Soạn bài:luyện nói văn kể chuyện.(SGK Ngữ văn 6,trang 77)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Lập dàn bài cho đề văn:
a, Tự giới thiệu bản thân:
Mở bài:
-Lời chào: Xin chào tất cả các bạn.
-Giới thiệu: Mình (tôi, tớ) tên là ... H/s lớp ... trường ...
-Cảm xúc: Mình rất vui đc giới thiệu về bản thân và làm quen với các bạn.
Thân bài:
-Tuổi: Mình năm nay ... tuổi, so với các bạn thì mình ... (VD: mình nhỏ hơn một chút)
-Gia đình: Gia đình mình gồm có 4 người.
+Trụ cột của cả nhà chính là cha mình.
+Người mà ngày nào cũng nấu những bữa ăn ngon ch cả gđ chính là mẹ.
+Thành viên út nhất nhà lại là cậu em trai mình năm nay mới có 3 tuổi (Bạn có thể thay thế).
+Và người thứ 4 chính là mình.
-Công việc:Ở nhà mình sắp xếp thời gian học và làm bài đầy đủ.
+Nghoài ra mình còn giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, cùng mẹ nấu cơm, rửa bát
+Những ngày nghỉ mình còn cùng ông chăm sóc vườn cây cảnh hoặc cùng bà đan những chiếc găng tay xinh xắn.
+(Bạn có thể thay thế phần này).
-Sở thích và nguyện vọng:
+Mình có sở thích ... và ước mơ sau này của mình là để ... (VD: Mình có sở thích hát, nghe nhạc và ước mơ sau này của mình là để mang tiếng hát này đến những vùng quê nghèo khó).
Kết bài:
-Cảm ơn: Vừa rồi các bạn đã đc nghe phần giới thiệu về bản thân mình. Mình xin chân thành cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.
THE END
Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.
a. Mở bài:
- Bạn ấy tên là gì ?
- Quê quan địa chỉ ở đâu ?
- Lời chào và lý do kể
b. Thân bài:
- Lý do thích chơi với bạn ấy ?
- Bạn ấy có những phẩm chất gì ?- Ngoại hình của bạn như thế nào ?
- Bạn là người như thế nào đối với mọi người xung quanh ?
- Ước mơ của bạn ấy với bạn là gì ?
c. Kết bài: Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của bạn
Trong truyện ngắn, người kể chuyện đồng thời đảm nhiệm hai vai trò: vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật, tình huống truyện, tả người, tả cảnh và đưa ra những nhận xét đánh giá về những điều được kể. Người kể chuyện không chỉ giới thiệu, miêu tả về nhân vật, gợi tình huống truyện mà còn đưa ra cách nhìn nhận đánh giá các nhân vật khác từ điểm nhìn của người kể chuyện Người đọc cũng dễ dàng thâm nhập vào thế giới nội tâm đầy phức tạp và bí ẩn của nhân vật qua lời kể trung thực, chân thành của chính họ. Ta có một cái nhìn đầy đủ hơn về người kể, điểm nhìn trần thuật, vai trò của người kể chuyện, mối quan hệ giữa người kể chuyện với nhà văn trong tác phẩm. Lựa chọn hình thức kể chuyện khác nhau, người kể đã đem đến cho bạn đọc cái nhìn đa chiều về cuộc sống, mở rộng tầm khái quát hiện thực của truyện ngắn. Các hình thức kể chuyện trong truyện ngắn còn đánh dấu bước phát triển của truyện ngắn Việt Nam từ truyện ngắn trung đại đến truyện ngắn hiện đại, sự đổi mới trong ý thức nghệ thuật, dấu ấn cá nhân của người cầm bút. Người kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, song tác giả không phải là trung tâm của truyện kể và không có vai trò đáng kể trong việc tổ chức truyện. Điểm nhìn và người kể chuyện trở thành hai phương diện không thể tách rời.
