(1) Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường ra, tôi
chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giống mợ tôi. (2) Tôi liền đuổi
theo gọi bối rối:
(3)-
Mợ ơi! Mợ ơi!Mợ ơi!...
(4) Nếu người quay lại ấy
lại là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn tôi, chúng nó
khua guốc inh ỏi và nô đùa ầm ĩ trên hè. (5)Và cái lầm đó không những làm tôi
thẹn mà còn tủi cực nữa, khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy
dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành gục ngã giữa
sa mạc. (Trích "Trong lòng mẹ" - Nguyên Hồng)
1. Tác phẩm được kể từ ngôi kể nào? Em hãy nêu tác dụng của ngôi kể này?
2. Xác định biện pháp tu từ trong câu (5) và phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
3. Viết đoạn văn 10-12 câu với câu chủ đề sau:
“Trong
lòng mẹ” là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng.
K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những câu hỏi liên quan
28 tháng 12 2018
1.Cảm xúc và ý nghĩ của cậu bé hồng trc và sau khi gặp mẹ
2. Hãy trân trọng những gì mik đang có, để rồi k phải hối hận khi nó đã qua
18 tháng 12 2017
1. diều chỉ chung về mẹ
2. cảm xúc và ý nghĩ của cậu bé hồng trc và sau khi gặp mẹ
3. hãy trân trọng những gì mik đang có, để rồi k phải hối hận khi nó đã qua
1. Ngôi 1. Ngôi 1 giúp cho nhân vật bộc lộ cảm xúc, diễn tả hành động 1 cách tự nhiên và chân thật nhất
Em tham khảo:
2+3:
2:
Nguồn: Hopidap247
Trong câu thơ trên tác giả đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ nói quá và so sánh. Nói quá ở chỗ “khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra dưới con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc”. Còn tác giả đã so sánh “và cái lầm đó" với ”khác gì cái ảo ảnh”. Việc sử dụng thành công và đặc sắc hai biện pháp tu từ đã tạo được hình ảnh đối lập và khắc họa tâm lí vừa thẹn vừa tủi cực của bé Hồng nếu như người quay lại ấy lại không phải là mẹ. Ngoài ra còn tăng sức gợi hình gợi tả cho câu thơ, thể hiện được sự mong ngóng đến gần như tuyệt vọng của đứa con khi nó khao khát tình mẹ đến cháy bỏng.
3.
Đoạn trích "Trong lòng mẹ " là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. Đoạn trích đã cho chúng ta thấy số phận đáng thương của bé Hồng và sự khao khát có được tình yêu thương từ người mẹ của em. Hồng vốn là một đứa trẻ phải chịu nhiều bất hạnh . Em sinh ra là kết quả của một cuộc hôn nhân miễn cưỡng không tình yêu . Sau khi bố em mất đi vì thuốc phiện, mẹ Hồng cũng bỏ đi tha hương cầu thực , để lại em một mình bơ vơ giữa dòng đời, sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội và bà cô. Hàng ngày, bà cô luôn dùng những lời nói độc địa xỉa xói em. Bà ta gieo vào đầu Hồng sự căm ghét và thù oán mẹ. Thế nhưng, Hồng không bao giờ nghe theo. Em không để cho những rắp tâm tanh bẩn ấy của bà cô xâm phậm đến tình yêu thương mẹ cháy bỏng của mình.Bởi trong tiềm thức em , mẹ đã phải bỏ quê đi mưu sinh ở một nơi xa là đã khổ lắm rồi. Em thấu hiểu cho nỗi vất vả ấy của mẹ và thương mẹ nhiều hơn là ghét. Thế rồi, như thỏa niềm mong mỏi bấy lâu, ngày mẹ Hồng trở về cũng đã đến . Như một con chim non lần đầu được rời tổ, Hồng sung sướng vô cùng khi biết tin mẹ trở về. Nhìn thấy mẹ từ xa, em đã chạy ra đón đầy vui mừng, phấn khích rồi xà vào lòng mẹ như một đứa trẻ thơ mong ngóng mẹ về. Được ở trong vòng tay yêu thương của mẹ, được áp đầu vào bầu sữa nóng của mẹ, được bàn tay dịu êm của mẹ che chở, vỗ về là điều Hồng vô cùng thích thú. Em có cảm tưởng như những cảm giác đã bấy lâu mất đi nay lại mơn man khắp da thịt. Hơi ấm và tình thương của mẹ đã khỏa lấp đi sự thiếu vắng và trống trải tình mẹ bấy lâu nay của em. Tâm hồn ngây thơ , nhiều thương tổn của Hồng như được hồi sinh. Em được sống đúng với cảm xúc của chính mình và cảm thấy thật sự sung sướng và hạnh phúc vì tình mẫu tử cao đẹp của hai mẹ con.