa gạo, vàng bạc, thì giờ đều rất quý nhưng chưa phải là quý nhất. Khẳng định cái đúng của ba bạn học sinh, thầy nêu ra ý kiến mới của thầy sâu sắc hơn: Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Vì vậy, người lao động là quý nhất.
5. Em có nhận xét gì về nhân vật Gioan trong Chuỗi ngọc lam.

Trả lời: Gioan có những phẩm chất và tình cảm đáng trân trọng, đáng quý biết sống vì nhau, biết đem lại niềm vui hạnh cho nhau

k nhé

- Đoạn thơ đầu: 

+  Nhà thơ đã khẳng định hạt gạo thấm đẫm hương vị phù sa của dòng sông quê hương.

+ Hạt gạo kết tinh của đất trời, từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên. + Hạt gạo còn mang hương thơm của những bông sen trong hồ nước đầy

+ Trong những hạt gạo thơm dẻo ấy còn có cả lời hát ngọt bùi đắng cay - kết tinh của quá trình lao động chăm chỉ của người nông dân 

=> Tác giả nhắn nhủ chúng ta biết các trân trọng từng hạt gạo được làm ra bởi nó không chỉ là kết tinh từ những gì tinh túy nhất của đất trời mà còn là của người nông dân "chân lấm tay bùn"

- Đoạn thơ thứ hai: 

+ Một lần nữa nhà thơ nhấn mạnh để có được hạt gạo dẻo thơm trong mỗi bữa ăn khong phải điều dễ dàng mà phải trải qua "bão tháng bảy", "mưa tháng ba" - những hiện tượng thiên tai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người. 

+ Hơn nữa người nông dân còn phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt: trưa tháng sáu

+ Biện pháp so sánh "Nước như ai nấu chết cả cá cờ" - khắc họa sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng "mẹ"-người nông dân vẫn xuống đồng cấy lúa 

=> Gợi sự thương cảm cho những người nông dân trong quá trình lao động phải đối diện với biết bao khó khăn của thời tiết. 

- Đoạn thơ thứ ba: hạt gạo làng ta gắn với những năm chống Mỹ đồng thời nói lên tình trạng nước ta lúc bấy giờ

+ Hạt gạo gắn với lịch sử dân tộc dường như chính bản thân hạt gạo ấy đã đóng góp giúp thế hệ trẻ lên đường đánh giặc 

+ Nghệ thuật so sánh "Những năm băng đạn/ Vàng như lúa đồng" -> Hạt gạo làng ta đã cùng đồng hành với con người xuyên suốt thời gian lịch sử trợ giúp con người bảo vệ độc lập Tổ quốc

- Nghệ thuật: lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm; hình ảnh thơ gần gũi các biện pháp tu từ được kết hợp nhuần nhuyễn

- Nội dung: Cho thấy sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo nuôi sống con người và tầm quan trọng của hạt gạo xuyên suốt chiều dài lịch sử --> biết trân quý hơn về ý nghĩa của sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý không chỉ sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá.

18 tháng 3 2019

Câu 1 :

Bài làm :

Ai sinh ra và lớn lên cũng cần phải có mẹ . Mẹ đã mang công " chín tháng mười ngày " để sinh ra chúng ta . Đối với người mẹ , đứa con như một thứ quà tặng vô giá mà trời đã ban cho , không thể nào mà so sánh cũng như đo đếm tình cảm của người mẹ dành cho đứa con được . Có thể người con làm nhiều việc sai trái , mọi người xung quanh không thể tha thứ được nhưng người mẹ thì ngược lại , có thể mở lòng vị tha , sẵn sàng chấp nhận và bỏ qua hết những lỗi lầm mà người con đã gây ra . Người mẹ vứt bỏ hết cả thanh xuân và quãng đời còn lại để nuôi dạy và chăm sóc đứa con , đến khi đứa con có thể đứng vững trên con đường đời của mình thì người mẹ mới hết lo lắng cho đứa con . Từ khi đứa con mới chào đời , người mẹ luôn nâng niu , thậm chí là thức khuya cả đêm chỉ để canh giấc ngủ cho đứa con . Đến khi con bước vào cái tuổi đi học , người mẹ lại lo lắng khi con phải thức khuya để học tập . Mỗi khi ở trên lớp có điều gì ấm ức hay vui , người mẹ đều luôn chia sẻ và trò chuyện với đứa con như một người bạn " thân " và làm cho đứa con cảm thấy khá hơn . Để có tiền nuôi con ăn học cũng không phải chuyện dễ , người mẹ phải cạm cụi làm việc vất vả , đổ cả mồ hôi và nước mắt để có được đồng tiền bát gạo nuôi cho con . Qua trên , ta thấy được tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng và cao cả , nó là thứ tình cảm không gì có thể so sánh cũng như đo đếm được . Con cái phải hiểu được sâu sắc , thấm thía điều đó thì mới có thể hoàn thành bổn phận của đạo làm con . Phải có ý chí học tập từ khi ngồi trên ghế nhà trường , cần cù trong học tập thì sau này mới trở thành người có ích ,xứng đáng với kì vọng của người mẹ đã dành vào người con .

Chúc bn học tốt ^_^ !

31 tháng 12 2021

Em hiểu ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó. Bằng trí thông minh và lao động sáng tạo, ông Lìn đã làm giàu cho gia đình mình và làm cho bà con trong thôn từ nghèo đói vươn lên có mức sống khá. Muốn có cuộc sống hạnh phúc, ấm no, con người phải dám nghĩ dám làm.