Truyện ngắn Người ở bến sông Châu (Sương Nguyệt Minh) người kể chuyện toàn tri mượn quan điểm, thái độ, cảm giác của nhân vật Mai để kể chuyện. Bằng cách này , điểm nhìn nghệ thuật có sự đan xen, chuyển đổi từ điểm nhìn bên ngoài (tác giả) sang điểm nhìn bên trong (nhân vật Mai) và ngược lại.
Có một lão nông dắt lừa đi mua đồ. Trên đường đi về, vì quá mệt nên lão đã chọn một góc cây xanh, tán rộng để chợp mắt đôi chút. Lúc lão ngủ, con lừa bị ai đó dắt đi mất. Tỉnh dậy, lão vô cùng bàng hoàng và vội vàng chạy đi tìm ngay.
Trên đường đi tìm con lừa, lão gặp một cậu bé. Lão hỏi:
- Này cháu, cháu có thấy con lừa của ta đâu không?
- Có phải con lừa bị mù 1 mắt bên trái, què một chân bên phải và đang chở lúa phải không ạ?
- Đúng, đúng là nó. Thế cháu nhìn thấy nó ở đâu?
- Cháu không nhìn thấy nó ở đâu cả
- Vừa tả con lừa kỹ càng thế mà bảo không thấy hả? Con lừa của ta đâu? Mang ngay ra đây cho ta.
- Ơ kìa, cháu đã bảo cháu không biết cơ mà. Tại sao ông không hỏi ai mà cứ hỏi cháu.
- Ở đây chỉ có mình tao với mày, không hỏi mày thì tao hỏi ai? Con lừa của ta đâu
- Cháu không biết, cháu đã nói là cháu không biết cơ mà
- A, cái thằng này dám láo. Dám đùa giỡn ta hả? Đã trộm cắp lại còn ngoan cố.
Nhất quyết đổ cho cậu bé tội ăn cắp lừa, lão nông tức giận lôi cậu bé lên gặp quan tòa và đòi kiện. Trước mặt quan tòa, lão nông kể lể sự tình cùng những lập luận của mình. Quan tòa nghe có đôi chút băn khoăn, hỏi cậu bé:
- Này cậu bé, sao cháu lại trộm lừa của ông ta?
- Cháu không ăn trộm, thậm chí, cháu còn chưa hề nhìn thấy lừa khi cháu gặp ông ấy.
- Không trông thấy sao cháu tả tỉ mỉ thế?
Vì cháu nhìn thấy dấu chân của một con lừa nhưng dấu chân trái khác với chân phải nên cháu biết con lừa đang đi khập khiễng. Cháu biết con lừa bị mù mắt trái vì đám cỏ bên phải bị ăn sạch còn đám cỏ bên trái thì không. Và con lừa này có lẽ đang chở lúa mì vì trên đường còn vương vãi đầy hạt.
Nghe những lập luận của cậu bé, vị quan tòa gật gù tỏ vẻ hài lòng. Sau đó, ra lệnh cho quân lính giam lão nông lại nhưng vì lão nông biết lỗi và van vỉ xin tha nên quan tòa mủn lòng đồng ý.
Ngày xưa có một ông vua sai một viên quan đi dò la khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu ông cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người, nhưng tuy mất nhiều công mà chưa thấy có người nào thật lỗi lạc.
Một hôm, viên quan đi qua một cánh đồng làng kia, chợt thấy bên vệ đường có hai cha con nhà nọ đang làm ruộng: cha đánh trâu cày, con đập đất. Ông bèn dừng ngựa lại hỏi:
– Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Người cha đứng ngẩn người ra chưa biết trả lời thế nào thì đứa con chừng bảy, tám tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại quan rằng:
– Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Viên quan nghe nó hỏi lại như thế thì há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn. Ông thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi, chả phải tìm đâu mất công, bèn hỏi tên họ làng xã quê quán của hai cha con rồi phi ngựa một mạch về tâu vua.
