Khi vừa ra đời, Đảng ta đã lãnh đạo phong trào cách mạng lớn nào?
Điểm cực nam của Việt Nam thuộc tỉnh nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, ngay sau khi ra đời Đảng đã lanh đạo phong trào 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh. Thông qua phong trào đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.
Đáp án A
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, ngay sau khi ra đời Đảng đã lanh đạo phong trào 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh. Thông qua phong trào đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương
Đầu thế kỉ XX, trước những chuyển biến của tình hình kinh tế- xã hội, trong bối cảnh giai cấp công nhân còn non yếu, giai cấp tư sản và tiểu tư sản chưa ra đời, các sĩ phu yêu nước đã vượt lên trên hạn chế của giai cấp và thời đại tiếp tư tưởng tưởng mới và lãnh đạo phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản
Đáp án cần chọn là: C
Chú ý
Cần phân biệt giữa hai khái niệm sĩ phu phong kiến yêu nước (hoặc sĩ phu yêu nước) với sĩ phu yêu nước tiến bộ. Sĩ phu yêu nước tiến bộ là những sĩ phu phong kiến đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản làm hệ tư tưởng của mình, lấy lập trường tư sản làm lập trường đấu tranh.
Đáp án C
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
- Ngay từ khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Chính vì thế, chiến thắng này đã khẳng định đướng lối đúng đắn của đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng.
Đáp án C
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
- Ngay từ khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Chính vì thế, chiến thắng này đã khẳng định đướng lối đúng đắn của đảng và quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng.
Câu1: Các phong trào yêu nước tiêu biểu như: Phong trào Cần Vương do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo, diễn ra sôi nổi trong cả nước và kéo dài hơn 10 năm từ 1885 đến 1896; các cuộc nổi dậy chống quân xâm lược ở các vùng địch chiếm đóng, tiêu biểu như: khởi nghĩa Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân
Câu:23/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân, đế quốc, giành độc lập cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cao trào cách mạng diễn ra trên khắp cả nước với khí thế sôi nổi.
Khi vừa ra đời , Đảng ta đã lãnh đạo phong trào cách mạng lớn nào ?
- Cách Mạng Tháng Tám .
Điểm cực nam của Việt Nam thuộc tỉnh nào ?
- Nằm ở Mũi Đôi thuộc tỉnh Khánh Hòa .
* Hok tốt !~!
# Miu
Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Tám thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã tiến hành Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, xoá bỏ hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam); đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi rất vẻ vang, mở ra kỷ nguyên mới trong sự phát triển của dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội; mở ra thời đại mới: thời đại Hồ Chí Minh.
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, là cả một pho lịch sử bằng vàng. Kho tàng lịch sử quý giá đó không chỉ gồm những sự kiện lịch sử oanh liệt, hào hùng của Đảng và dân tộc mà điều có ý nghĩa lớn lao là những kinh nghiệm, những bài học lịch sử, những vấn đề lý luận cách mạng Việt Nam được tổng kết từ hiện thực lịch sử với những sự kiện oanh liệt hào hùng đó. Vì vậy, học tập, nghiên cứu lịch sử Đảng là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi chúng ta.
I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI, BƯỚC NGOẶT QUYẾT ĐỊNH CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Đó là kết quả của sự chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ chức; của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Sự ra đời của Đảng đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta; phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
l. Tình hình xã hội Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt Nam, từng bước thiết lập chế độ thống trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân trên đất nước ta.
Về chính trị, chúng trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, thi hành chính sách cai trị chuyên chế, biến một bộ phận của giai cấp tư sản mại bản và địa chủ phong kiến thành tay sai đắc lực, tạo nên sự cấu kết giữa chủ nghĩa đế quốc và phong kiến tay sai, đặc trưng của chế độ thuộc địa. Sự cai trị của chính quyền thuộc địa đã làm cho nhân dân ta mất hết quyền độc lập, quyền tự do dân chủ; mọi phong trào yêu nước bị đàn áp dã man; mọi ảnh hưởng của các trào lưu tiến bộ từ bên ngoài vào đều bị ngăn cấm.
Về kinh tế, chúng triệt để khai thác Đông Dương vì lợi ích của giai cấp tư sản Pháp, bóc lột tàn bạo nhân dân ta, thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế độc lập của nước ta. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, vô nhân đạo, kể cả duy trì bóc lột kiểu phong kiến... đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng, làm cho nền kinh tế bị què quặt, lệ thuộc vào kinh tế Pháp, để lại hậu quả nghiêm trọng, kéo dài.
Về văn hóa - xã hội, chúng thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích văn hoá nô dịch, sùng Pháp, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vòng tăm tối, dốt nát, lạc hậu, phục tùng sự cai trị của chúng.
Quá trình khai thác thuộc địa triệt để của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có những biến đổi lớn, hai giai cấp mới ra đời: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Nước ta từ chế độ phong kiến chuyển sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ta, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến tay sai, chỗ dựa cho bộ máy thống trị và bóc lột của chủ nghĩa thực dân Pháp. Hai mâu thuẫn đó có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó mâu thuẫn giữa dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược là mâu thuẫn chủ yếu. Vì vậy, nhiệm vụ chống thực dân Pháp xâm lược và nhiệm vụ chống địa chủ phong kiến tay sai không tách rời nhau. Đấu tranh giành độc lập dân tộc phải gắn chặt với đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ. Đó là yêu cầu của cách mạng Việt Nam đặt ra, cần được giải quyết.