K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 8 2018

Dưới đây là cách làm trà sữa trân châu đơn giản bạn cùng theo dõi nhé

  • Bước 1: Đầu tiên bạn cho bột ca cao, bột năng và nước ấm vào tô, dùng đũa khuấy để bột tạo thành một hỗn hợp bột kết dính .
  • Bước 2: Sau đó bạn dành lại một ít bột năng để bắt hỗn hợp trên thành một khối hoàn chỉnh rồi vo tròn thành những hạt nhỏ sao ăn cho vừa miệng.
  • Bước 3: Cho các hạt vào nồi nước đã sôi để luộc chín .
  • Bước 4: Để làm trà sữa trà xanh bạn cho sữa tươi vào nồi đun nóng già.
  • Bước 5: Để một thời gian cho hỗn hợp sữa nguội hẳn thì cho vào ly đã chuẩn bị một ít đá và các hạt trân châu.
  •  Trộn đều bột rau câu và 100g đường đã chuẩn bị trong một tô thủy tinh.

    - Đun sôi nước, thêm hỗn hợp trên vào và khuấy đều cho đến khi bột tan.

    - Cho thêm si rô trái cây hoặc hương vị tùy ý, chẳng hạn như cà phê, cacao đều được.

    - Đổ rau câu ra khuôn, để nguội và bảo quản trong tủ lạnh. Khi dùng lấy ra cắt hạt lựu.( Chú ý làm thạch có thể bỏ)

7 tháng 4 2018

(1)Nguyên liệu làm trà sữa chân trâu cần có:

+ Trà túi lọc: 1 gói
+ Sữa đặc có đường: 2 – 4 thìa

Lưu ý: Cho tùy vào khẩu vị thích vị trà hay sữa đậm nhé

+ Bột năng: 30 gr
+ Bột ca cao: 15 gr
+ Nước sôi để ấm: Nửa chén

Dụng cụ để làm trà sữa chân trâu:

+ Bình to

+ Cốc đựng

+ Ống hút loại to

+ Thìa

+ Nồi nhỏ

+ Bát tô sạch

Cách làm trà sữa chân trâu:

Bước 1: Đun sẵn nước nóng rồi rót ra cốc. Nhúng gói trà túi lọc đã chuẩn bị vào cốc nước và đợi cho trà tan ra.

Bước 2: Sau khi pha trà với nước nóng ở bước 1 thì cho sữa đặc vào khuấy đều cho tan. Rồi để trong tủ lạnh.

Bước 3: Tiếp đến cho bột năng và bột ca cao vào cùng một chiếc bát tô sạch, rây kĩ và trộn đều.

Bước 4: Rót từ từ nước nóng vào, trộn khi hỗn hợp dẻo mịn.

Lưu ý: Không được quá khô hay nhão.

Bước 5: Để hỗn hợp nguội một tí rồi dùng tay thoa đều bột áo, nhồi nặn. Vo bột thành từng viên tròn nhỏ.

Lưu ý: Lăn qua bột áo nếu chúng dính vào nhau.

Bước 6: Nấu nước cho sôi, thả trân châu vào nấu trong khoảng 3 phút.

Lưu ý: Nên cho chân trâu vào cùng lúc, thời gian nấu cũng tùy vào viên trân châu nặn to hay nhỏ, có thể vớt ra sớm hơn hoặc lâu hơn.

Bước 7: Khi trân châu đã chín, vớt ra nước đường đã chuẩn bị sẵn.

Lưu ý: Hỗn hợp nước đường quan trọng là nước nhiệt độ thường, pha đường cho ngọt để trân châu khi dùng với trà sữa không quá nhạt. Có thể chỉ dùng nước trắng nếu không thích ăn quá ngọt.

Bước 8: Đổ trà sữa vào ly, cho thêm chân trâu là bạn đã có món trà sữa chân trâu ngon tuyệt, mát lạnh vào dịp hè này.

Có thể pha trà sữa với các loại siro để thành trà sữa vị dâu, bạc hà...