Nghe nói, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết đích xác hơn nữa, vua sai thử lại. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
Khi dân làng nhận được lệnh vua thì ai nấy đều tưng hửng và lo lắng không hiểu thế là thế nào. Bao nhiêu cuộc họp làng, bao nhiêu lời bàn tán, vẫn không có cách gì giải quyết cả. Từ trên xuống dưới, mọi người đều tin là tai vạ. Việc đến tai em bé con nhà thợ cày. Em liền bảo cha:
– Chả mấy khi được lộc vua ban, bố cứ thưa với làng làm thịt hai trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho bố con ta trẩy kinh lo việc đó.
– Ðã ăn thì còn lo liệu thế nào? Ðừng có làm dại mà mất đầu đó con ạ!
Nhưng đứa con quả quyết:
– Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi mọi việc.
Người cha vội ra đình trình bày câu chuyện. Cả làng nghe nói vẫn còn ngờ vực, bắt cha con phải làm giấy cam đoan, mới dám ngả trâu đánh chén.
Sau đó mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường tiến kinh. Ðến hoàng cung, con bảo cha đứng ở ngoài, còn mình thì nhè lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng khóc um lên. Vua sai lính điệu vào, phán hỏi:
– Thằng bé kia, có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?
– Tâu đức vua – em bé đáp – mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.
Nghe nói, vua và các triều thần đều bật cười. Vua phán:
– Muốn có em thì phải kiếm vợ khác cho bố mày, chứ bố mày là giống đực, làm sao mà đẻ được!
Em bé bỗng tươi tỉnh:
– Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được kia chứ!
Vua cười bảo:
– Ta thử đấy thôi mà! Thế làng chúng mày không biết đem trâu ấy ra thịt mà ăn với nhau à?
Tâu đức vua, làng chúng con sau khi nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của đức vua, cho nên đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi.
Vua và đình thần chịu chú bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở nhà công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới cho một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé bảo cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
– Phiền ông cầm lấy cái này về tâu đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim.
Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu.
Hồi đó, có một nước láng giềng lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta. Ðể dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ con ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, yêu cầu xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ, vua quan nhìn nhau. Không trả lời được câu đó oái oăm ấy tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước láng giềng. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ. Có người dùng miệng hút. Có người bôi sáp vào sợi chỉ cho cứng để cho dễ xâu v.v… Nhưng, tất cả mọi cách đều vô hiệu, bao nhiêu ông Trạng và các nhà thông thái triệu vào đều lắc đầu bó tay. Cuối cùng, triều đình đành mời sứ thần ra ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
Khi một viên quan mang dụ chỉ của vua đến thì em còn đùa nghịch ở sau nhà. Và khi nghe nói xâu chỉ vào vỏ ốc, em bé hát lên một câu:
Tang tình tang! Tính tình tang
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…
Rồi bảo:
– Cứ theo cách đó là xâu được ngay!
Viên quan sung sướng, lật đật trở về tâu vua. Vua và các quan triều thần nghe nói thì mừng lắm. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
Rồi đó, vua phong cho em bé làm Trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản.
Lời giải chi tiết:
Người kể chuyện là tác giả.
Câu 1 (trang 97 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Các sự việc trong truyện được kể theo thứ tự tăng tiến, trình tự thời gian. Cho thấy lòng tham vô đáy của mụ vợ tăng lên, mang ý nghĩa phê phán rõ ràng:
- Ông lão đánh cá bắt được cá vàng, cá hứa trả ơn và ông thả cá đi không đòi hỏi.
- Vợ ông lão bắt ông ra biển đòi hỏi cá trả ơn (5 lần):
+ Xin cái máng lớn.
+ Xin cái nhà đẹp.
+ Xin cho mụ vợ làm nhất phẩm phu nhân.
+ Xin cho mụ vợ được làm nữ hoàng.
+ Xin cho mụ vợ làm Long Vương.
