K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2019

Trong khoang miệng thì biến đổi lí học diễn ra mạnh mẽ nhất.

Trong dạ dày biến dổi lí học diễn ra mạnh mẽ nhất.

Trong ruột nom thì biến đổi hóa học diễn ra mạnh mẽ nhất.

10 tháng 12 2015

Sự tiêu hóa ở các phần khác nhau trong ống tiêu hóa đều gồm 2 quá trình: biến đổi lí học (cơ học) và biến đổi hóa học, đều quan trọng và rất cần thiết. Ở mỗi phần ống tiêu hóa, mức độ quan trọng có khác nhau:

Ở khoang miệng:

-        Biến đổi cơ học: thức ăn được cắn, xé, nghiền, nhào trộn cho thấm nước bọt, nuốt à Chủ yếu hơn.

-        Biến đổi hóa học: Amilaza nước bọt thủy phân tinh bột thành phân tử nhỏ hơn và các đường đôi (maltozơ).

(Một số trường hợp, thức ăn đưa vào miệng được nuốt luôn, chưa được biến đổi cơ học, chưa thấm hoặc thấm rất ít nước bọt, cũng sẽ vẫn được tiêu hóa ở các phần sau.)

Ở dạ dày:

-        Biến đổi cơ học: thức ăn tiếp tục được các cơ dạ dày nhào trộn, thấm dịch vị

-        Biến đổi hóa học: Tuyến dạ dày tiết HCl và enzim pepsin để thủy phân các protein thành các đoạn peptit ngắn hơn. à Quan trọng hơn một chút

(Một số trường hợp, bệnh nhân bị cắt dạ dày hoặc phần lớn dạ dày, thức ăn vẫn được tiêu hóa ở các phần khác nhưng sẽ vất vả hơn và phải chú ý có chế độ ăn phù hợp)

Ở ruột non:

-        Biến đổi cơ học: thức ăn nhào trộn, thấm dịch tụy và dịch ruột, được đẩy về phía sau theo nhu động ruột, thức ăn đã được tiêu hóa được hấp thu vào hệ tuần hoàn.

-        Biến đổi hóa học: Tuyến mật, tuyến tụy và tuyến ruột sẽ tiết các enzim phân giải hoàn toàn các thành phần protein, lipit, saccarit, axit nucleic trong thức ăn thành các chất đơn giản là các axit amin, glycerol và axit béo, đường đơn, nucleotit,…  à Quan trọng hơn.

21 tháng 11 2017

ko biết

 

22 tháng 12 2021

d

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
22 tháng 12 2021

C

30 tháng 12 2020

Ai giúp mềnh đê😭

30 tháng 12 2020

1. Tại khoang miệng

- Biến đổi hoá học: Dưới tác dụng của men amilaza một phần tinh bột chính được biến đổi thành đường manto. 

2. Sự biến đổi thức ăn ở dạ dày

- Biến đổi hóa học: enzim pepsin phân cắt prôtêin thành các chuỗi ngắn. 

3. Sự biến đổi thức ăn ở ruột non:

- Biến đổi hoá học: các enzim tiêu hoá biến đổi:

+ Tinh bột và đường đôi - đường đơn.

+ Prôtêin - axit amin.

+ Lipit - axit béo và glixêrin.

+ Axit nuclêic - các thành phần của nuclêôtit.

17 tháng 12 2021

Khi ta ăn cháo hay uống sữa, sự biến đổi các loại thức ăn này trong khoang miệng bao gồm:

- Với cháo: thấm một ít nước bọt, một phần tinh bột trong cháo bị men amilaza phân giải thành đường mantôzơ.

- Với sữa: thấm một ít nước bọt, sự tiêu hóa hóa học không diễn ra ờ khoang miệng do thành phần hóa học của sữa là prôtêin và đường đôi hoặc đường đơn.