(2)

Nguyên liệu

  • Bột ngô: 40g (bột ngô làm bánh mềm, nhẹ, bông xốp)
  • Bột mì: 40g
  • Dầu ăn: 30g (tương đương 30ml)
  • Sữa tươi không đường: 15g (khoảng 15ml)
  • Trứng gà: 4 – 5 quả (tùy kích cỡ trứng) – nhiệt độ phòng
  • Đường xay: 80g (đường xay tan nhanh hơn, làm bánh mềm hơn)
  • Cream of tartar: ½ thìa café
  • 2. Dụng cụ
  • Máy đánh trứng hoặc phới đánh trứng
  • Nồi cơm điện
  • Thìa đong, âu trộn

Bạn có thể làm bánh sinh nhật bằng cách đổ trực tiếp hỗn hợp bột bánh vào nồi cơm điện. Nếu dùng khuôn hoặc nồi cơm điện không có lớp chống dính, phải chống dính nồi trước khi nướng bánh bằng cách:

  • Quết 1 lớp dầu ăn láng bề mặt khuôn/nồi
  • Rắc bột mì khô phủ kín bề mặt
  • Dốc ngược để bột thừa rơi ra hết

Hoặc lót một lớp giấy nến xung quanh bạn nhé.

II. Thực hiện làm bánh sinh nhật

Bước 1: Trộn bột, sữa, dầu ăn

  • Cho bột mì và bột ngô vào chung một bát, trộn đều
  • Sữa và dầu ăn cho vào một bát khác, khuấy đều hỗn hợp

Bột mì & bột ngô

Sữa & Dầu ăn

Bước 2: Đánh trứng

  • Tách riêng lòng trắng, lòng đỏ vào 2 âu khác nhau

Tách riêng lòng trắng, lòng đỏ

  • Đánh lòng trắng trứng:

Chú ý: lòng trắng trứng không được dính các chất béo như lòng đỏ, dầu ăn, sữa, bơ để đảm bảo lòng trắng được đánh bông đủ tiêu chuẩn, bánh kem sẽ nở đẹp. Âu đựng, que đánh phải sạch, trứng phải đảm bảo độ tươi.

 

Đánh lòng trắng trứng làm bánh sinh nhật

Đánh lòng trắng trứng làm bánh sinh nhật:

  • Để máy đánh trứng ở tốc độ thấp nhất, cho muối vào lòng trắng trứng, đánh lòng trắng trong khoảng 30 – 50s đến khi xuất hiện bọt khí to thì dừng lại.
  • Cho cream of tartar. Sau đó để máy đánh trứng ở tốc độ trung bình, tiếp tục đánh lòng trắng đến khi bọt khí to dần biến mất, hỗn hợp trở nên mịn, bọt khí nhỏ li ti như bọt xà phòng giặt.
  • Chia đường làm 2 – 3 phần. Từ từ cho vào lòng trắng trứng. Tiếp tục đánh lòng trắng trứng trong lúc cho đường. Lúc này, để máy đánh trứng ở tốc độ cao nhất. Khi cho đường vào, bạn sẽ thấy bọt khí dần biến mất hoàn toàn, hỗn hợp trở nên đồng nhất, mịn, mượt như kem. Đánh lòng trắng đến khi hỗn hợp dần đặc lại, xuất hiện vân khi máy chạy. Lúc này, hạ máy xuống tốc độ trung bình, tiếp tục đánh đến khi lòng trắng trứng bóng mượt, khi nhấc que đánh lên có tạo chóp, chóp có thể hơi ngoặt xuống.

Bước 4: Trộn hỗn hợp

  • Đánh tan lòng đỏ trứng. đổ lòng đỏ trứng vào âu lòng trắng, dùng thìa trộn đều theo 1 chiều

* Lưu ý: trộn nhanh tay, không trộn quá kĩ sẽ làm vỡ bọt khí, bánh có thể bị xẹp, không nở.

Trộn lòng đỏ và lòng trắng

  • Đổ từ từ hỗn hợp sữa, dầu ăn vào âu. Trộn đều cho hòa quyện.
  • Đổ từ từ bột vào âu. Trộn đều đến khi hết bột và được hỗn hợp đồng nhất.