- Mụ vợ bị trừng phạt. Vợ chồng ông lão trở về cuộc sống trước kia.
Câu 2 (trang 97 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc và trả lời câu hỏi
Sự việc trong bài văn kể theo thứ tự ngược:
- (1): Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.
- (2): Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu.
- (3): Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người.
- (4): Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh.
Thứ tự thực tế phải là: 4 → 3 → 2 → 1
Kể theo thứ tự ngược tạo sự bất ngờ, thú vị, nhấn mạnh ý nghĩa bài học.
Luyện tập
Câu 1 (trang 98 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Câu chuyện được kể không theo trình tự thời gian (trình tự ngược). Theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”. Yếu tố hồi tưởng hoàn tất một câu chuyện đã biết, đã xảy ra; là yếu tố có tác dụng làm cơ sở cho thứ tự kể.
Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
a. Mở bài:
- Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.
- Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.
b. Thân bài:
- Cảnh dọc đường đi:
+ Phong cảnh, những nét đặc biệt.
+ Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.
- Đến nơi:
+ Hoạt động đầu tiên.
+ Những hoạt động nổi bật, thú vị (chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với tả).
- Kết thúc chuyến đi:
+ Chuẩn bị trở về.
+ Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.
c. Kết bài:
+ Suy nghĩ về chuyến đi.
+ Mong ước.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.
- Đọc phần tri thức ngữ văn về người kể chuyện.
- Dựa vào lý thuyết về ngôi kể, người kể chuyện để chỉ ra ngôi kể của người kể chuyện và sự nhất quán ngôi kể ấy trong văn bản.
Lời giải chi tiết:
- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.
- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Ngôi kể thứ ba có sự nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Người kể chuyện không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện mà chỉ xuất hiện thông quan những câu hỏi, lời bình luận đánh giá cảm xúc của nhân vật.
là nhân vật ngu]ời anh :Tạ Duy Anh .
chuc bn hoc tot.kb nha.
em có thể tham khảo:
Tên của tôi là Thạch Sanh. Sau đây, tôi sẽ kể lại câu chuyện về cuộc đời của mình.
Khi tôi vừa mới ra đời thì cha mất. Ít lâu sau, mẹ cũng qua đời. Tôi trở thành đứa trẻ mồ côi. Cả gia tài của tôi chỉ có chiếc rìu của cha tôi để lại. Khi tôi lớn thì có một vị thiên thần dạy cho tôi đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
Một người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua chỗ tôi. Anh ta gợi chuyện và nói kết nghĩa anh em với tôi. Mồ côi cha mẹ nên khi Lí Thông nói muốn kết nghĩa anh em với tôi, tôi vui vẻ nhận lời. Tôi đến nhà ở với Lí Thông và mẹ của anh ta.
Lần nọ, tôi thấy mâm cơm có rất nhiều thức ăn ngon. Chưa hiểu nhà có việc gì thì anh Lí Thông nói với tôi:
- Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó thay anh, đến sáng thì về
Tôi chẳng nghi ngờ mà nhận lời. Đến nửa đêm, tôi đang lim dim mắt thì một con chằn tinh hiện ra. Nó nhe răng, giơ vuốt định vồ lấy tôi. Tôi nhanh tay vớ lấy búa đánh lại. Chằn tinh hóa phép, thoắt biến, thoắt hiện. Tôi không nao núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật. Cuối cùng, tôi giết được chằn tinh. Chằn tinh hiện nguyên hình là một con trăn khổng lồ. Nó chết để lại bên mình bộ cung tên bằng vàng. Tôi chặt đầu quái vật và nhặt bộ cung tên bằng vàng rồi xách đầu quái vật về nhà. Tôi gọi cửa mãi anh Lí Thông mới ra mở cửa. Không hiểu sao mẹ con anh Lí Thông cứ van lạy tôi rối rít.
