K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 9 2018

Mình chỉ giúp bạn luận điểm nha

Luận điểm 1: vũ nương là người phụ nữ có vẻ đẹp cả về ngoại hình và phẩm chất

Nêu ra : nàng có vẻ đẹp hoàn mỹ qua cụm từ tư dung tốt đẹp ,nàng còn có vẻ đẹp phẩm chất yêu chồng thương con , hiếu thảo với mẹ ck , nàng là ng trọng danh dự , biết ơn và sống có lòng vị tha

Luận điểm 2 : số phận của vũ nương

Vũ nương từ nhỏ nghèo khó lớn lên lấy phải ck gia trưởng , khi ck về nàng lại bị vu oan tội ngoại tình , khi xuống nơi làn mây cung nc nàng vẫn nhớ thương ck nhưng k về đc

Luận điểm 3 : liên hệ chung vs ng phụ nữ xưa

30 tháng 9 2018
THAM KHẢO AND CHẮT LỌC , ĐÂY KO PHẢI BÀI CỦA MK Trong gia đình, ông cha ta quan niệm "của chồng, công vợ". Đó là khi người đàn ông kiếm tìm sự nghiệp cho chính mình và cho cả gia đình, còn người phụ nữ thì ra công gìn giữ, bảo vệ mái ấm cho mình, cho các con, cũng là cho cả gia đình của họ nữa. Thế rồi, cuộc sống thay đổi, xã hội phát triển, thời đại biến động... đã làm đổi thay nhiều giá trị chuẩn mực, trong đó có việc thay đổi cách nhìn nhận đánh giá về người phụ nữ và cách nhìn nhận đánh giá của người phụ nữ về chính họ. Hai cuộc kháng chiến vĩ đại, giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam đã ghi dấu phần đóng góp to lớn của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, của những thế hệ phụ nữ "gái thay trai, tay súng, tay cày đảm đang. Việc nước, việc nhà vẹn toàn, nắng mưa nhọc nhằn vẫn tươi xinh". Gian khổ rồi cũng đã qua đi. Đất nước đã toàn thắng. Chiến tranh đã kết thúc. Những người đàn ông đã trở về... Những người phụ nữ trở lại với vị trí của mình, lại "tay hòm chìa khoá", lại tất bật suốt ngày với những công việc nội trợ không tên và trách nhiệm làm "người phụ nữ vĩ đại đằng sau những người đàn ông thành đạt của mình". Thế nhưng cũng ở vị trí ấy, họ đã và đang phải thích nghi với rất nhiều cái mới, mà chính những cái mới ấy dẫn tới nhiều khó khăn nhưng cũng không ít thuận lợi cho sự phát triển của nữ giới ngày nay nói chung và của mỗi người phụ nữ nói riêng. Trước hết, người phụ nữ phải chịu sức ép của sự thăng tiến trong sự nghiệp. Ở Việt Nam, lực lượng lao động nữ chiếm 51% trong lao động xã hội. Phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực: hoạt động chính trị, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, thương mại... Chị em là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Những thành tích mà chị em đạt được rất đáng trân trọng và được xã hội đánh giá cao. Tuy nhiên, tính trung bình mỗi người phụ nữ sinh 2 con mất 10 năm vất vả nuôi con, vì vậy họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học hành cũng như trong quá trình làm việc chuyên môn. Thế mà, có nơi vẫn còn nhiều định kiến đối với người phụ nữ thành đạt từ mọi phía: xã hội, gia đình, đồng nghiệp. Trước hết, vẫn còn hiện tượng chưa tin cậy giao việc khi sử dụng cán bộ nữ, vì cho rằng trình độ nữ có phần yếu hơn nam. Những định kiến kiểu như vậy làm chị em chỉ là “bù nhìn” ở nhiều nơi. Mặt khác, tư tưởng lạc hậu coi phụ nữ chỉ làm việc nội trợ, chân tay, còn nam giới lo con đường công danh, đã làm nảy sinh quan niệm: nếu người phụ nữ suốt ngày lo học hành, say mê công việc thì việc chăm sóc con cái không được chu đáo. Thêm vào đó, đôi khi ngay bản thân người phụ nữ cũng tự ti, an phận thủ thường, muốn rút lui về tổ ấm, chưa phát huy được những tiềm lực của bản thân mình. Ngược lại, cũng có một số ít chị em sống trong nền kinh tế thị trường không biết tự kiềm chế, bị lôi kéo vào vòng xoáy của đồng tiền, có người không chịu phấn đấu nhưng mong có vị trí cao để hưởng quyền lợi, do đó tìm mọi thủ đoạn để "vươn lên"... Có thể nói, người phụ nữ muốn thực sự vươn lên trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hôm nay thì nhất định phải học tập, phải cố gắng để tiếp cận được những tri thức khoa học tiên tiến nhất. Nhưng điều đó cũng chưa phải là điều kiện đủ. Để có thể thành đạt, người phụ nữ cần có những điều kiện khách quan tốt, cần một môi trường xã hội mà ở đó, sự phấn đấu của họ không những được chấp nhận mà còn được tạo điều kiện. Để có thời gian học tập, phấn đấu, người phụ nữ đang phải đối diện với sức ép về thời gian, phải sử dụng thời gian sao cho thật tối ưu. Thời gian của người phụ nữ “eo hẹp” hơn nhiều so với nam giới. Thiên chức của người phụ nữ là mang thai, sinh nở, chăm sóc con cái, cho nên sau 8h làm việc mỗi ngày, không giống như nam giới, người phụ nữ tiếp tục các công việc nội trợ gia đình, nuôi dạy con... Thời gian để đọc báo, cập nhật thông tin xã hội, tự học để trau dồi kiến thức là rất ít, đó là chưa nói đến việc làm thế nào để có thời gian tham gia các hoạt động thể thao hay các hình thức giải trí khác. Như vậy, người phụ nữ vừa tham gia kiếm tiền nuôi sống gia đình, vừa chăm sóc các thành viên trong gia đình sẽ vất vả hơn người đàn ông. Để chăm sóc cho một gia đình, thông thường mỗi người phụ nữ phải cần tới gần hết thời gian trong ngày cho các công việc nội trợ, từ dọn dẹp, nấu nướng, giặt giũ, chợ búa... tới chăm sóc, dạy dỗ con cái. Vậy mà giờ đây, họ còn phải chia sẻ quĩ thời gian vốn cố định và không thể co dãn này ra nhiều phần để dành cho công việc cơ quan, công việc xã hội, học tập, chăm sóc bản thân nữa. Một trong những giải pháp ở đây chính là sử dụng lao động của những người giúp việc để giúp đỡ thực hiện các công việc giản đơn, nội trợ trong gia đình. Tuy nhiên, không có người giúp việc nào có thể thay thế vai trò của người vợ, người mẹ. Do đó, sức ép về thời gian có thể coi là bài toán nan giải đầu tiên đối với người phụ nữ hiện đại. Công việc đối với chị em không chỉ là sự phiệp mà còn là vấn đề thu nhập: người phụ nữ phải đương đầu với bài toán tài chính trong gia đình. Cuộc sống hiện đại với những nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, khả năng kinh tế của mỗi gia đình tuy có được nâng lên theo mức thu nhập trung bình của xã hội và theo sự nỗ lực, cùng với khả năng làm việc của mỗi thành viên gia đình, cũng không thể lúc