PHIẾU BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN 6 – KÌ 2
( TRONG THỜI GIAN NGHỈ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID -19 )
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1
ÔN TẬP TỪ LOẠI, CỤM TỪ - LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN
Bàì 1: Cho đoạn văn sau:
“Tôi đi đứng oai vệ. mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu.(1) Cho ra kiểu cách con nhà võ(2). Tôi tợn lắm(3). Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm(4). Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại(5). Bởi vì quanh quẩn, ai cũng quen thuộc mình cả(6)”.
a. Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào, của nhà văn nào?
Nhân vật tôi trong đoạn văn trên là ai?
b. Tìm các số từ, lượng từ có trong đoạn văn trên
c. Chỉ ra và phân loại các danh từ có trong câu số 1.
d. Chỉ ra và phân loại các động từ có trong câu số 4
e. Chỉ ra và phân loại các tính từ có trong đoạn văn trên
f. Xác định và vẽ mô hình các cụm danh từ, động từ, tính từ có trong đoạn văn trên.
Bài 2: Hãy xác định tính từ và phân loại tính từ trong những câu sau;
a.Các bạn nam tổ em cắm hai cái cọc, căng dây và bạt rất chắc chắn.
b.Thời gian trôi nhanh quá.
c.Hoa phượng đỏ rực một góc trời xanh.
d.Bỗng một hồi trống dài vang lên gọi chúng em nhanh chóng sắp xếp đội ngũ chỉnh tề.
Bài 3: Viết đoạn văn (5-7 câu) tả cảnh thiên nhiên có sử dụng tính từ. Cho biết tính từ đó giữ chức năng gì trong câu.
======================================================
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2
ÔN TẬP TỪ LOẠI, CỤM TỪ - LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Bên hàng xóm tôi có cái hang của Dế Choắt. Dế Choắt là tên tôi đặt cho nó một cách chế diễu và trịch thượng thế. Choắt nọ cũng chắc trạc tuổi tôi. Nhưng vì Choắt bẩm sinh yếu đuối nên tôi coi thường và gã cũng sợ tôi lắm. Cái chàng Dế Choắt, người gày gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn ngủn đến giữa lưng, hở cả hai mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, mà mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ. Đã vậy tính nết lại ăn sổi, ở thì ( thật chỉ vì ốm đau luôn luôn không làm được ) một cái hang ở cũng chỉ bới nông sát mặt đất, không biết đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi.”
1.Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào?Của ai?Trình bày hiểu biết của em về tác giả đó.
Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên trong 1 câu văn.
2.Phân loại các từ được gạch chân trong đoạn trích trên theo cấu tạo.
3.Tìm và phân tích cấu tạo của các cụm Danh từ trong đoạn trích trên
4. Tìm và phân tích cấu tạo của các cụm Tính từ trong đoạn trích trên
5.Viết một chuỗi câu khoảng 8-10 câu trình bày cảm nhận về nhân vật chính trong văn bản chứa đoạn trích trên, trong đó có một cụm động từ.
===========================================
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3
Ôn luyện văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
- Ôn tập : PHÓ TỪ
A.TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Truyện Dế Mèn phiêu lưu ký được kể theo ngôi nào?
A, Ngôi thứ nhất B, ngôi thứ hai C, Ngôi thứ ba
Câu 2: Dòng nào không miêu tả ngoại hình của Dế Mèn?
A, Đôi càng tôi mẫm bong B, Vuốt ở chân, khoeo cứng dần và nhọn hoắt
C, Tôi tợn lắm D, Đầu tôi to ra và nổi từng tảng
Câu 3: Ai đặt tên cho Dế Choắt?
A, Chị Cốc B, Dế Mèn C, Chú Nhái Bén D, Không ai cả
Câu 4: Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn như thế nào trước khi chết?
A, Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào mình đấy.
B, Ở đời mà không biết suy xét thì làm việc gì cũng khó,
C, Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, thì không làm được việc gì cả
D, Cả A, B, C
Câu 5: Trong câu: “Cậu ấy đã đi du học được hai năm rồi” thì phó từ là:
A, đã B, du học C, đi D, Không có phó từ
A. TỰ LUẬN
Câu 1:Xác định phó từ trong những câu sau. Cho biết phó từ đó bổ sung ý nghĩa gì?
a. Đêm khuya cháu vẫn cứ thổn thức không sao ngủ được.
b. Em ăn ngay đi cho kịp giờ lên lớp.
c. Bạn Huyền Anh đi ra cổng từ lúc nãy.
d. Ô vẫn còn ở đây, của các em
Chồng thư mới mở, Bác đang xem.