Trộn bột vào hỗn hợp

Hỗn hợp cuối cùng

Bước 5: Làm chín bánh

  • Đổ hỗn hợp vào khuôn hoặc đổ trực tiếp vào nồi cơm điện và đem đi nướng ngay
  • Làm chín bánh trong khoảng 30 – 45 phút (bật nồi cơm lặp lại ít nhất 2-3 lần)

Đổ hỗn hợp vào khuôn & làm chín

III. Trang trí bánh

7 tháng 4 2018

k cho mik nha!

21 tháng 2 2019

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì lI. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá "tự do", chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy".

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: "Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô". Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: "Thưa cô! Em chưa xong ạ! ", "Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ". Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: "Hùng ơi! Xong chưa? " "Tớ xong rồi! Còn cậu? " "Tớ cũng xong rồi! ". Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: "Có ạ! ". Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.

Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: "Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ". Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!

Tiết 2 của buổi học sáng thứ sáu tuần qua, cô Thu Nga cho lớp 6A viết bài kiểm tra Làm văn giữa học kì lI. Do cô đã thông báo từ trước nên chúng em chuẩn bị khá chu đáo và có thái độ bình tĩnh, tự tin trước giờ làm bài.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống báo hiệu giờ học bắt đầu. Sân trường vắng lặng. Chỉ có tiếng gió lao xao và tiếng chim ríu rít trong vòm lá. Nắng sớm vàng tươi toả chiếu trên nền đất mịn. Không khí thơm ngát mùi hoa cỏ, mùi lúa lên đòng thoảng vào từ cánh đồng xa.

Cô Nga thong thả bước vào lớp. Chúng em đứng nghiêm chào cô. Hôm nay, cô mặc chiếc áo dài màu xanh da trời thật đẹp. Trông cô thanh thoát, dịu dàng. Cô tươi cười gật đầu đáp lại rồi bảo chúng em lấy giấy bút ra làm bài. Cô đọc trước một lần đề bài rồi chép lên bảng. Từng dòng chữ mềm mại, rõ ràng hiện dần trên nền bảng đen: Em hãy tả lại một người thân của em. Cả lớp ồ lên mừng rỡ vì cô giáo đã cho làm nhiều bài tập về văn tả người. Hơn nữa, đây là một đề khá "tự do", chúng em có điều kiện chọn lựa và miêu tả người mà mình yêu thích.

Hơn bốn mươi mái đầu xanh đăm chiêu suy nghĩ trước tờ giấy trắng. im lặng tuyệt đối. Có thể nghe rõ tiếng chú thạch sùng tắc lưỡi trên trần nhà và cánh ong bay rì rì ngoài cửa sổ. Cô giáo nhẹ nhàng nhắc nhở: "Các em đọc kĩ đề, xác định đúng yêu cầu của đề rồi lập dàn ý sơ lược trước khi viết. Hãy làm theo đúng các bước lí thuyết mà cô đã dạy".

Em chọn tả người mẹ mà em yêu quý. Từng hình ảnh quen thuộc của mẹ lần lượt hiện lên trong tâm trí: mái tóc búi cao, gương mặt hiền từ, đôi mắt dịu dàng, độ lượng. Rồi cái dáng tảo tần, đôi tay hay lam hay làm... Đức hi sinh và lòng nhân ái của mẹ đối với chồng con, với mọi người... Em dồn tất cả tình thương yêu, kính trọng vào từng chữ, từng câu. Dần dần, bức chân dung hoàn hảo của mẹ đã được em vẽ nên bằng ngôn ngữ dạt dào cảm xúc.

Bên cạnh em, bạn Hằng cũng đang cắm cúi viết. Bạn ấy tả cu Tí, đứa em trai vừa tròn năm tuổi rất đáng yêu. Thỉnh thoảng, Hằng lại bật lên một tiếng cười khẽ. Chắc là bạn ấy nhớ lại chi tiết thú vị nào đó về cậu em khôi ngô và tinh nghịch của mình.