nào cũng theo kịp và đáp ứng được những nhu cầu ngày càng đa dạng của mỗi cá nhân. Bài toán chi tiêu, tích luỹ và đầu tư để phát triển về kinh tế của mỗi gia đình, gây khó khăn cho những người vợ nhiều hơn, vì họ phải cân nhắc, lựa chọn để ra những quyết định cụ thể xung quanh việc sử dụng những khoản tiền thường là rất eo hẹp của cả hai vợ chồng. Vậy mà, còn có rất nhiều người chồng có nhu cầu chi tiêu cá nhân xấp xỉ, nếu không nói là nhiều hơn, so với khoản tiền thu nhập riêng của họ. Khi đó, có rất nhiều người phụ nữ sẽ phải giải những bài toán khó khăn hơn nhiều nữa, tức là không chỉ là những bài toán chi tiêu làm sao cho tối ưu mà là chi thu như thế nào cho đủ, hay nói cách khác là làm thế nào để tăng thu nhập, để kiếm ra tiền nuôi sống gia đình. Trên thực tế, có nhiều người phụ nữ phải chịu thiệt thòi trong việc hưởng thụ các sản phẩm văn hoá cả tinh thần lẫn vật chất, thậm chí không được sử dụng cả thu nhập của chính mình. Cho nên, những người phụ nữ thành đạt, thường là những người phụ nữ có được những người bạn đời biết thông cảm, sẵn sàng cùng lo tài chính của gia đình, cùng “xắn tay áo” vào bếp, cùng chia sẻ với vợ mình mọi công việc nặng nhọc, trong đó có cả việc nội trợ và nuôi dạy con cái. Những đại diện của phái đẹp đang phải chịu những thách thức của mặt trái nền kinh tế thị trường trong xã hội hiện đại. Đó là, các tệ nạn xã hội len lỏi vào từng ngõ ngách xã hội, vào nhiều gia đình... khiến cho vấn đề ly hôn, ngoại tình ngày càng trở nên bức xúc. Hình ảnh những người phụ nữ trẻ chờ đợi chồng bên mâm cơm nguội ngắt đã không còn là cá biệt ở thành phố. Các cuộc điện thoại kêu gọi trợ giúp vì nghi ngờ chồng có người phụ nữ khác ngày càng nhiều. Một mặt khác, cám dỗ về những mối tình tay ba, lãng mạng và ngang trái của những người phụ nữ cũng không còn là việc hiếm gặp. Cho nên, có lẽ chưa bao giờ vấn đề trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình lại được đặt ra lớn đến vậy. Người ta thường nói nhiều về việc gìn giữ tình cảm, sự cảm thông, gần gũi về tinh thần của hai vợ chồng, cũng như vai trò tinh thần của việc thoả mãn quan hệ chăn gối trong gia đình, nhưng người ta cũng không thể né tránh một thực tế là quan hệ gia đình ngày nay đang bị "xã hội hoá" một cách ghê gớm. Càng không thể làm ngơ trước những thực tế của những quan hệ ngoài hôn nhân ngày càng nhiều, thậm chí ngày càng có phần công khai. Mong ước của đại đa số chị em phụ nữ ngày nay, có lẽ là: một người chồng biết cảm thông (vừa là bạn vừa là người yêu nữa), một gia đình hoà thuận, những đứa con khoẻ mạnh, ngoan ngoãn, một công việc thích hợp với khả năng, thu nhập khá, có cơ hội phát triển tài năng và khẳng định vai trò xã hội của mình. Những mong ước nói trên không thể thực hiện được nếu thiếu sự giúp đỡ của "phái mạnh", của gia đình và xã hội. Bên cạnh rất nhiều khó khăn trong đời sống cá nhân và trong sự nghiệp, người phụ nữ ngày nay đã được giải phóng về mặt tâm lý, không còn chịu tâm lý lệ thuộc vào người đàn