lập dàn ý bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về truyện SƠN TINH THỦY TINH
AI LAM NHANH NHẤT MÌNH SẼ TICK CHO
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
[bạn tham khảo]
1. Phần Mở bài
- Ta là Hùng Vương thứ 18. Ta có một người con gái tên là Mị Nương. Con gái ta người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền.
- Ta yêu thương con gái ta hết mực. Ta muốn kén cho con gái ta một người chồng thật xứng đáng.
- Tin ta kén chồng cho con gái lan đi khắp mọi nơi.
2. Phần Thân bài
a) Những người đến cầu hôn
- Có hai chàng trai đến cầu hôn con gái ta.
- Một chàng tên là Sơn Tinh. Chàng ờ vùng núi Tản Viên. Chàng trai này có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng là chúa vùng non cao.
- Một chàng tên là Thủy Tinh. Chàng trai này cũng có tài không kém: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Chàng là chúa vùng nước thẳm.
- Ta băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai.
- Ta bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc.
- Mọi người đồng ý với ta là đặt những đồ vật sính lễ để hai chàng trai đêm đến. Ai đem đến trước thì sẽ được cưới con gái của ta.
b) Đồ vật sính lễ
Sau khi bàn bạc, ta và các Lạc hầu chọn những đổ sính lễ sau:
- Một trăm ván cơm nếp
- Một trăm nẹp bánh chưng
- Một đôi voi chín ngà
- Một đôi gà chín cựa
- Một đôi ngựa hồng mao
c) Kết quá của việc chọn rể và trận chiến xảy ra
- Chàng Sơn Tinh đem lễ vật đến sớm và ta cho rước con gái ta về núi.
- Chàng Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão, rung chuyến cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
- Nhưng Sơn Tinh, chàng rể ta không hề nao núng. Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước. Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng, con rể ta đã thắng.
3. Phần Kết hài
- Tuy thất bại nhưng oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Sơn Tinh, con rể ta đem hết tài lạ của mình ra đánh lại Thủy Tinh.
- Năm nào cũng vậy, Thủy Tinh đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Sơn Tinh để cướp Mị Nương, đành chịu thua và rút quân về.
Tao chỉ làm đoạn cảm nghĩ thôi :< Đoạn dàn ý đánh máy mỏi tay :v
Bài làm
Trong văn bản "Sơn Tinh Thủy Tinh" ,em thích nhất chi tiết Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau (1) Chi tiết này thể hiển tinh thần chiến đấu với thiên nhiên của dân tộc Việt Nam ta từ thời Hùng Vương (2) Tinh thần bất khuất hy sinh cả mạng sống để chiến đấu anh dũng (3) Không ngại gian,ngại khổ,nhất là Sơn Tinh,người chỉ huy (4) Dù Thủy Tinh dâng nước cao lên bao nhiêu nhưng Sơn Tinh vẫn điềm tĩnh và dâng núi cao lên bấy nhiêu(5) Nội dung của đoạn chiến đấu với Thủy Tinh : " Trong tương lai con người có thể chinh phục được thiên nhiên cũng như chinh phụ được đỉnh Everest (6) Em rất cảm thán trước lòng chiến đấu anh dũng của dân tộc Việt Nam thời xa xưa (7)
I. Mở bài
Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể.
II. Thân bài
Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự:
- Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương: một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh. Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh. cả hai đều tài giỏi hơn người. Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương.
- Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.
- Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận.
- Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau.
III. Kết bài
- Hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm.
Trong các truyền thuyết đã được học ở đầu lớp 6, em thích nhất truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Câu chuyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo đã góp phần thêm sinh động cho cuộc cầu hôn đầy gay cấn để tranh giành nàng Mị Nương xinh đẹp giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Em xin kể lại câu chuyện:
Hồi đó, vua Hùng Vương thứ mười tám có duy nhất một nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần tên là Mị Nương. Năm ấy, Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng, nhà vua muốn kén cho con gái mình một chàng rể thật tài ba, xứng đáng với sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của công chúa.
