K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BÀI 1 bài văn''cổng trường mở ra'' cho em hiểu đc điều ji? tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này? có thể thay đổi tiêu đề khác đc ko? BÀI 2 viêt một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòg trình bày cảm nhận của em vể người mẹ trong bài '' cổng trường mở ra'' BÀI 3 tại sao người mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng '' hằng năm, cứ vào cuối thu ...dài và...
Đọc tiếp

BÀI 1 bài văn''cổng trường mở ra'' cho em hiểu đc điều ji? tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này? có thể thay đổi tiêu đề khác đc ko?

BÀI 2 viêt một đoạn văn ngắn khoảng 5-7 dòg trình bày cảm nhận của em vể người mẹ trong bài '' cổng trường mở ra''

BÀI 3 tại sao người mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng '' hằng năm, cứ vào cuối thu ...dài và hẹp'' (các bạn tra sách đoạn này nhé)

BÀI 4 đến cuối văn bản, tác giả để người mẹ nói với con rằng '' đi đi con, ...... mở ra ''

a, em hiểu người mẹ nói với con điều gì ?

b,đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, em hiểu thế giới kì diệu mà ngươi mẹ nói là gì?

BÀI 5 văn bản giúp em hiểu thêm gì về chính bản thân mình

mong mọi người gúp đỡ mk

1
24 tháng 8 2018

1)-Đây là 1 nhan đề:

+ Giàu ý nghĩa: chào đón những học sinh vào lớp học, bước vào một thế giới mới mẻ, kì diệu, đầy sức cuốn hút

+ Thế giới của kho tàng tri thức

+ Khẳng định trường học là niềm vui, là tất cả với trẻ thơ

+ Đề cao vai trò của nhà trường

-Tác giả đặt nhan đề như vậy vì :
+ Nhan đề thể hiện nội dung của tác phẩm. Như đã thấy, cả tác phẩm là một cuộc độc thoại nội tâm của người mẹ, vấn đề chủ yếu là về sự dự đoán ngày khai trường của con ( và hồi tưởng lại ngày khai trường của mẹ ) => Đặt tên như vậy rất hợp lý.
+ Mặc dù có thể thay bằng các tên như : Trước ngày đi học,...vv .Tuy nhiên mình nghĩ nên giữ tên cũ để bộc lộ cảm xúc của tác giả, nói lên chủ đề của chuyện một cách rõ ràng... Và hơn hết cái tên "Cổng trường mở ra" còn rất ý nghĩa nữa.

3)Mẹ nghĩ về ngày khai trường đầu tiên của mình, mẹ nhớ như in bài học đầu đời: “Cứ nhắm mắt lại là mẹ dường như nghe tiếng đọc bài trầm bổng: Hằng năm cứ vào cuối thu – mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi, dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.” Ta gặp trong đó không chỉ là giọng đọc bài truyền cảm, trầm bỗng của thầy cô, ta còn bắt gặp trong đó hình ảnh người mẹ dịu dàng, âu yếm ngày ngày dắt con đến trường, cả hình ảnh quen thuộc, con đường làng dài và hẹp gắn bó với bao kỉ niệm ngày mẹ tới trường. Bài học đầu đời của mẹ là nỗi nhớ thầy cô, nhớ mẹ, nỗi nhớ kỉ niệm, nhớ quê hương. Không chỉ nhớ về buổi học đầu tiên của mình, mẹ nhớ như in khoảnh khắc sắp bước tới cổng trường và khi bước qua cổng trường: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào.” Hai dòng cảm xúc trái chiều nhưng nhấn mạnh, xoáy sâu vào lòng mẹ cái giây phút không thể nào quên. Qua những dòng suy nghĩ của mẹ về ngày khai trường đầu tiên của mình ta thấy khác hẳn với con, tình cảm của mẹ với mái trường là rất trân trọng cái khoảnh khắc thiêng liêng của đời người. Chính tình cảm này đã đánh thức ở chúng ta suy nghĩ về một điều gì đó với quá khứ, với kỉ niệm, với bước ngoặt đầu đời của mình.

19 tháng 12 2020

gg

11 tháng 11 2021
Để làm gì thế em trai
11 tháng 11 2021

không làm

9 tháng 11 2017

No topic

    
He began writing poems

    
Suddenly remembered this is the teacher's day

    
Sick of shame for the high arrogance

    
Then you are many people.