ông: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Thuận lợi lớn nhất mà người phụ nữ ngày nay có được là quyền bình đẳng nam nữ. Phụ nữ Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trên con đường bình đẳng, tự do và phát triển: chị em tham gia đông đảo và có mặt ở nhiều ngành nghề quan trọng. Được tạo điều kiện và có được môi trường làm việc phù hợp, nhiều chị em đã đạt được những thành tích cao không thua kém gì phái mạnh. Sự giải phóng về tâm lý đã khiến cho cách nhìn nhận, đánh giá về bản thân của những người phụ nữ thay đổi rất nhiều. Người phụ nữ đã không còn cam phận nữa. Sự vươn lên, ý thức về cái tôi trong mỗi người phụ nữ và nhu cầu tự khẳng định mình ngày càng thể hiện một cách rõ nét. Một mặt, đòi hỏi về bình đẳng giới khiến tính tích cực của người phụ nữ có cơ hội rèn luyện và bộc lộ ra một cách đầy đủ. Mặt khác, để có được bình đẳng những người phụ nữ phải khẳng định vai trò nữ giới của mình, thế mạnh phái nữ của mình, chứ không phải phấn đấu giống hệt như đàn ông, vươn lên để trở thành "phái mạnh". Như vậy, người phụ nữ nhìn nhận chính mình như những chủ thể độc lập, đồng thời ngày càng ý thức rõ về nữ tính và vai trò của nữ giới. Cách nhìn nhận, đòi hỏi đối với những người phụ nữ từ phía xã hội và từ phía những người đàn ông mà họ yêu thương, đã thay đổi rất nhiều. Xã hội đòi hỏi những người phụ nữ tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng, đời sống kinh tế, chính trị và xã hội nói chung. Người phụ nữ được học hành ngày càng cao, và họ không thể không sử dụng vốn kiến thức mà xã hội đã trang bị cho họ chỉ trong bốn bức tường của gia đình mình nữa. Những người đàn ông mà họ yêu thương đòi hỏi ở họ ngày càng nhiều: không chỉ là sự chăm sóc về ăn uống, sự gần gũi về con người, mà là tất cả sự gần gũi về tinh thần, sự chia sẻ, cảm thông, rồi cả sự hấp dẫn, quyến rũ để giữ cho những người chồng mong muốn trở về nhà sau giờ làm việc. Những đòi hỏi nói trên tạo ra những áp lực lớn khiến những người phụ nữ phải chịu sức ép từ nhiều phía, nhưng đồng thời có rất nhiều người phụ nữ đã vươn lên được, thoát ra được khỏi những sức ép ấy và trở thành những người phụ nữ thành đạt, hạnh phúc. Đó cũng chính là một trong những thay đổi to lớn nhất đối với nhiều đại diện của phái đẹp. Lịch sử phát triển của đất nước Việt Nam đã ghi tạc công lao đóng góp của phụ nữ: truyền thuyết Mẹ Âu Cơ sản sinh ra dân tộc, Bà Trưng, Bà Triệu đứng lên cùng cả dân tộc đòi lại chủ quyền cho đất nước.., các thế hệ phụ nữ ngày nay tiếp tục đóng góp nguồn nhân lực, trí tuệ dồi dào vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh hiện nay, đất nước đang hoà nhịp với sự phát triển của “các con rồng” kinh tế trong khu vực và trên thế giới, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từ nền kinh tế thuần nông, lạc hậu chuyển sang nền kinh tế tri thức... người phụ nữ Việt Nam vẫn vừa đảm đương những công việc thường nhật trong gia đình, vừa gánh vác ngày càng nhiều trọng trách trong đời sống xã hội và cộng đồng
7 tháng 11 2018

Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng, mang chút cung đình buồn thương man mác. Thì thơ Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ như vậy:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thế hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình.

Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước - loại bánh dân gian xưa cho là tinh khiết thường dùng vào việc cúng tế, nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh người phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp (trắng, tròn), có phẩm giá cao quý (tấm lòng son) tương đồng cuộc sống (chìm, nổi), số phận phụ thuộc (rắn nát tuỳ thuộc tay kẻ nặn). Với những từ ngữ đa nghĩa bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người - người phụ nữ. Người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu hiền hoà.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Với vẻ đẹp hình thể như vậy đáng lẽ phải có cuộc sống sung sướng hạnh phúc nhưng cuộc đời con người, đặc biệt là người phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay, vất vả.

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình, cuộc đời họ do người khác định đoạt. Nàng Vũ Nương thuỳ mị nết na, đức hạnh thuỷ chung, chồng ra trận nàng ở nhà một thân một mình nuôi mẹ già, con thơ. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình. Vậy mà do sự đa nghi ghen tuông quá mức, nàng bị chồng nghi cho là thất tiết. Nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp: trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.

Cùng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn xô đẩy:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Dù cuộc đời có phũ phàng, bất hạnh họ vẫn giữ vẹn phẩm giá, tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn.

Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.

Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Cuộc đời họ, họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác. Thế nhưng: Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Không những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.

Trong xã hội với ý thức hệ nho giáo hà khắc như vậy, quan niệm tam tòng tứ đức, nam tôn nữ ti đã ăn sâu vào ý thức con người. Nói được như Hồ Xuân Hương thật đáng khâm phục, trân trọng.

Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.

Quả thật bài thơ của Hồ Xuân Hương có giá trị hiện thực và xã hội sâu sắc. Đây là tiếng nói chung của người phụ nữ đối với sự bất công của xã hội xưa và khẳng định phẩm giá của bản thân. Nhà thơ đã đại diện cho những số phận bất hạnh cất lên tiếng nói của chính họ và của thời đại. Bài thơ thể hiện khẩu khí của bà chúa thơ nôm.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-bai-tho-banh-troi-nuoc-cua-ho-xuan-huong-c34a1481.html#ixzz5W7wR8X1Z

7 tháng 11 2018

--Tham khảo--

I. Mở bài: giới thiệu tác phẩm Bánh trôi nước
Ví dụ:
Hồ Xuân Hương là một người phụ nữ tài hoa, thông minh và bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Một trong những tác phẩm chữ Nôm đặc sắc của bà là Bánh trôi nước. bài thơ thể hiện tấm lòng son sắt và thủy chung của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
II. Thân bài: cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước
1. Hai câu thơ đầu: hình ảnh bánh trôi nước (Thân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non)

  • Bánh trôi nước trắng, tròn, nhân thì đỏ son, cách nấu bằng luộc trong nước, sống chìm chin nổi, chất lượng rất ngon ngọt,…
  • Sử dụng các nghệ thuật tu từ như so sánh, đảo ngữ,…
  • Qua những hình ảnh trên ta thấy được sự đẹp đẽ và trong trắng của bánh trôi nước

2. Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi nước: 2 câu cuối (Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son.)

  • Bánh trôi có một vẻ đẹp vừa vặn: vừa trắng lại vừa tròn
  • Thân phận của bánh trôi lận đận, gian truân,…
  • Những vẫn giữu được sự son sắt của tấm lòng son
  • Người phụ nữ mang vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại chịu nhiều gian truân và khổ cực

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài Bánh trôi nước

28 tháng 10 2017

Qua hai tác phẩm trên ta thấy Thúy Kiều và Vũ Nương đều có vẻ đẹp hoàn mỹ và những phẩm chất tốt đẹp. Với Vũ Nương nàng là một người con gái tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hòa, nàng là người vợ thủy chung, là con dâu hiếu thảo, người mẹ hết sức thương con. Khi bị nghi oan cố gắng hàn gắng hạnh phúc gia đình và chọn cái chết để bảo toàn danh dự. Còn với Thúy Kiều nàng là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn, có đủ các tài năng cầm, kì, thi, họa đều đạt đến mức tuyệt đỉnh. Nhưng chính những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống bình yên hạnh phúc lại bị các thế lực tàn bạo và cả lễ giáo khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất. bất hạnh. Vũ Nương bị chồng ruồng bỏ, đánh đập, khao khát một cuộc sống hạnh phúc nhưng chưa được hưởng hạnh phúc lại phải chết oan ức. Còn với Thúy Kiều chưa được hưởng hạnh phúc với Kim Trọng thì đã phải bán thân để chuộc cha và lưu lạc suốt 15 năm trời. Đáng lẻ ra những người phụ nữ đức hạnh này phải được sống một cuộc sống tốt đẹp hơn :))