Thời gian lặng lẽ trôi, em đã viết gần xong bài. Chà! Mỏi cổ quá! Em đưa mắt nhìn khắp lớp. Các bạn vẫn cặm cụi viết. Chắc các bạn cũng có suy nghĩ và cảm xúc giống như em khi chọn tả người mình yêu quý. Chợt tiếng cô giáo vang lên: "Còn năm phút nữa. Các em hãy kiểm tra lại bài viết trước khi nộp cho cô". Cô vừa dứt lời thì tiếng xôn xao nổi lên đây đó: "Thưa cô! Em chưa xong ạ! ", "Thưa cô! Cô cho thêm vài phút nữa ạ! ". Rồi tiếng hỏi nhau từ bàn nọ sang bàn kia: "Hùng ơi! Xong chưa? " "Tớ xong rồi! Còn cậu? " "Tớ cũng xong rồi! ". Cô Nga gõ nhẹ thước kẻ xuống bàn, thay cho lời nhắc nhở. Trật tự được lập lại. Ai nấy cố gắng hoàn thành bài viết của mình.

Tùng, tùng, tùng... tiếng trống lại vang lên giòn giã, báo hiệu đã hết giờ. Cô bảo chúng em dừng bút rồi bạn lớp trưởng lần lượt đi thu bài từng bàn. Lớp trưởng nộp bài cho cô, cô ân cần hỏi chúng em có làm được bài không. Cả lớp đồng thanh đáp: "Có ạ! ". Nụ cười rạng rỡ nở trên gương mặt hiền hậu của cô.

Em chưa thật thoả mãn về bài viết của mình, nhưng trong lòng vẫn nuôi hi vọng được cô cho điểm khá. Nghĩ đến lúc cầm trong tay bài văn được 7 hay 8 điểm, em vui lắm! Em sẽ đưa cho mẹ xem đầu tiên và nói thầm với mẹ rằng: "Mẹ ơi! Con có món quà nhỏ này tặng mẹ! ". Chắc mẹ em sẽ ngạc nhiên và thích thú vô cùng!

17 tháng 1 2022

Tham khảo

Bước 1: Các bạn đổ 1/2 hộp sữa ông thọ vào âu, cho thêm khoảng 450 ml nước sôi nóng già vào, khuấy đều cho sữa ông thọ tan hết. - Bước 2: Đổ 1 lit sữa tươi vào, khuấy đều. - Bước 3: Lấy thìa khuấy đều hộp sữa chua Vinamilk rồi đổ từ từ vào âu đã có sữa tươi và sữa ông thọ.

18 tháng 8 2018

Bạn tự bơm

Tùy từng loại bút

1. Kéo lên, kéo xuống ( kéo xuống rồi mới kéo lên để hút mực vào. nhớ là cho bút cắm vào mực rồi mới kéo lên. à, còn phải rửa bút bằng nước ấm trước khi bớm nhé - đấy là lần đầu)

2. Xoáy phải, xoáy trái ( bạn xoáy thử xem xoáy phải hay trái thì xuống, lên, xoáy xuống rồi mới xoáy  lên để hút mực vào. nhớ là cho bút cắm vào mực rồi mới xoáy lên. à, còn phải rửa bút bằng nước ấm nhé )

Xoáy sang phái hình như là xuống, trái hình như lên

mk học cấp 2 rồi nên quên mất

2 tháng 4 2022

Tham khảo:

Trang phục có chức năng bảo vệ cơ thể và làm đẹp cho con người. Trang phục thể hiện phần nào cá tính, nghề nghiệp và trình độ văn hóa của người mặc

a. Lựa chọn vải

Màu sắc, hoa văn, chất liệu của vải có thể làm cho người mặc có vẻ gầy đi hoặc béo lên, cũng có thể làm cho họ duyên dáng, xinh đẹp hơn hoặc buồn tẻ kém hấp dẩn hơn. Ảnh hưởng của vải đến vóc dáng người mặc

Ảnh hưởng của vải đến vóc dáng người mặc:

undefined

b. Lựa chọn kiểu may
Đường nét chính của thân áo, kiểu tay, kiểu cổ áo,. . . củng làm cho người mặc có vẽ gầy đi hoặc béo ra
Ảnh hưởng của kiểu may đến vóc dáng người mặc:undefined

7 tháng 5 2022

cẻm ơn bẹn nhìu

yeu

15 tháng 4 2022

pha trà bằng nước sôi sẽ giúp lá trà ''nở ra'' . nó cần nhiệt độ cao để phá vỡ kết cấu và phát tán hương vị .

9 tháng 11 2021

sạc à bạn

9 tháng 11 2021

Ko ý mk cho nó cạn pin mà ko cần tải app ý