17 tháng 12 2021

TK

Ở khoang miệng:

- Tiêu hóa lí học: Tiết nước bọt, nhai, nghiền, đảo trộn thức ăn thấm đều nước bọt, lầm mềm thức ăn và tạo viên thức ăn

- Tiêu hóa hóa học: Một phần tinh bột chín được enzim Amilaza trong nước bọt biến đổi thành đường đôi (mantôzơ)

* Ở dạ dày:

- Tiêu hóa lí học: Tiết dịch vị, co bóp, đảo trộn thức ăn thấm đều dịch vị, làm mềm, nhuyễn thức ăn

- Tiêu hóa hóa học: Prôtêin chuỗi dài được enzim Pepsin Prôtêin chuỗi ngắn

* Ở ruột non:

- Tiêu hóa lí học: Tiết dịch tiêu hóa, lớp cơ co dãn tạo các cử động làm thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa, đẩy thức ăn xuống các phần khác của ruột, muối mật phân nhỏ lipit tạo nhũ tương hóa

- Tiêu hóa hóa học: Nhờ tác dụng của dịch tụy, dịch mật, dịch ruột → tất cả các loại thức ăn được biến đổi thành những chất đơn giản hòa tan mà cơ thể có thể hấp thụ được

+ Tinh bột, đường đôi ⇒ Đường đơn (nhờ các enzim: Amilaza, Mantaza, Saccarazza, Lactaza,...)

+ Prôtêin ⇒ Axit amin (nhờ các enzim: Pepsin, Tripsin, Aminopeptitdaza, Cacboxinpolipeptitdaza)

+ Lipit ⇒ Axit béo và Glixêrin (nhờ enzim Lipaza)

+ Axit Nuclêic ⇒ Nuclêôtit (nhờ enzim Nuclêaza và enzim Ribônuclêaza)

 

 

 

17 tháng 12 2021

A.

Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi về mặt lí học và hoá học

17 tháng 12 2021

B. Thức ăn lipit được biến đổi ở dạ dày

1 tháng 11 2021

*Khoang miệng: có quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học

- Có sự nhai và nghiền, nhào trộn thức ăn.

- Gluxit được biến đổi 1 phần nhờ Enzim amylase.

- Protein giữ nguyên.

- Lipit giữ nguyên.

*Dạ dày: có quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học

- Dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn.

- Gluxit được biến đổi 1 phần nhờ Enzim amylase.

- Protein biến đổi thành polypeptid dưới tác dụng của pepsin.

- Lipit giữ nguyên.

*Ở ruột non: thức ăn được biến đổi hóa học:

- Gluxit được biến đổi thành các đường đơn nhờ Enzim.

- Protein → tạo thành các acid amin.

- Lipit nhũ tương hóa và phân giải thành các acid béo và glycerid.

(Tham khảo)

1 tháng 11 2021

Cám ơn 😄😄😄😁🤣

13 tháng 12 2017

* Khoang miệng:

+ Nhai, nghiền: nhờ hoạt động của tuyến nước bọt, hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má có tác dụng làm ướt và mềm thức ăn, nghiền nhó và làm nhuyễn thức ăn.

+ Biến đổi tinh bột nhờ hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt có tác dụng biến dổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ.
* Ở ruột non có hai quá trình biến đổi:
-Biến đổi lí học gồm:

+đảo trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa (dịch ruột, dịch tụy, dịch mật) và hòa loãng thức ăn.
+Các khối lipit được muối mật tách thành những giọt nhỏ tạo dạng nhũ tương hóa
-Biến đổi hóa học:
+Enzim amilaza biến đổi tinh bột thành đường đôi và enzim mataza biến đổi đường đôi thành đường đơn.
+Enzim tripsin biến đổi protein thành axit amin
+Enzim lipaza kết hợp với dịch mật biến đổi lipit thành axit béo & glixêrin

17 tháng 12 2020

Khoang miệng: - Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozo.

Dạ dày: - Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim pepsin phân cắt một phần protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin

Ruột non: -Mantozo→Glucozo 

                 -Lipit→Axit béo

                 -Peptit→Axit Amin