    
Take the pen to the first thing you think

    
Where is father, mother, teacher ...

    
Only the idle, trivial, small emotions ...

    
I know when I grow up,

    
Teacher ! I write about teachers, again "white powder", "blackboard"

    
"Dear", "silent sacrifice" ...

    
The letters are evenly aligned

    
Why do you bend the false to the thorns.

    
It was a very busy bus stop

    
The last ride started rolling

    
The car window was buzzing with wind

    
The way to go is not home ...

    
Dare to hear the old language

    
He was very close to the ball

    
There is something very simple

    
How long will you realize?

9 tháng 11 2017

Nghe vẻ nghe ve

Cái vè học dốt

Thầy cô dạy tốt

Học còn ham chơi

Nói chẳng nghe lời

Lại còn phản kháng

Thầy cô phát ngán

Vì phải nói nhiều

Dù nói đủ điều

Nhưng mà vẫn vậy

Chứng nào tật nấy

Nào có sửa đâu

Em mong cô thầy

Kiên trì nhẫn nại

Bảo ban em lại

Tiến vào tương lai

Mai sao thành tài

Công ơn nhớ mãi

________________________________________

I want to teach my children how

To live this life on earth,

To face its struggles and its strife

And to improve their worth.

Not just the lesson in a book

Or how the rivers flow,

But how to choose the proper path

Wherever they may go.

To understand eternal truth

And know right from wrong,

And gather all the beauty of

A flower and a song.

For if I help the world to grow

In wisdom and in grace,

Then I shall feel that I have won

And I have filled my place.

And so I ask your guidance, God,

That I may do my part,

For character and confidence

And happiness of heart.

____________________________________________________

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

23 tháng 6 2018

2. Công dụng của dấu phẩy là:

+Ngăn cách các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ

+Ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu

+Ngăn cách một từ ngữ với một bộ phận chú thích của nó

+Ngăn cách các vế của một câu ghép

k cho mik nha,chúc bn học tốt

23 tháng 6 2018

tả cô giáo

Nếu nhắc đến người mà suốt đời tôi không thể nào quên được bên cạnh gia đình tôi thì đó chính là cô giáo chủ nhiệm năm lớp bốn của tôi. Cho đến bây giờ, hình bóng của cô vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi.

Cô giáo tôi năm nay đã ngoài ba mươi, nhưng trông cô vẫn trẻ trung lắm. Dáng người cô cao, hơi gầy. Cô có mái tóc dài, đen óng ả, mượt mà lúc nào cũng được cô để xõa đến ngang lưng. Ở người giáo viên ấy tỏa sáng với làn da trắng hồng hào, khiến cô lúc nào trông cũng trẻ hơn so với tuổi. Khuôn mặt cô tròn, cân đối, với một vầng trán cao. Trên khuôn mặt ấy nổi bật lên đôi mắt đen láy, sáng như vầng trăng trên bầu trời, lúc nào cũng ngắm nhìn chúng tôi bằng cái nhìn trìu mến đầy tình yêu thương. Làn môi hồng, mỏng manh, cô hay cười lắm, mỗi lần cô cười lại để lộ hàm răng trắng như sứ, đều tăm tắp cùng hai lúm đồng tiền khiến cô càng thêm duyên dáng. Đôi bàn tay cô mềm mại như búp măng non, ngày ngày viết những dòng chữ nắn nót như rồng múa phượng bay trên bảng.

Cô có giọng nói trầm ấm, dịu dàng, mỗi giờ học của cô, tôi như đắm chìm vào trong từng câu từng chữ của bài giảng, lời cô như tiếng ru ấm áp của mẹ ngày tôi còn bé thơ vậy. Trang phục thường ngày của cô rất giản dị mà duyên dáng, khi thì bộ váy công sở nhạt màu, khi thì áo sơ mi cùng quần âu đen nghiêm túc , tất cả đều không làm mất đi vẻ xinh đẹp vốn có của cô mà càng làm cô trở nên đầy thu hút.