Câu 2: Bức chân dung tự họa nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được xây dựng như thế nào?
Câu 3: Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, Tô Hoài đã xây dựng hai nhân vật đối lập nhau. Đó là nhân vật nào? Em hãy chỉ ra sự đối lập đó.
Câu 4: “Mèn là một chàng dế đẹp,cường tráng nhưng vô cùng xốc nổi, huyênh hoang, hợm hĩnh”. Em hãy viết một chuỗi câu (6-8 câu) làm sáng rõ điều đó, có sử dụng phó từ.
============================================= PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4
Ôn luyện văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
Ôn tập: PHÓ TỪ
Bài 1: Xác định phó từ và ý nghĩa của phó từ đó:
“Biển vẫn gào thét. Gió vẫn từng cơn đẩy nước dồn ứ lại rồi đột ngột dãn ra. Con tàu vẫn lặn hụp như con cá kình giữa muôn nghìn lớp sóng. Thuyền trưởng Thắng vẫn điềm tĩnh chỉ huy đoàn tàu vượt cơn lốc dữ.”
Bài 2: Cho đoạn văn sau:
“Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được. Đụng đến việc là em thở rồi không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế này…”
a/ Tìm phó từ trong đoạn trích trên và xác định ý nghĩa của phó từ đó.
b/ Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào? Em hãy cho biết số phận của nhận vật trên? Tại sao nhân vật đó lại có kết cục như vậy? Em có suy nghĩ gì sau kết cục đó?
c/ Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu trình bày suy nghĩ của em về bài học rút ra từ văn bản. Trong đoạn văn có sử dụng 1 phó từ (chú thích và gạch chân).
===============================
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 5
Ôn luyện văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (tt)
Ôn tập : SO SÁNH
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM:
1. “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương của tác phẩm nào?
A. Tuyển tập Tô Hoài C. Những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn
B. Dế Mèn phiêu lưu kí D. Tập kí về cuộc phiêu lưu của Dế Mèn
2. “Bài học đường đời đầu tiên” là sáng tác của nhà văn nào?
A. Tạ Duy Anh C. Tô Hoài
B. Đoàn Giỏi D. Vũ Tú Nam
3. Qua đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”, em thấy nhân vật Dế Mèn không có nét tính cách nào?
A. Tự tin, dũng cảm C. Tự phụ, kiêu căng
B. Khệnh khạng, xem thường mọi người D. Hung hăng, xốc nổi
4. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào?
A. Chị Cốc B. Người kể chuyện C. Dế Mèn D. Dế Choắt
5. Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?
A. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt;
B. Hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp;
C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng;
D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang.
6. Bài học đường đời mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?
A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc họa vào thân.
B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
D. Ở đời phải trung thực, tự tin, nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
7. Chi tiết nào sau đây cho thấy Dế Mèn là khinh thường bạn?
A. Đặt tên bạn là Dế Choắt vì thấy bạn yếu đuối;
B. Không giúp Dế Choắt đào hang;
C. Nằm im khi thấy Dế Choắt bị chị Cốc mổ;
D. Rủ Dế Choắt trêu đùa chị Cốc.
8. Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?
A. Buồn rầu và sợ hãi C. Thương và ăn năn hối hận
B. Than thở và buồn phiền D. Nghĩ ngợi và xúc động
9. Dòng nào nêu đúng diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt?
A. Hể hả - sợ hãi – huênh hoang – xót thương – ân hận – ăn năn.
B. Huênh hoang – sợ hãi – hể hả - ân hận – xót thương – ăn năn.
C. Sợ hãi – huênh hoang – ân hận – hể hả - xót thương – ăn năn.
D. Huênh hoang – hể hả - sợ hãi – xót thương – ân hận – ăn năn.
10. Em nhận xét gì về ngoại hình của Dế Mèn?
A. Gày gò, ốm yếu C. Vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, mạnh mẽ của tuổi trẻ
B. Bóng bảy, giã tạo D. Vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha
Phần II/ Tự luận:
Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi lên từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng.(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
1. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy trong việc miêu tả hình ảnh của nhân vật Dế Mèn.