26 tháng 9 2018

Cách kết thúc đó mở ra cho câu truyện 1 kết cục có hậu nhưng đồng thời sau cái lung linh kì ảo đó vẫn còn tiềm ẩn tính bi kịch thông qua câu nói của Vũ Nương “ Thiếp cẩm ơn đức của Linh Phi. Đã thề sống chết vững không bỏ. Đã tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.”. Từ đây, tác giả muốn tố cáo xã hội phong kiến mục nát, chế độ nam quyền khắt khe đã vùi dập những người phụ nữ tốt đẹp như Vũ Nương.

7 tháng 8 2017

Với đề như trên ,bn có thể nêu một số ý như sau để làm thành đoạn văn ngắn nhé :

Nhân vật người em trong câu chuyện '' Bức tranh của em gái tôi '' là cô bé Kiều Phương, qua lời kể của người anh thì cô bé được hiện lên với :

- Là một cô bé đẹp đẽ, nhân hậu và rất gần gũi
- Là một cô bé nghịch ngợm, vô tư. biệt danh Mèo cũng cho thấy được vẻ đáng yêu đó (cô bé không những vui vẻ chấp nhận mà còn để xưng hô với bạn bè). ta có thể thấy hình ảnh của Kiều Phương - Mèo rât nhiều trong cuộc sống.
- Có năng khiếu và say mê với công việc mình thích (mặc dù với người khác thì niềm say mê, lục lọi, bôi vẽ,... là một điều phiền toái) ....
- Tuy nhiên, phẩm chất nổi bật hơn cả là tấm lòng nhân hậu, trong sáng: mặc dù bị anh đối xử nghiêm khắc một cách thái quá và còn ganh tị với cô nhưng đối với cô bé "anh trai tôi" vẫn là người thân nhất, đẹp đẽ nhất( biểu hiện rõ nhất là mời anh cùng đi nhận giải và xem bức tranh cô bé vẽ rất đẹp về người anh ,làm thay đổi quan điểm của người anh về cô ...)

~ Chúc bn học tốt!~

7 tháng 8 2017

cam on ban nhung ban tra loi som qua ! Luc ban tra loi thi mk di hoc mat rui ! co giao mk chua bai rui ! Mk vua chi moi biet cau tra loi cua ban thui ! Sorry nha !

8 tháng 11 2018

Mẫu nhé :

Hi , i'm Hai Anh . Now i 'll describe my street . In my street , there is a long and big road in the middle . At the left , you can see a cinema . Also , you can see a book store at the left .

Địa danh thì tự thêm vào nhé .

4 tháng 10 2016

câu 2: nêu cảm nghĩ của em về thân phận của phụ nữ xưa qua bài bánh trôi nước

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.

Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.

Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.

Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.

Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.

Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

4 tháng 10 2016

Giống nhau:Đều nói về thân phận nghèo khổ đăng cay của phụ nữ

Khác nhau:

-Bánh trôi nước:người phụ nữ ngày xưa được ví như cái bánh  trôi nước.Cuộc đời có bạc bẽo, bất công ,cuộc sống có gian khổ , long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ – sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng.

-Những câu hát than thân:Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia có khác gì trái bần nhỏ bé liên tiếp bị gió dập sóng dồi. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cảnh, không có quyền tự mình quyết định cuộc đời. Xã hội phong kiến luôn muôn nhấn chìm họ, phủ nhận vai trò của họ.

28 tháng 11 2018

Qua bài thơ ta thấy bày ong rất chăm chỉ,giúp cho hoa tươi tốt,giữ mật hộ con ng

mk lp 6 rồi nên chỉ nhớ thế thôi

28 tháng 11 2018

em thấy bầy ong rất chăm chỉ và em  còn học đc rằng cần chăm chỉ chứ ko đc lười biếng