Cô là một người giáo viên tận tâm và hết mình với nghề, cô luôn chăm lo, dạy dỗ chúng tôi từng li từng tí, truyền đạt kiến thức cho chúng tôi. Cô luôn yêu thương, dạy dỗ chúng tôi đến nơi đến chốn. Có đôi khi tôi thoáng nhìn thấy những cái nhăn mày, những ánh mắt buồn rầu của cô vì học sinh, những lúc như vậy, tôi càng thương cô hơn. Cũng có lúc cô thường tâm sự, cho học sinh lời khuyên bảo chân thành khi gặp khó khăn. Cô đã từng nói “ Niềm vui của cô mỗi khi đi dạy là được nhìn thấy nụ cười của học sinh, đó là động lực để cô tiếp tục công việc của mình” . Cô chính là một người giáo viên luôn tận tình, gần gũi với học trò, một người giáo viên luôn tràn đầy tâm huyết trong nghề nghiệp.
Cho đến bây giờ, tôi vẫn rất nhớ cô giáo của tôi,tôi yêu quý cô rất nhiều. Dù sau này có thế nào , tôi cũng sẽ luôn cố gắng để trở thành một người học trò khiến cô tự hào.

2. tác dụng dấu phẩy là

Công dụng của dấu phẩy là:

  + Ngăn cách thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ.

  + Ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.

  + Ngăn cách một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. 

  + Ngăn cách các vế của một câu ghép.

1 tháng 3 2018

Thời gian Vân làm bài tập toán là:

1 giờ 15 phút − 27 phút = 75 phút − 27 phút = 48 phút

Thời gian Vân làm cả bài tập văn và bài tập toán là:

1 giờ 15 phút + 48 phút = 1 giờ 63 phút = 2 giờ 3 phút

Đáp số: 2 giờ 3 phút.

Đáp án C

CM
23 tháng 12 2022

Chào Thanh Trúc, dưới đây là gợi ý viết bài văn, em tham khảo nhé!

1. Mở bài: giới thiệu, dẫn dắt trải nghiệm, nêu lí do kể lại trải nghiệm (cùng bố mẹ đi du lịch, mẹ dạy nấu ăn, bố dạy câu cá,...)

2. Thân bài: 

- Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến trải nghiệm.

- Kể từ đầu đến cuối câu chuyện gắn với trải nghiệm của em; chú ý những sự việc, hành động, lời nói,... đặc sắc, nổi bật.

- Chú ý lồng ghép các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài văn tự sự để bài văn hấp dẫn hơn.

3. Kết bài: nêu bài học, cảm xúc đọng lại, ước mong,... từ trải nghiệm đó.

29 tháng 9 2023

1. Bài tham khảo: 

Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành.... Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.

Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.

Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943. Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
2. Em tiến hành đọc soát bài văn. 
3. Em tiến hành sửa lỗi trong bài văn nếu có. 

9 tháng 4 2020

 Tìm hiểu đề và lập dàn ý

– Lập dàn bài

– Viết bài

– Đọc lại và sửa chữa

2. Dàn bài của một bài văn lập luận chứng minh gồm ba phần :

– Mở bài : Nêu luận điểm cần được chứng minh.

– Thân bài : Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài : Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh (Chú ý phần kết bài phải hô ứng, nhất quán với phần mở bài).

3. Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Lập luận chứng minh

Trong văn nghị luận, lập luận chứng minh là cách làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng hoặc lí lẽ đã được khắng định trong thực tiễn.

Khi lập luận chứng minh, ta có thể dùng dẫn chứng (sự việc, sự kiện, con số…), dùng lí lẽ hoặc dùng cả dẫn chứng và lí lẽ..

Chứng minh nhằm mục đích tác động đến người đọc để người đọc tin vào ý kiến mà mình đã đưa ra là đúng, là phải.

II. Những điều cần lưu ý khi lập luận chứng minh

Khi lập luận chứng minh, cần phải lưu ý một số điểm sau:

– Cần phải xác định rõ vấn đề cần chứng minh;

– Khi chứng minh, cần phải biết tập trung chứng minh điểm nào, mặt nào người đọc chưa tin hoặc chưa tin hẳn. Những gì người đọc đã tin, đã biết thì có thể chỉ cần lướt qua, không cần chứng minh nữa;

– Các dẫn chứng, lí lẽ đưa ra phải phù hợp với vấn đề đang bàn, phải đủ để thuyết phục niềm tin của người đọc;

– Trong các bài nghị luận, lập luận chứng minh thường được dùng kết hợp vối lập luận giải thích và ngược lại, lập luận giải thích thường được dùng kết hợp với lập luận chứng minh.