2. Tìm các phép so sánh có mặt trong đoạn văn trên? Nêu hiệu quả của các biện pháp so sánh đó?
Bài 2: Viết đoạn văn khoảng 7 câu phân tích tâm trạng nhân vật Dế Mèn sau khi trêu chị Cốc đến khi từ biệt Dế Choắt (Dùng ngôi thứ nhất)
=================================
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 6
Ôn luyện văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU (TIẾP THEO)
Ôn tập : SO SÁNH
BÀI TẬP 1: Cho đoạn văn sau:
“Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này trồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,...lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.”
a.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Thuộc tác phẩm nào? Của ai?
b. Nêu nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn ngắn gọn.
c. Chỉ ra câu văn có sử dụng nghệ thuật so sánh trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của biện pháp so sánh đó.
d. Hãy viết một chuỗi khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Sông nước Cà Mau.” Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.( gạch chân dưới bp tu từ đó )
BÀI TẬP 2: Tìm phép so sánh trong các câu sau:
a.“Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tấ cả đêu lóng lánh, lung linh trong nắng. (Vũ Tú Nam)
b.“Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi người Mèo đốt nương xuân.”
(Nguyễn Tuân)
c.Mùa xuân nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về.”
(Nguyễn Tuân)
d.Bảy năm dằng dặc hơn hai ngàn ngày đêm, dài như một phần lịch sử.
(Ma Văn Kháng)
BTVN 3: Hãy trình bày tác dụng của biện pháp so sánh trong câu sau bằng một đoạn văn khoảng 8 câu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
**********************************
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 7
Ôn luyện văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU (TIẾP THEO)
Bài 1. Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông cửa lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ ... loà nhoà ẩn hiện trong sơng mù và khói sóng ban mai."
a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?
b. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên?
c. Hãy tìm 1 phép so sánh và nêu tác dụng.
d. Hãy chỉ ra và phân tích thành phần của 1 câu trần thuật đơn có trong đoạn văn.
Bài 2. Em hãy viết đoạn văn khoảng 6 – 8 câu để nêu cảm nhận của mình về cảnh sắc thiên và con người ở vùng sông nước Cà Mau, trong đoạn văn có sử dụng một câu trần thuật đơn (có gạch chân chú thích).
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 8
Ôn luyện văn bản: VƯỢT THÁC
Ôn tập: NHÂN HÓA
BÀI TẬP 1: Cho đoạn văn sau:
“Chỉ một chốc sau, chúng tôi đã đến ngã ba sông, chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn(2) đến tận những làng xa tít. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái(3), những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chậm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm”
a.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?
b. Nhận xét cảnh thiên nhiên được miêu tả qua đoạn văn trên?
BÀI TẬP 2: Cho đoạn văn: “Đến Phường Rạnh, dượng Hương sai nấu cơm ăn để được chắc bụng. Mùa nước còn to, có khi suốt buổi phải chống liền tay không phút hở. Ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sẵn đẫ săn sàng. Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá đứng chảy đứt đuôi rắn(6). Dượng Hương Thư(7) đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “soạc”! Thép đã căm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, giúp ch chú Hai và thằng Cù Lao(8) phóng sào xuống nước. Chiếc sào của dương Hương dưới sức chống bị cong lại. Nước bị cản văng bọt tứ tung, Thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại Hòa Phước(9).
a. Khung cảnh thiên nhiên ở đây hiện ra khác hẳn với quang cảnh ở đoạn trên.
b. Em hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả thiên nhiên khi vượt thác và nhận xét thiên nhiên ở đây?
BÀI TẬP 3: Cho đoạn văn sau: “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.”
a. Chỉ ra các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nghệ thuật so sánh đó?
b. Hãy viết chuỗi khoảng 8 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh dượng Hương Thư. Trong đoạn văn có sử dụng một biện pháp nhân hóa . ( gạch chân và ghi chú thích )
Lên google mà tra nhé
Google dịch
Tra nhanh lắm
K mk nha
Cục đá
Máy tính bảng
Phẩm chất
Có ý nghĩa
Thị trưởng
chuyến du lịch
ít
chất độc
tàn tật
phòng thu