K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2018

Câu 1: * Nguyên nhân sâu xa:

- Do mâu thuẫn về vấn đề thị trường và thuộc địa.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã dẫn đến hình thành chủ nghĩa phát xít.

- Sự nhượng bộ của Anh - Pháp - Mĩ đối với Đức, tạo cơ hội cho Đức gây chiến tranh thế giới.

* Nguyên nhân trực tiếp:

Ngày 1/9/1939, Phát xít Đức tấn công Ba Lan. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ.

*Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai:

-Chiến tranh thế giới lần thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người:

- 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật

- Thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến ranh thế giới thứ nhất.

-Chiến tranh kết thúc dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

21 tháng 12 2018

Câu 3: Nội dung Chính sách mới của Mĩ: bao gồm các biện pháp về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước.

- Mục đích của Chính sách mới: nhằm giải quyết nạn thất nghiệp và nạn đói tràn lan.

- Kết quả: Chính sách mới đã đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, tạo thêm nhiều việc làm,ổn định tình hình xã hội, duy trì chế độ dân chủ tư sản.

29 tháng 11 2021

a) Nguyên nhân:

- Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá.

- Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến.

b) Tình hình:

- Trong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948);

+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Mĩ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới.

+ Về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

 

1 tháng 1 2023

Mẹ ơi đây là chiến tranh tg t2 r 

Câu 1 :

Cuối năm 867 đầu năm 1868, chế độ Mạc phủ bị sụp đổ. Thiên hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ toàn diện – Cuộc Duy tân Minh Trị với nội dung cơ bản:

- Chính trị: xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản ; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ Quân chủ lập hiến.

- Về kinh tế : thống nhất thị trường, tiền tệ, phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống.

- Về quân sự : tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng.

- Về giáo dục : thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh ưu tú du học ở phương Tây.

→ Cuộc Duy tân Minh Trị đã làm thay đổi bộ mặt quốc gia Nhật Bản, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường TBCN. Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản

Câu 2 :

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).

- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.

Câu 3 :

* Nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph. Ru-dơ-ven:

- Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.

- Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

- Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

=> Nhờ những nội dung trên của Chính sách mới nước Mĩ đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

23 tháng 12 2016

Tình hình kinh tế nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX:

- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Mĩ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế => Trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại và tài chính quố tế:

+ Công nghiệp của Mĩ chiếm 48% thế giới

+ Trũ lượng vàng chiếm 60% thế giới

So sánh:

Giống nhau: Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cả hai nước này đều có nền kinh tế phát triển mạnh. Tuy nhiên, đó chỉ là thời gian đầu. Còn thời gian sau (từ năm 1929 đến năm 1939) thì kinh tế của 2 nước đã có sự chuyển biến lớn: cả hai nước đều phải chịu cảnh khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

11 tháng 12 2017

sau chiến tranh thế giới thứ nhất mĩ có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế do đó mĩ trở thành trung tâm thương mại và tài chính quốc tế:

+công nghiệp mĩ chiếm 48% thế giới

+trũ lượng vàng chiếm 60% thế giới

27 tháng 12 2020

Câu 3:

a/ Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó

Những năm 20 của thế kỉ XX, Mĩ bước vào thời kì phồn vinh và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

* Biểu hiện:

- Công nghiệp:

+ Trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%

+ Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại.

+ Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô, thép, dầu mỏ,…

- Tài chính: Trở thành chủ nợ của thế giới. Năm 1929, Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới.

Kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập niên 20 của thế kỉ XX, vì:

- Thu được nhiều lợi nhuận do buôn bán vũ khí trong chiến tranh. 

- Nằm giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, không bị chiến tranh tàn phá.

- Tham gia chiến tranh muộn, là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu.

- Sớm áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền và mở rộng quy mô sản xuất.

b/ Từ sự phát triển của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX, hãy rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

- VN cần đầu tư và sử dụng hiệu quả các thành tựu về khoa học kĩ thuật, nhằm thu hút các nhà khoa học đến với nước ta, đồng thời đưa VN thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu bằng khoa học công nghệ.

- VN cần sử dụng các vốn đầu tư nước ngoài (ví dụ: ODA) sao cho hợp lý. Nhằm mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, phát triển kinh tế.

- Nền kinh tế kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đã có thêm nhiều doanh nghiệp VN có khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm để đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được lợi ích của việc đầu tư ra nước ngoài (tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ, lao động tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm, thâm nhập vào thị trường của nước sở tại .v.v.) trong bối cảnh hội nhập sâu vào đời sống kinh tế khu vực và quốc tế. Nhất là khi VN chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động đầu tư, thương mại của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, cần phải tận dụng khả năng thâm nhập vào thị trường thế giới để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế.

- VN có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng; cùng nguồn nhân lực dồi dào, chăm chỉ, thông minh -> cần sử dụng và phát huy tối đa khả năng.

- VN cần đào tạo đội ngũ trí thức lãnh đạo cùng các chính sách phát triển kinh tế hợp lý, nhanh nhạy, kịp thời với xu thế của nhân loại, nhằm đưa đất nước ngày 1 phát triển.