Hay tin nhà vua kén rể, thần núi Tản Viên là Sơn Tinh và thần nước Thuỷ Tinh đều đến thành Phong Châu để cầu hôn. Sơn Tinh có phép lạ: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, nơi đó mọc lên từng dãy núi đồi. Thuỷ Tinh cũng không kém phần thần thông, chàng ta có thể hô mưa gọi gió. Hùng Vương phân vân vì hai người đều vừa lòng vua, liền mời các Lạc hầu vào bàn chuyện. Xong, vua phán:
– Hai chàng đều xứng đáng làm con rể ta, nhưng ta chỉ có một người con gái không thể lấy cả hai được. Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ tới trước, ta sẽ gả con gái cho. Sính lễ gồm có: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Sáng hôm sau, đã thấy Sơn Tinh đến, đem đầy đủ lễ vật và rước được Mị Nương về.
Mãi đến gần trưa Thuỷ Tinh mới đến, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, thần hoá phép đuổi đánh Sơn Tinh. Thuỷ Tinh hô mưa gọi gió, làm thành dông bão, nước từ biển cuồn cuộn chảy ngược về đất liền. Nước mỗi lúc một cao, làm ngập cả ruộng đồng, nhà cửa, nước ngang lưng đồi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng. Chàng dùng phép bốc từng dãy núi, ngọn đồi đắp thành một con đê khổng lồ, vững chắc ngăn dòng nước lũ.
Cuộc chiến kéo dài mấy tháng trời, Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuý Tinh đã đuối, thần liền rút quân về.
Từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm, Thuỷ Tinh vẫn thường dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp được Mị Nương. Nhưng năm nào cũng vậy, Thuỷ Tinh chán chê cũng không thắng nổi Sơn Tinh, đành rút quân về.
Em rất yêu thích câu chuyện này – câu chuyện đầy cao trào của cuộc chiến. Truyện phần nào giúp em hiểu rõ hơn về hiện tượng bão lũ hằng năm, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt cổ.
Dàn ý: Vào vai Sơn Tinh kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
1. Mở Bài
Giới thiệu chung về câu chuyện qua lời kể của Sơn Tinh
2. Thân Bài
- Kể về sự việc vua Hùng thứ mười tám kén chồng cho công chúa Mị Nương, con gái của mình
- Kể về diễn biến sự việc tranh giành Mị Nương của Sơn Tinh và Thủy Tinh:
+ Hai người cùng đến cầu hôn, một người ở vùng non cao, một người ở vùng biển
+ Vua tổ chức cuộc thi tài nhưng không tìm được ra người chiến thắng
+ Vua ban hành sính lễ cầu hôn, Sơn Tinh mang đầy đủ lễ vật đến trước và được rước Mị Nương về
+ Thủy Tinh căm phẫn, không phục chiến thắng của Sơn Tinh nhưng cũng không thể thay đổi được kết cục.
3. Kết Bài
Nêu cảm nghĩ của nhân vật Sơn Tinh
1. Phần Mở bài
-Giới thiệu chung về câu chuyện Thạch Sanh
-Em yêu thích câu chuyện này từ khi nào,vì sao ?
2. Phần Thân bài
a). Cảm nghĩ về nội dung tác phẩm
+Em yêu thích truyện trước hết bởi em cảm thương cho hoàn cảnh của Thạch Sanh
+Em yêu thích truyện Thạch Sanh vì câu chuyện lên án những kẻ gian xảo, mưu mô, độc ác.
+Em yêu thích truyện Thạch Sanh vì truyện ca gợi tài năng và lòng vị tha của người lao dộng.
b). Cảm nghĩ về nghệ thuật của tác phẩm
3. Phần Kêt bài
-Y nghĩa của câu chuyện
-Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện
1. Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh ( nội dung câu chuyện)
2. Thân bài: kể chi tiết các sự việc trong truyện
SV1: Vua Hùng kén rể ( kể chi tiết, giới thiêu chung nhân vật Sơn Tinh Thủy Tinh)
SV2: Vua Hùng ra thử thách cho sơn tinh thủy tinh
SV3: Cuộc chiến giữa Sơn Tinh Thủy Tinh ( nguyên nhân, diễn biến, kết quả)
3.Kết bài:- Nêu ý nghĩa của câu chuyện
- Nêu cảm nghĩ của em
(Đây là dàn ý cô giáo chữa cho mình đấy. Ko sai đâu. Nhớ k và kb với mình nhé!)
