Tìm một số chi tiết trong văn bản liên quan đến các nhân vật trong văn bản. Từ các chi tiết đó gợi cho em suy nghĩ gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Nêu cảm nhận của em về đoạn văn trích trong bài con hổ có nghĩa trang 142 SGK ngữ văn ( Từ rồi hổ đực quỳ xuống đến mới sống qua được )
Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều thu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.
Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ?. Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hố thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.
Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hố’ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.
Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!.
Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hồ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm.
Câu 2 : Chi tiết cuối văn bản con hổ có nghĩa gợi cho em suy nghĩ gì?
Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy.
Nhân vật Nê- mô | Biểu hiện qua các chi tiết |
Cử chỉ, hành động của Nê- mô | Đón tiếp 3 người họ lạnh lùng nhưng vẫn chu đáo. |
Thái độ của A- rô- nắc về Nê- mô | Suy nghĩ rất nhiều và cảm thấy khó hiểu về ông Nê-mô |
Thái độ của Công- xây về Nê- mô | Gọi ông Nê-mô là một thiên tai “bị người đời hắt hủi” |
Thái độ của Nét len về Nê- mô | Hỏi A-rô-nắc về lai lịch, ý đồ của ông Nê-mô. |
Thuyền trưởng Nê-mô là nhân vật bí ẩn với tính cách phức tạp, khó đoán.
Tham khảo chứ không giải ra luôn cho bạn đâu : https://www.chuabaitap.com/soan-van-lop-6-chi-tiet/soan-bai-buoi-hoc-cuoi-cung-chi-tiet.html
P/s : Cố lên nha :V
a, – Các từ miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn là:
Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân và khoeo cứng dần và nhọn hoắt, tôi đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, tôi vũ cánh nghe tiếng phành phạch giòn giã, tôi bước đi bách bộ, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, người tôi rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được, cái đầu to ra và nổi từng tảng, cái răng đen nhánh, sợi râu dài và uốn cong, tôi cà khịa bà con trong xóm, tôi quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó.
Những chi tiết miêu tả ngoại hình:
Một thanh niên Dế Mèn cường tráng:
+ Càng: Mẫm bóng
+ Vuốt: cứng, nhọn hoắt
+ Cánh: dài tận chấm đuôi một màu nâu bóng mỡ.
+ Đầu: tò, nổi từng tảng rất bướng…
+ Răng: đen nhánh
+ Râu: dài, cong.
- Những chi tiết miêu tả hành động:
+ Đạp phanh phách
+ Vũ lên phành phạch
+ Nhai ngoàm ngoạm
+ Trịnh trọng vuốt râu
+ Đi đứng oai vệ…rún rẩy (khoeo), rung…(râu)
+ Cà khịa (với hàng xóm)
+ Quát nạt (cào cào)
+ Đá ghẹo (gọng vó)
Cho thấy Dế Mèn là có ngoại hình cường tráng nhưng tính cách kiêu căng, xốc nổiTruyện Thánh Gióng là một truyền thuyết nổi tiếng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Truyện kể về một đứa bé tên là Gióng, người sau này trở thành Thánh Gióng, một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Truyện này tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.
Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất như sức mạnh phi thường, lòng dũng cảm và tình yêu quê hương. Tên truyện Thánh Gióng gợi cho tôi suy nghĩ về sự tôn trọng và ngưỡng mộ đối với nhân vật Gióng.
Truyện Thánh Gióng có liên quan đến lịch sử thông qua việc miêu tả cuộc chiến chống giặc Ân, một cuộc chiến quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
Trong truyện, có những chi tiết hoang đường, kì ảo như việc Gióng trút bỏ quần áo và bay lên trời. Những chi tiết này có tác dụng thể hiện sức mạnh phi thường của Thánh Gióng và tạo nên tính kỳ ảo, huyền bí trong truyện.
Truyện Thánh Gióng phản ánh hiện thực và ước mơ của cha ông ta. Hiện thực là cuộc chiến chống giặc Ân và ước mơ là sự hy vọng vào một người hùng có thể bảo vệ đất nước và dân tộc.
Về câu hỏi về tên "Hội khoẻ Phù Đổng", tôi không có thông tin cụ thể về lý do tại sao Đại hội Thể dục Thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là Hội khoẻ Phù Đổng. Tuy nhiên, tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin nếu bạn muốn
Câu 2: Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân và khoeo cứng dần và nhọn hoắt, tôi đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, tôi vũ cánh nghe tiếng phành phạch giòn giã, tôi bước đi bách bộ, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, người tôi rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được, cái đầu to ra và nổi từng tảng, cái răng đen nhánh, sợi râu dài và uốn cong, tôi cà khịa bà con trong xóm, tôi quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó.
NX: Dế Mèn có thân hình cường tráng của tuổi trẻ , nhưng tính cách thì kiêu căng , kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, ngộ nhận về sức mạnh của mình.
Câu 3:
- Dế Mèn là kẻ tinh ranh. Lúc đầu thì hyênh hoang : "Sợ gì ? Mày bảo tao còn sợ ai hơn tao nữa ? Giương mắt ra xem tao trêu mụ Cốc đây này !".- Hát trêu chị Cốc xong, Dế Mèn chui tọt vào hang nằm khểnh đắc ý và yên tâm về sự an toàn của mình.- Khi Dế Choắt bị mổ đau quá kêu váng lên thì Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Thì ra Dế Mèn cũng chẳng anh hùng gì.- Khi chị Cốc bay đi rồi, Dế Mèn mới "mon men bò lên". Thấy Dế Choắt nằm thoi thóp, Dế Mèn mới thấy hối hận vâ nhận ra cái tội ngông cuồng dại dột của mình gây nên cái chết oan cho Dế Choắt. Lời nói của Dế Choắt chính là bài học đường đời đầu tiên cho Dế Mèn :"Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy !".Câu 4:Không nên kiêu căng , xốc nổi khi thấy những người bé nhỏ hay xung quanh mình.