Khi vào nhà, tôi kể đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, anh Lí Thông nói với tôi:
- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
Tôi tin rồi trở về túp lều dưới gốc đa ngày nào. Tôi lại sống bằng nghề kiếm củi. Có hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì nghe tiếng la hét trên cao. Ngước nhìn, tôi giật mình vì thấy một con đại bàng khổng lồ đang quắp một cô gái. Không do dự, tôi rút tên bắn vào cánh con đại bàng. Nó không chết, chỉ bị thương thôi. Lần theo dấu máu. tôi đến tận hang đại bàng trú ngụ. Tôi định xuống hang cứu cô gái nhưng hang quá sâu. Nghĩ rằng, con đại bàng cần phải trị thương, chưa làm gì được cô gái nên tôi trở về nhà, nhờ Lí Thông giúp đỡ.
1. Lập dàn ý cho bài sau:
a. Tự giới thiệu về bản thân:
MB:
– Lời chào và lý do kể.
– Em tên là Hoa học sinh lớp 6C trường THCS Phan Đình Phùng, gia đình em có 5 người, bố em, mẹ em, chị em, em, và em gái em.
TB:
– Sở thích của em là hát, múa…
– Sở đoảng: nấu ăn.
– Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.
KB: Lời kết khi giới thiệu xong.
b. Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.
MB:
– Bạn ấy tên là gì, quê quan địa chỉ ở đâu?
– Lời chào và lý do kể.
TB:
– Lý do thích bạn ấy?
– Bạn ấy có những phẩm chất gì?
– Ngoại hình của bạn như thế nào?
– Bạn là người như thế nào đối với mọi người?
KB:
– Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.
c. Kể về gia đình mình.
MB:
– Gia đình ở đâu?
– Gồm có mấy người?
TB:
– Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?
– Tính cách của bố, ẹm?
– Anh chị đang làm gì?
– Công việc ra sao?
KB: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?
d. Kể về ngày hoạt động của mình?
MB:
Thời gian diên ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?
TB:
– Hoạt động đó diễn ra ở đâu.
– Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?
KB: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?
Ví dụ về một bài:
Giới thiệu về gia đình:
Xin chào các bạn hôm nay tôi xin giới thiệu về gia đình của mình.Gia đình tôi gồm có 5 người bố tôi mẹ tôi, tôi chị tôi và em tôi.
Bố tôi là một kĩ sư xây dựng, mẹ tôi là nội trợ trong gia đình, chị tôi đang làm việc tại báo điện tử dân trí, tôi là học sinh lớp 6 C trường THCS Kim Liên, em gái tôi là học sinh lớp 3 trường tiểu học Kim Liên.
Rất cảm ơn các bạn đã lắng nghe cuộc giới thiệu của tôi, chúc các bạn có một ngày thật vui vẻ.
1. Tự giới thiệu về bản thân:
Mở bài:
– Lời chào và lý do kể.
– Em tên là ,,,học sinh lớp ...trường ..........., gia đình em có ..... người,
Thân bài:
– Sở thích của em là hát, múa…
– Sở đoảng: nấu ăn.
– Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.
Kết bài: Lời kết khi giới thiệu xong.
2. Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.
Mở bài:
– Bạn ấy tên là gì, quê quán địa chỉ ở đâu?
– Lời chào và lý do kể.
Thân bài:
– Lý do thích bạn ấy?
– Bạn ấy có những phẩm chất gì?
– Ngoại hình của bạn như thế nào?
– Bạn là người như thế nào đối với mọi người?
Kết bài:
– Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.
3. Kể về gia đình mình.
Mở bài:
– Gia đình ở đâu?
– Gồm có mấy người?
Thân bài:
– Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?
– Tính cách của bố, ẹm?
– Anh chị đang làm gì?
– Công việc ra sao?
Kết bài: Khẳng định gia đình rất hạnh phúc như thế nào?
4. Kể về ngày hoạt động của mình?
Mở bài:
Thời gian diễn ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?
Thân bài:
– Hoạt động đó diễn ra ở đâu.
– Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?
Kết bài: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?