Ý mình không phải ý này nha bạn! Nhưng cũng cảm ơn bạn nha!! Mình sẽ k cho bạn!!
Mở bài:
- Sau khi vua Hùng thứ 18 đã ra điều kiện: Hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ cưới được Mị Nương.
Thân bài:
-Hôm sau Sơn Tinh đem sính lễ đến trước rước được Mị Nương, Thủy Tinh đem đến sau tức giận đuổi theo giao tranh.
- Trận chiến giữa hai chàng trai (Sơn Tinh, Thủy Tinh) xảy ra.
- Thủy Tinh tức giận hô mưa, gọi gió, dâng nước, Sơn Tinh bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ.
- Thủy Tinh đuối sức, đành phải rút lui.
- Trận chiến cứ như thế kéo dài hàng mấy tháng trời.
Kết bài:
- Hằng năm, cứ nhớ lại hận cũ Thủy Tinh vẫn gây ra mưa gió, bão và lũ lụt để trả thù Sơn Tinh. Cho đến ngày nay ta vẫn thấy lũ lụt xảy ra hằng năm vào tháng 7, tháng 8.
I.Mở bài: giới thiệu về cây lúa nước
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Từ bao đời nay, cây lúa luôn là biểu tượng của người dân Việt Nam. Cây lúa luôn gắn bó với con người Việt Nam, làng quê Việt Nam chính vì thế nó đã trở thành biểu tượng văn minh của nước ta. Mỗi một ai là người con của dân tộc Việt Nam thì luôn tự hòa với nền văn minh này. Lúa có tác dụng như thế nào và tầm ảnh hưởng ra sao, chsung ta cùng đi tìm hiểu.
II.Thân bài
1.Khái quát
- Lúa là một cây trồng thuộc nhóm ngũ cốc và rất quan trọng đối với người dân Việt Nam
- Là cây lương thực chủ yếu của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới
2.Chi tiết về cây lúa
Đặc điểm của cây lúa
+ Cây lúa sống ở dưới nước
+ Thuộc loại cây một lá mầm
+ Là loài cây tự thụ phấn
Cấu tạo của cây lúa: 3 bộ phận
+ Rễ:
+ Thân lúa: thân lúa gồm lá lúa, bẹ lúa, lá thìa và tai lá
Chức năng của thân:
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
Cách trồng lúa:
Vai trò của lúa: lúa cho hạt
Thành tựu về lúa:
Lập dàn ý thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam lớp 9
I. Mở bài
– Giới thiệu tổng quát về cây lúa.
– Cây lúa gắn bó với đời sống Việt Nam từ xưa đến nay. Lúa là thức ăn nuôi dưỡng con người.
– Cây lúa phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới.
– Việt Nam có tên gọi là văm minh lúa nước.
II. Thân bài 1. Khái quát
– Cây lúa là cây trồng quan trọng của người dân Việt Nam.
– Là nhóm cây lương thực chính của người Việt Nam và các nước khác trên thế giới.
2. Chi tiết. a. Đặc điểm, hình dạng và kích thước của cây lúa.
– Cây lúa sống chủ yếu nhờ nước nên được gọi là lúa nước. Không có nước, lúa không thể sống nổi.
– Thuộc loại cây một lá mầm và rễ chùm.
– Thân cây lúa thường mọc thẳng, được nối với nhau nhiều đốt và thân cây rỗng và mền, có thể dùng tay bóp nát một cách dễ dàng.
– Thân cây lúa có chiều rộng từ 2-3 cm, chiều cao khoảng từ 60 – 80 cm. – Lúa được chia thành ba bộ phận:
+ Rễ: nằm dưới đất có tác dụng hút dinh dưỡng nuôi cơ thể.
+ Thân: là cầu nối dinh dưỡng từ rễ lên ngọn.
+ Ngọn: đây là nơi bông lúa sinh trưởng và trở thành hạt lúa. Lúa chín có màu vàng và người nông dân gặt về làm thực phẩm.
b. Cách trồng lúa: – Gieo giống: hay còn được gọi là đi gieo, để cho cây lúa sinh trưởng tốt người xưa có quan niệm phải trải qua 4 giai đoạn: nhất nước – > nhị phân – > tam cần – > tứ giống
+ Nhất nước: lúa sinh trưởng là nhờ vào nước, cho nên khi trồng lúa người nông dân phải chú trọng đến nước nhằm đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng tốt nhất.