4 tháng 12 2016

- Sự ra đời, phát triển của nén sản xuất mới - TBCN : mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt dẫn tới các cuộc cách mạng tư sản.
— Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên :
+ Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển.
+ Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì vẫn còn ngôi vua và cách mạng chỉ đáp ứng quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.
+ Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là cuộc cách mạng tư sản, lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển, nhưng chỉ có giai cấp tư sản và chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động không được hưởng chút quyền lợi gì.
+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất có ảnh hưởng lớn đến lịch sử châu Âu, đã đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà chuyên chính dân chủ cách mạng, giải quyết quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt về ruộng đất.
+ Nhiều cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau ờ nhiều nước làm cho chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới, một số nước phát triển kinh tế chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
+ Các nuớc tư bản thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông.
+ Công nhân ở các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ. Nhật Bản đấu tranh ngày càng mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. Các tổ chức quốc tế của công nhân được thành lập.
+ Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật phát triển (nhiều máy chế tạo công cụ ra đời, nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng, nhiều phát minh mới về vật lí, hoá học, sinh học, nhiều nhà tư tưởng, nhà văn, nhạc sĩ. họa sĩ nổi tiếng xuất hiện).
+ Nguyên nhân, tính chất, diễn biến và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

NHỮNG NỘI DUNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

- Thời kì bùng nổ, thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản trên phạm vi thế giới.

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, dán chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển từ tự phát đến tự giác. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trang bị cho giai cấp vô sản một hệ thống lí luận cách mạng đúng đắn trong cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức, bóc lột.

- Thời kì diễn ra những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của các nước tư bản ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Việc chiếm hữu thuộc địa không đồng đều giữa các nước tư bản là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa giữa các nước tư bản lớn, tiêu biểu là Chiến tranh thế giới thứ nhất.

4 tháng 12 2016

Nền kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX : Phát triển phồn vinh nhưng vẫn tồn tại những hạn chế.

Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX vì :

- Mĩ thu được nguồn vốn lớn do buôn bán vũ khí và cho các nước khác vay trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

- Do Mĩ liên tục cải tiến công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất.

- Các lợi thế khác của nước Mĩ.

24 tháng 12 2021

1, Tình hình kinh tế Mĩ :

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất trong thập niên 20, nước Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trở thàng trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

- Năm 1928, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, đứng đầu thế giới và ngành công nghiệp như xe hòi, dầu mỏ, thép,... nắm 60% dự trữ vàng của thế giới.

2, Phong trào đấu trah ở Châu Á bùng nổ vì :

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc để lại nhiều hậu quả nặng nề. Các nước đế quốc tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp những hậu quả do chiến tranh gây ra, làm tăng lên những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội các nước thuộc địa.
- Phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ

- Đặc biệt là tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, quan trọng nhất là vai trò của giai cấp công nhân và đảng cộng sản ở các nước này.

Một số phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á tiêu biểu (1919-1939) là :

+) Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc

+) Cộng hòa nhân dân Mông Cổ

+) khởi nghĩa của Ong Kẹo và Cam-ma-đam

+) Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam

3. 

* Kết quả:

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng.

- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).

- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

*) Nhận xét:

-Chiến tranh thế giới thứ hai có quy mô rất lớn ở cả ba lục địa:Á,Âu,Phi

-Gây ra nhiều hoang tàn đổ nát,và nạn đói khủng khiếp

=>Các nước nên đoàn kết cùng nhau bảo vệ hòa bình của cả nhân loại

4, 

*Ý nghĩa:

-Đối với nước Nga:

+Làm thay đổi vận mệnh nước Nga và số phận hàng triệu con người Nga

+Đưa nhân dân lao động lên nắm quyền.

+Thiết lập Nhà nước Xã hội Chủ Nghĩa đầu tiên trên thế giới

-Đới với thế giới:

+Có những thay đổi lớn lao.

+Để lại nhiều bài học quý giá cho giai cấp vô sản.

+Tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở nhiều nước.

*) Vai trò của Lê-nin trong cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917:

- Thống nhất các nhóm Mác xít ở Xanh-pê-téc-bua trở thành tổ chức của nhà nước.

- Cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo “Tia Lửa” để truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân.

- Viết các tác phẩm nhằm lên án, phê phán chủ nghĩa cơ hội.

- Đề cao vai trò của nhân dân và đảng tiên phong trong phong trào cách mạng nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng.

 

24 tháng 12 2021

Câu 1: Kinh tế:Những năm 20 của thế kỉ XX, Mĩ bước vào thời kì phồn vinh và trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
Câu 2: Phong trào đấu tranh ở châu Á bùng nổ vì: 

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc để lại nhiều hậu quả nặng nề. Các nước đế quốc tăng cường khai thác thuộc địa để bù đắp những hậu quả do chiến tranh gây ra, làm tăng lên những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội các nước thuộc địa.

- Phong trào đấu tranh chống đế quốc dâng cao mạnh mẽ.

- Đồng thời, thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga cũng có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á.

Câu 3: Kết quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2: - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật. Nhận xét: Chiến tranh thế giới thứ 2 là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệc nhất, tàn phá nhất trong lịch sử. Thương xót cho những người dân vô tội, lên tiếng phê phán những hành động gây hấn, hiếu chiến

Câu 4: Ý nghĩa của cuộc cách mạng Nga: 

+ Đối với nước Nga: sự ra đời của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đã đưa nhân dân lên nắm chính quyền ở một nước chiếm 1/6 diện tích thế giới.

+ Đối với thế giới: có ảnh hưởng đến phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc.

Vai trò của Lê nin: là vai trò to lớn của 1 vị lãnh tụ, người giơ cao ngọn cờ cách mạng tại Nga