Trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật có đoạn:“Những chiếc xe từ trong bom rơiĐã về đây họp thành tiểu độiGặp bè bạn suốt dọc đường đi tớiBắt tay qua cửa kính vỡ rồi. Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấyVõng mắc chông chênh đường xe chạyLại đi, lại đi trời xanh thêm.” (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục,...
Đọc tiếp
Trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật có đoạn:
“Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2018)
Câu 1. Nhan đề của bài thơ có gì độc đáo, khác lạ? Việc tác giả đặt nhan đề như vậy có tác dụng gì?
Câu 2. Giải thích nghĩa của từ “chông chênh” và cho biết từ “ chông chênh” thuộc từ loại nào? Việc sử dụng từ đó gợi cho em hiểu điều gì về hoàn cảnh sống và chiến đấu của người lính lái xe Trường Sơn?
Câu 3. Chép lại câu thơ trong một bài thơ ở chương trình Ngữ văn THCS cũng có từ “chông chênh” và ghi rõ tên tác phẩm.
Câu 4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận quy nạp để làm rõ tình đồng chí, đồng đội của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại được nói đến trong hai khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng câu phủ định và một trợ từ (gạch chân và chú thích rõ).
Tham khảo:
Có thể có nhiều cách trình bày, xây dựng luận điểm, song cần phải đáp ứng được các nội dung cơ bản sau:
Vài nét về tác giả, tác phẩm: Chính Hữu, Phạm Tiến Duật; hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích; giới thiệu hình ảnh người lính qua các đoạn trích. Những nét chung về hình ảnh người lính trong các đoạn thơ:
- Mục đích lí tưởng: Vì độc lập tự do, vì nền hòa bình của tổ quốc.
- Lạc quan yêu đời, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, niềm tin vào sự tất thắng của cuộc kháng chiến. Những nét riêng: Hoàn cảnh sáng tác khác nhau: Đồng chí : Thời kì kháng chiếng chống Pháp; Bài thơ về tiểu đội xe không kính: thời kháng chiến chống Mĩ. Không gian thể hiện cũng khác nhau: núi rừng Việt Bắc, đường Trường Sơn. Vẻ đẹp hình ảnh người lính thời chống Pháp trong đoạn trích “ Đồng chí”
+ Cùng nhau chia sẻ những gian nan, thiếu thốn của cuộc đời người lính (dẫn thơ và phân tích)
+ Tình đồng chí đồng đội gắn bó, chia sẻ, tinh thần lạc quan (dẫn thơ và phân tích)
+ Sức mạnh và niềm tin của tìn đồng chí (Thương nhau tay nắm lấy bàn tay)
+ Kết tinh hình ảnh người lính và tình đồng chí mang tính biểu tượng trong đoạn ở cuối bài (chú ý phân tích câu thơ cuối).
- Vẻ đẹp hình ảnh người lính thời chống Mĩ trong đoạn trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
+ Những người lính lái xe không kính: ung dung tự tại (dẫn chứng và phân tích)
+ Dũng cảm, bất chấp khó khăn, coi thường gian khổ (dẫn chứng và phân tích)
+ Tinh thần lạc quan, yêu đời, vui vẻ, trẻ trung (dẫn chứng và phân tích) + Tình đồng chí, đồng đội bình dị, chan hòa, thắm thiết (dẫn chứng và phân tích)
Nghệ thuật Cùng chung đề tài nhưng mỗi tác giả có cách thể hiện khác nhau:
+ Vẻ đẹp hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí (đoạn trích) được thể hiện qua những chi tiết chân thực, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gợi cảm, cô, đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng.
+ Vẻ đẹp hình ảnh người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (đoạn trích) được thể hiện qua hiện thực sinh động; ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏa khoắn; hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính.
Đánh giá chung:
- Vẻ đẹp người lính qua cuộc kháng chiến: thể hiện nhân vật trung tâm của thời đại một cách cao đẹp- anh bộ đội cụ Hồ
- Nét độc đáo trong cách thể hiện của hai tác giả.
- Suy nghĩ về vẻ đẹp phẩm chất của thế hệ cha anh và liên hệ bản thân
Những nét chung trong hai đoạn thơ:
- Cả hai đoạn thơ đều thể hiện hình tượng người lính hào hùng, hào hoa:
+ Họ chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn, nghiệt ngã của chiến tranh, có chung dòng máu yêu nước, dũng cảm, kiên cường trước mọi nguy nan.
+ Họ luôn lạc quan, yêu đời, lãng mạn và gắn bó trong tình đồng chí đồng đội
=> Viết về đề tài người lính ở hai thời điểm khác nhau nhưng cả hai nhà thơ đều gặp nhau ở cách thể hiện đó là bút pháp hiện thực kết hợp bút pháp lãng mạn.
3. Những nét đặc sắc riêng trong mỗi đoạn thơ
3.1. Vẻ đẹp của đoạn thơ trong Đồng chí
- Đoạn thơ là bức tranh tuyệt đẹp về tình đồng chí với hình ảnh của chiến trường, thiên nhiên, người lính với tâm hồn và tinh thần cao đẹp.
- Hình ảnh người lính trên nền hiện thực “rừng hoang sương muối” với cái lạnh thấu xương nhưng vẫn kề vai sát cánh bên nhau tạo nên tư thế vững chãi, hiên ngang.
- Hình ảnh “vầng trăng” tạo nên chất lãng mạn. Hình ảnh người lính, cây súng, vầng trăng hòa quyện vào nhau tạo nên hình ảnh thơ đẹp đẽ, thơ mộng “đầu súng trăng treo”. Đó là tình đồng đội cao đẹp, tâm hồn lãng mạn, yêu đời, lạc quan của người lính.
- Nghệ thuật: ngôn ngữ bình dị, hình ảnh gợi cảm, cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng, bút pháp tài hoa
3.2. Vẻ đẹp của đoạn thơ trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Đoạn thơ là hình ảnh đẹp về người lính lái xe Trường Sơn thời kháng chiến chống Mỹ trong những giây phút nghỉ ngơi với tình cảm thân tình, gắn bó.
- Những hình ảnh của hiện thực chiến tranh bom đạn khốc liệt “chiếc xe từ trong bom rơi”, “cửa kính vỡ rồi” càng làm nổi bật những con người coi thường gian khổ với niềm lạc quan.
- Tâm hồn trẻ trung, chan hòa trong tình đồng chí đồng đội thắm thiêt bình dị “hộp thành tiểu đội”, “gặp bạn bè suốt dọc đường”, “bắt tay”... Đây là những hình ảnh thú vị bộc lộ sự hồn nhiên vô tư- một nét rất riêng của người lính thời chống Mỹ.
Nghệ thuật: Ngôn ngữ giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn, hình ảnh độc đáo.
4. Đánh giá chung:
- Đây là những câu thơ hay, giản dị, xúc động thể hiện chân thực hiện thực chiến tranh khốc liệt và tâm hồn cao đẹp của người lính – những nhân vật trung tâm của thời đại.
- Suy nghĩ về vẻ đẹp thế hệ cha anh và liên hệ bản thân.