+ Nhị phân: thứ hai là phân bón, ngày nay có rất nhiều phân bón hỗ trợ cho lúa, điều đó giúp cây lúa phát triển mạnh và tránh được các mầm bệnh trong cây. Nhưng phân cũng cần phải bón đúng loại, đúng lúc và đầy đủ.
+ Tam cần: đó là cần cù trong việc lao động, đưa các phương pháp tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa.
+ Tứ giống: một cây lúa khỏe mạnh, năng suất cao phụ thuộc nhiều vào giống, hiện nay có khá nhiều loại giống có sức đề kháng lại rầy, sâu nên được khá nhiều bà con lựa chọn.
– Cấy lúa: ngày xưa việc gieo mạ bằng tay nên lúa mọc không đều, khi cây lúa cao khoảng 20 cm. Người nông dân tiếp tục ra đồng để cấy lại lúa cho thật thẳng, đều để giúp cây phát triển tốt hơn. Nhưng ngày nay, việc gieo lúa bằng máy nên người nông dân đỡ vất vả. Cây lúa ngay từ khi gieo đã thẳng hàng nên người nông dân không cần đi cấy lúa như ngày xưa.
– Chăm sóc lúa: Trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng, hàng tuần người nông dân phải ra đồng chăm lúa và lấy nước. Việc thăm lúa giúp người nông dân phát hiện ra các ổ sâu, chuột hại lúa. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh, người nông dân phải làm cỏ, bón phân và diệt sâu bỏ nhằm giúp cây lúa phát triển tốt hơn.
– Gặt lúa: khi cánh đồng bắt đầu ngả màu vàng, người nông dân từng tốp ra đồng để thu thành quả sau một thời gian lao động. Ngày trước người nông dân thu hoạt lúa bằng tay, điều đó khiến cho bà con tốn kém và vất vả. Vì sau khi gặt, người nông dân đem về và phải tuốt lúa, phơi. Nhưng ngày nay việc thu hoạch lúa bằng máy, lúa được tuốt ngay ngoài đồng nên bà con đỡ vất vả hơn ngày trước.
– Sau khi gặt lúa: để tiếp tục cho các vụ tiếp theo, người nông dân lại ra đồng cày, bừa cho đất thật phẳng để tiếp tục gieo. c. c : Vai trò của cây lúa.
– Sau khi xay lúa, người ta dùng gạo để ăn: hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại gạo như: gạo thơm, gạo B40, gạo 504, gạo Xuân Mai, gạo tẻ, gạo nếp.
– Lúa được dùng để chế tạo các loại bánh như: bánh đa, bánh đúc, bánh giò, bánh tẻ, bánh phở…
– Lúa là thực phẩm chính của người dân không chỉ tại Việt Nam mà còn các nước khác trên thế giới.
+ Lúa non được dùng để làm cốm.
+ Sau khi xay hạt lúa, lúa được tách ra thành 2 loại đó là: gạo và trấu. Gạo dùng để ăn. Trấu dùng để làm phân bón cho cây cối, làm nguyên liệu đốt hoặc thẩm chí làm ổ cho già, vịt nằm trong mùa lạnh.
+ Thân lúa sau khi lấy hạt được gọi là rơm: rơm được phơi khô và chất thành đống để dữ trự. Rơm được dùng để làm thức ăn cho gia súc, làm nguyên liệu đốt và dùng để gia súc nằm khi trời lạnh.
+ Tóc: cái này hơi khó hiểu cho những bạn chưa biết nhiều về lúa. Ngày xưa, người nông dân gặt lúa tận góc, sau đó lấy hạt. Thứ còn lại là thân cây lúa, người nông dân cận thận phơi thân cây đó thật khô và đan lại với nhau thành những tấm lớn dùng để lợp nhà.
d. Thành tựu – Ngày nay, Việt Nam đã lai tạo hơn 30 loại giống lúa khác nhau và được công nhận là giống lúa quốc gia.
– Từ một nước nghèo đói, lạc hậu. Việt Nam nay là nước thứ 2 xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Thái Lan.
