1/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Khi rời xa mới biết ý nghĩa của gia đình
Mới biết niềm vui trong từng cử chỉ
Mới biết hạnh phúc đâu nào xa xỉ
Vì chỉ một nụ cười cũng đủ ấm con tim…
Giữ mãi gia đình trong một góc riêng
Để nhớ, để mong, để âm thầm cầu nguyện:
Xin nỗi buồn đừng hằn trên mặt mẹ
Và nụ cười đừng chia cách môi cha…
Gia đình thân thương trong hình bóng quê nhà
Nơi có mẹ cha có ông bà anh chị
Cả xóm giềng và những tri kỉ
Luôn cạnh bên chia sẻ nỗi vui buồn...
a) Khi rời xa gia đình, người con đã nhận ra điều gì ?
b) Tìm, chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên.
c) Hãy nêu ý nghĩa của đoạn thơ trên.
2/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:
[...]Theo quan điểm của tôi, sống đẹp-sống có ích có thể hiểu ngắn gọn trong 2 chữ “ trách nhiệm”. Đó chính là sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội và rộng hơn nữa là với Tổ quốc. Sống đẹp-sống có ích không thể đứng một mình, tách rời khỏi các mối quan hệ tương quan góp phần tạo nên nó. Sống đẹp, sống có ích là dưới góc nhìn của xã hội; theo đó, xã hội thừa nhận những hành động phù hợp với những chuẩn mực chung, với truyền thống văn hóa, đạo lý của dân tộc, cũng như thừa nhận thành quả, sức lao động của một cá thể đóng góp là thiết thực, có ích cho sự phát triển chung của xã hội. Do vậy, khái niệm sống đẹp, sống có ích theo tôi là không có một chuẩn mực nhất định, bất biến để đánh giá mà tùy thuộc vào yêu cầu, đòi hỏi từ chính thực tế khách quan, tùy thuộc vào quan niệm chung của xã hội trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử nhất định.
(Thanh niên sống đẹp, sống có ích - Kiều Trung Hiển)
a) Theo tác giả, sống đẹp – sống có ích là lối sống như thế nào?
b) Giải thích cách sắp xếp trật tự từ của cụm từ được in đậm trong đoạn văn?
c) Em sẽ có những hành động thiết thực gì để trở thành một người có ích ?
3/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Ở một công viên nọ, một người phụ nữ ngồi cạnh một người đàn ông trên một băng ghế gần sân chơi. “Con trai tôi đó,” người phụ nữ chỉ vào một cậu bé đang chơi cầu trượt vận chiếc áo len màu đỏ. “Cậu bé nhìn mới đáng yêu làm sao” người đàn ông nói. “Còn kia là con gái của tôi, cô bé đang chạy xe đạp vận một cái đầm màu trắng đấy.”
Sau đó, người đàn ông nhìn vào đồng hồ và gọi cô bé. “Con chơi xong chưa Melissa?”. Melissa nài nỉ, “5 phút nữa thôi nha bố. Nha? Chỉ 5 phút thôi.” Người đàn ông gật đầu và cô bé lại tiếp tục chơi đùa cùng chiếc xe như cô đã mong muốn. Thời gian trôi qua và người đàn ông lại gọi con gái của mình: “Đi được chưa con?” Melissa lại nài nỉ, “Chỉ 5 phút nữa thôi nha bố. 5 phút thôi mà.” Người đàn ông lại mỉm cười và nói, “Được rồi
“Ông quả thật là một con người kiên nhẫn.”, người phụ nữ nói. Người đàn ông mới tiếp lời, “Tommy, anh trai của con bé đã mất trong một vụ tai nạn giao thông vì một gã tài xế say xỉn khi nó đang đạp xe ở một chỗ khá gần nơi này. Tôi đã không dành nhiều thời gian cho Tommy và bây giờ tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả chỉ để có được 5 phút ở cạnh nó. Tôi đã thề sẽ không lặp lại sai lầm đó với Melissa. Con bé cứ nghĩ nó may mắn có thêm 5 phút để chơi. Nhưng sự thật đúng ra phải là, tôi mới là người may mắn khi có được thêm 5 phút để nhìn ngắm con bé hạnh phúc.
(Quà tặng cuộc sống – Chỉ năm phút thôi)
a) Vì sao người bố lại luôn đồng ý mỗi khi Melissa xin được chơi thêm 5 phút nữa?
b) Xét về mặt cấu tạo, câu in đậm thuộc kiểu câu gì ?
c) Qua câu chuyện của hai bố con trong câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho mình?
4/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:
[…]Thử tưởng tượng, khi bạn cúi xuống nhặt chiếc vỏ lon trên vỉa hè, biết đâu lại có vị phụ huynh nào đang chỉ cho con họ thấy một việc làm gương mẫu? Dừng lại vài giây, dọn gọn vật cản trên đường, bạn có thể đã giúp những người đi sau tránh được tai nạn. Hay can thiệp vào cuộc cãi vã – cũng khó nói trước bạn có bị vạ lây hay không, tôi thừa nhận – nhưng tôi tin, chúng ta có thể làm dịu đi phần nào tình hình, cứu cả con đường khỏi viễn cảnh tắc nghẽn.
Có một câu nói như thế này: Lòng tốt trong cuộc đời giống như đại dương bao la, mỗi việc làm của bạn có thể chỉ là một giọt nước, nhưng đừng quên nếu mất đi chỉ một giọt nước ấy thôi, đại dương cũng đã khô cằn hơn rồi. Bạn biết không, những việc tốt đẹp, có ích nhỏ bé chẳng lấy đi của ta nhiều, nhưng lại mang đến những giá trị thật khó đong đếm hết.
Vậy, nên chăng giữa dòng đời vội vã, ta cũng nên chậm lại một chút, nhìn đời với lăng kính của một trái tim ấm áp hơn, của phần người cao thượng vượt trên phần con ích kỷ, để sẵn sàng cho đi, dù chỉ là một việc có ích nhỏ bé. Biết đâu, ta đã thay đổi cả thế giới của một ai đó rồi.
(Hãy làm những điều nhỏ bé có ích)
a) Tác giả muốn truyền tải thông điệp gì đến người đọc ?
b) Xét về mặt cấu tạo , câu in đậm trong đoạn ngữ liệu thuộc kiểu câu gì?
c) Em rút ra được bài học gì cho mình về lối sống có ích ?
HƠI DÀI NHƯNG MỘI NGƯỜI GIÁP EM VỚI Ạ MAI CHIỀU LÀ EM THI RỒI
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.
Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nói: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.
Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.