Hãy so sánh cảnh ngày xuân trong 2 câu thơ cổ trung quốc ''phương thảo liên bích- lê chi sổ điểm hoa'' và 2 câu thơ của nguyễn du ''cỏ non xanh tận chân trời- cành lê trắng điểm một vài bông hoa''
VIẾT ĐOẠN VĂN NHA, K PHẢI BÀI VĂN!
k chép mạg nha, mk cần gấp!!!
Bài làm:
Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo hai câu thơ cổ Trung Quốc để viết lên những vần thơ của mình và tạo nên một bức tranh cảnh ngày xuân tuyệt mĩ. Ông dùng hình ảnh ''cỏ non'' thay cho ''cỏ thơm'' (phương thảo) để tô đậm màu sắc. Màu cỏ non là màu xanh nhạt pha lẫn vàng chanh tươi sáng, đầy sức sống kết hợp với màu lam trong sáng của chân trời ngày xuân tạo phông nền cho bức tranh. Trên nền màu sắc đó điểm xuyết một vài sắc trắng tính khôi của hoa lên, khiến cho màu sắc bức tranh vừa hài hòa lại vừa nổi bật. Nguyễn Du sáng tạo thêm chữ ''trắng'' và đảo lên trước làm càng gây cấn và ấn tượng mạnh. Chữ ''điểm'' gợi cảnh động chứ không tĩnh, tạo nên bức tranh sinh động. Tất cả đều tươi mát, lặng lẽ, thanh tao trào dâng sức sống mà lại không ồn ào, rất hợp với tâm trạng người trong ngày xuân.
(7 câu)
Tự làm đó nha cậu, thắc mắc chỗ nào cứ hỏi ạ
_" Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa "
--> Thảm cỏ non xanh trải rộng tới chân trời là gang màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền non xanh ấy điểm xuyến một vài bông hoa lê màu trắng tinh khôi. Sự phối hợp màu sắc làm cho bức tranh trở nên hài hòa. Màu xanh non tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, cho sức sống đang lên mới mẻ, tinh khôi. Bầu trời khoáng đạt, mênh mông " xanh tận chân trời " . Từ " điểm " đã làm ch bức tranh không tĩnh tại mà thêm sinh động, có hồn. Từ " trắng " vốn là tính từ nhưng "trắng điểm" đã trở thành một động từ, người đọc tưởng như bông hoa lê đang bừng lên sắc trắng.
_ " Phương thảo liên thiên bích
Chi lê sổ điểm hoa "
--> Cỏ thơm liền với trời xanh, trên cành lê có mấy bông hoa. Câu thơ cổ TQ chỉ nói đến cành lê điểm vài bông hoa mà không nói đến màu sắc của bông hoa. Thơ Nguyễn Du có chứ " trắng " trở thành điểm nhấn , làm nổi bật thần sắc của hoa lê. Nghệ thuật đảo ngữ " trắng điểm " vừa ngắt nhịp cho câu thơ, vừa làm nổi bật vẻ tươi tắn, thanh khiết, tinh khôi của bông hoa lê. Bức tranh xuân là sự hòa quyện nhẹ nhàng và tinh tế. Chữ " điểm " làm cho cảnh vật trở nên có hồn, sinh động mà không tĩnh tại
=> Nguyễn Du đã sử dụng những ngôn từ giàu chất tạo hình gợi cảm. Ông đã để lại một bức tranh khung cảnh mùa xuân tươi đẹp, giàu sức sống. Ông xứng đáng được tôn vinh là bậc thầy trong cây bút miêu tả cảnh. Đọc thơ Nguyễn Du người đọc càng thêm kính phục tài năng điêu luyện của ông.