III. Kết bài.
– Cây lúa vô cùng quan trọng đối với người dân Việt Nam.
– Lúa không chỉ đem lại cuộc sống no đủ, mà nó còn mang đến cho người dân Việt Nam một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần mà không có một thứ gì có thể thay thế được.
k mk nhé
Mở bài:
- Giới thiệu về nguồn gốc và nội dung bài thơ. VD:
- Bài thơ Cảnh Khuya được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947 trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc
- Giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ, Bác vẫn gữ vững ung dung, tự tại, lạc quan, vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên. Bác coi thiên nhiên là nguồn động viên tinh thần đối với mình.
Thân bài:
- Miêu tả cảnh đêm trang rừng êm đềm, thơ mộng (chúng ta cần giải thích các từ hán Việt của bài này):
+ Câu 1 và 2:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm khuya thì nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách, nghe hay như tiếng hát, với nhịp thơ 2/1/4, ngắt ở từ trong, như một chút ẫm để rồi đi đến so sánh thú vị: trong như tiếng hát xa.
- Sự so sánh và liên tưởng ấy vừa làm nổi bật nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa, vừa thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim nghệ sĩ.
- Ánh trăng chiếu sáng mặt đất, soi tỏ cảnh vật. Những mảng màu sàng, tối đan xen, hòa quyện, tạo nên khung cảnh thơ mộng: Trăng lồng thụ, bóng lồng hoa. Bóng trăng, bóng cây quấn quýt, lồng vào bóng hoa một cách lung linh vàhuyền ảo,...
- Nghệ thuật miêu tả phong phú, tinh tế: có xa có gần, cao và thấp, tĩnh và động,...tạo nên bức tranh đêm trtừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người.
- Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:
+ Câu 3 và câu 4:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Bác say mê thưởng thức vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của rừng núi dưới ánh trăng soi đẹp như tranh vẽ "Cảnh khuya như vẽ".
- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước.
- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác.
Kết bài:
- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung).
- Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt với của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.
lên hỏi chụy google
1. Phần Mở bài
- Ta là Hùng Vương thứ 18. Ta có một người con gái tên là Mị Nương. Con gái ta người đẹp như hoa, tính nết dịu hiền.
- Ta yêu thương con gái ta hết mực. Ta muốn kén cho con gái ta một người chồng thật xứng đáng.
- Tin ta kén chồng cho con gái lan đi khắp mọi nơi.
2. Phần Thân bài
a) Những người đến cầu hôn
- Có hai chàng trai đến cầu hôn con gái ta.
- Một chàng tên là Sơn Tinh. Chàng ờ vùng núi Tản Viên. Chàng trai này có tài lạ: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Chàng là chúa vùng non cao.
- Một chàng tên là Thủy Tinh. Chàng trai này cũng có tài không kém: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Chàng là chúa vùng nước thẳm.
- Ta băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai.
- Ta bèn mời các Lạc hầu vào bàn bạc.
- Mọi người đồng ý với ta là đặt những đồ vật sính lễ để hai chàng trai đêm đến. Ai đem đến trước thì sẽ được cưới con gái của ta.
b) Đồ vật sính lễ
Sau khi bàn bạc, ta và các Lạc hầu chọn những đổ sính lễ sau:
- Một trăm ván cơm nếp
- Một trăm nẹp bánh chưng
- Một đôi voi chín ngà
- Một đôi gà chín cựa
- Một đôi ngựa hồng mao
c) Kết quá của việc chọn rể và trận chiến xảy ra
- Chàng Sơn Tinh đem lễ vật đến sớm và ta cho rước con gái ta về núi.
- Chàng Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành dông bão, rung chuyến cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
- Nhưng Sơn Tinh, chàng rể ta không hề nao núng. Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước. Nước sông dâng cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng, con rể ta đã thắng.
3. Phần Kết hài
- Tuy thất bại nhưng oán nặng, thù sâu, hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Sơn Tinh, con rể ta đem hết tài lạ của mình ra đánh lại Thủy Tinh.
- Năm nào cũng vậy, Thủy Tinh đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Sơn Tinh để cướp Mị Nương, đành chịu thua và rút quân về.
k mk nhé