31 tháng 12 2021

Ông Lìn đã chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ quyết tâm và tinh thần vượt khó. Bằng trí thông minh và lao động sáng tạo, ông Lìn đã làm giàu cho gia đình mình và làm cho bà con trong thôn từ nghèo đói vươn lên có mức sống khá. Muốn có cuộc sống hạnh phúc, ấm no, con người phải dám nghĩ dám làm.

29 tháng 7

đoạn thơ thể hiện sự vất vả của người nông dân trong lao động sản xuất. Qua đó giúp ta hiểu được sự vất vả ấy để tạo nên hạt gao một nắng hai sương.

8 tháng 11

Tự làm đi em

Đọc bài thơ trên, ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và thật đáng quý trọng. Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.

Đọc bài thơ trên, ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và thật đáng quý trọng. Tình cảm đó được thể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: Hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là một tình thương vừa sâu sắc, vừa cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.
đó là tình cảm mẹ con thiêng liêng ,người còn cảm nhận được sự vất vả của mẹ mình khi phải làm lụng vất vả để nuôi đưỡng người con khôn lớn . và người con đã ước hóa thành đám mây để che nứng cho mẹ để mẹ không phải làm việc ngoài trời nắng
Tình cảm của người con đối với người mẹ : Hiểu cho nỗi khổ cực ngày đêm làm lụng vất vả nuôi con. Người con trong đoạn thơ muốn mình có thể làm cho mẹ đỡ mệt nhọc thể hiện lòng hiếu thảo đối với người mẹ.

25 tháng 2 2022

Câu1:

Những dòng thơ miêu tả hai cha con. Ví dụ:

+ Hai cha con bước đi trên cát

+ Bóng cha dài lênh khênh

+ Bóng con tròn chắc nịch

+ Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng

+ Nghe con bước, lòng vui phơi phới.

- Hình ảnh bóng cha cao lớn, bóng con thấp tròn chắc nịch gợi liên tưởng đến sự từng trải trong cuộc đời của cha, tương phản với sự thơ ngây, trong trẻo của con

- Hình ảnh “Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng” thể hiện tình yêu con rất riêng của người cha, Hình ảnh đó cũng thể hiện niềm tin tưởng của người cha vào tương lai ngời sáng của con. Có cha dìu dắt, con nhất định sẽ vững bước và trưởng thành. Hình ảnh thân mật đầy yêu thương của cha và con gợi lên trong người đọc niềm xúc động sâu xa.

c2:

Qua hai câu thơ trên đã thể hiện quan điểm, cách nhìn của Lãn Ông về danh lợi và nhân nghĩa. Công danh chỉ là những cái phù phiếm, sẽ trôi đi như dòng nước, chỉ có tấm lòng nhân đức cao cả mới đáng quý, đáng trân trọng ở đời.

4 tháng 3 2022

Câu 2 mình đang hỏi bài Những cánh buồm mà bạn đâu phải bài Thầy thuốc như mẹ hiền và câu 1 mình hỏi về suy nghĩ về cuộc nói chuyện của hai cha con

Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.BIẾT SỐNG VÌ NHAUCó một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa...
Đọc tiếp

Đề thi sưu tầm:(Đọc hiểu và Nghị luận xã hội).
Phần 1: Đọc hiểu: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
BIẾT SỐNG VÌ NHAU
Có một cụ ông và một cụ bà sống với nhau hạnh phúc tới đầu bạc răng long.Cụ ông rất giỏi trồng dưa cải,cụ bà rất mát tay muối dưa.Năm nào ông cũng trồng rất nhiều dưa để vợ mang về muối.Vì là vùng nông thôn,ít giao thương nên quanh năm trong bữa ăn gia đình đều có dưa cải.Đến khi ông già yếu,lúc lâm chung,ông gọi người con trai duy nhất đến trăng trối:"Cha có điều này,tuy không to tát nhưng vẫn muốn kể con nghe,cả đời cha ghét nhất trồng dưa cải,nhưng mẹ con thích muối dưa nên năm nào cha cũng trồng dưa cải cho mẹ vui lòng.Cha kể cho con hiểu lòng cha,đừng nói lại mẹ buồn.Ở đời phải biết sống vì nhau.".Sau đó ông mất.Một năm sau bà vợ cũng hấp hối,câu cuối cùng bà dặn con trai là:"Cả đời mẹ ghét nhất là phải muối dưa,nhưng cha thích trồng dưa nên mẹ muối cho cha vui.Ở đời phải biết sống vì nhau".Người con trai lúc này mới hét lên:Trời ơi,cả đời con ghét nhất là phải ăn dưa cải muối!(nguồn Internet)
Câu 1:Ba thành viên trong gia đình ở câu chuyện trên đã lần lượt làm những việc gì mà họ nghĩ là sẽ giúp người thân của họ vui lòng?
Câu 2:Thực tế họ đã sai lầm như thế nào?
Câu 3:Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về cái giá mà nhiều khi con người phải trả giá cho quan niệm:"Ở đời phải biết sống vì nhau"?
Câu 4:Từ câu chuyện trên,em có cho rằng quan niệm "Ở đời phải biết sống vì nhau" là sai lầm hay không?Vì sao?
Phần 2:Nghị luận xã hôi
Dựa vào nội dung câu chuyện trong phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ)trả lời câu hỏi Làm thế nào để tình yêu thương của ta không làm khổ người ta yêu thương?

0