Khi người đọc chưa hiểu vấn đề nào đó, cần phải giải thích để giúp cho họ hiểu. Còn khi họ chưa tin điều ta đưa ra, ta cần phải chứng minh đê họ tin vào điều đó.

Vì thế, có thể thấy giải thích và chứng minh thường đi song song với nhau trong quá trình lập luận.

III. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước:

– Tìm hiểu đề và tìm ý;

– Lập dàn bài;

– Viết bài;

– Đọc lại và sửa chữa.

IV. Dàn bài bài văn lập luận chứng minh

– Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh:

– Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng, để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

– Kết bài: Nêu ý nghĩa luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.

Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết. Đó là các từ như: thật vậy, đúng như vậy, tóm lại, nói một cách khác…

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Gợi ý làm bài:

a) Tìm hiếu đề và tìm ý

– Xác định yêu cầu chung của để bài.

Đề nêu ra một tư tưởng thê hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.

– Từ đó, hãy cho biết câu tục ngữ khẳng định điều gì?

– Muốn chứng minh, có hai cách lập luận:

+ Nêu dẫn chứng xác thực.

+ Nêu lí lẽ.

b) Lập dàn bài

– Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sông mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.

– Thân bài (phần chứng minh)

+ Xét về lí lẽ:

(+1) Ý chí và nghị lực là những phẩm chất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.

(+2) Không có ý chí và nghị lực thì không thể làm được việc gì.

+ Xét về thực tế:

(+1) Những người có ý chí, nghị lực đều gặt hái nhiều thành công (nêu dẫn chứng).

(+2) Ý chí và nghị lực giúp con người vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng).

– Kết bài: Mọi người nêu tư tưỏng ý chí và nghị lực, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đòi làm được việc lớn.

c) Viết bài

Viết từng đoạn, từ Mở bài đến Kết bài.

– Mở bài: Có thể chọn một trong các cách mở bài sau:

+ Đi thẳng vào vấn đề.

+ Suy từ tâm lí con người.

– Thân bài:

+ Trước hết, phải có các từ ngữ chuyển đoạn, tiếp nôi phần Mở bài: thật vậy hoặc đúng như vậy…

+ Viết đoạn phân tích lí lẽ.

+ Viết đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu.

– Kết bài.

+ Sử dụng các từ ngữ chuyển đoạn: Tóm lại…

+ Chú ý: Kết bài nên hô ứng với phần Mở bài:

(+1) Nếu Mở bài đi thẳng vào vấn đề thì Kết bài cũng nêu ngay bài học.          ,

(+2) Nếu Mở bài bằng cách suy từ cái chung đến cái riêng thì có thể kết bằng ý: Mỗi người chỉ sống có một lần, chỉ có một thời tuổi trẻ, nếu không có ý chí, hoài bão, nghị lực để làm một công việc xứng đáng, chẳng phải là đáng tiếc lắm hay sao?

(+3) Nếu Mở bài bằng cách suy từ tâm lí con người thì có thể kết bằng ý: Cho nên có hoài bão tốt đẹp là rất đáng quý nhưng đáng quý hơn nữa là nghị lực và niềm tin, nó đảm bảo cho sự thành công của con người.

d) Đọc lại và sửa chữa.

Sau khi làm bài xong, các em nên đọc lại và sửa chữa.

Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

 Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

 
15 tháng 10 2021

Chim hót líu lo, trống đánh tùng tùng, hôm đó là buổi đầu tiên em đi học. Em được bố mẹ dẫn đi dự lễ khai giảng ở trường. Khi em đến lớp, em đã thấy có rất nhiều bạn bên trong. Có bạn thì mè nheo đòi bố mẹ, có bạn thì thích thú khoe khoang chiếc cặp bố mẹ vừa mới mua cho, có bạn thì chạy nhảy vòng quanh lớp học. Ôi, khung cảnh lớp học hôm đó thật náo nhiệt làm sao! Ở sân trường, cả lớp được xem các thầy cô biểu diễn văn nghệ, được các thầy cô tặng quà, được các thầy cô đẫn đi tham quan trường,... Các thầy cô như là người mẹ thứ hai của em vậy. Em sẽ không bao giờ quên cái buổi đầu tiên đi học đó. 

Bạn thấy bài văn này của mình được ko? Mình ko chép trên mạng nha.