K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2018

Thế Lữ là một cây bút tiêu biểu của phong trào thơ Mới ở Việt Nam, ông có những sáng tác tiêu biểu, góp phần to lớn làm phong phú thêm nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Thế Lữ, đó là bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ mượn lời của một con hổ sa cơ, bị giam giữ trong lồng sắt, tác giả đã thể hiện được tâm sự, niềm u uất của cả một thế hệ bị giam cầm nô lệ với khát khao tự do mãnh liệt. Bài thơ thể hiện được tâm trạng của cả thế hệ người, hơn nữa nó còn khơi dậy tinh thần yêu nước, khát khao độc lập, tự do mạnh mẽ của toàn dân tộc.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Thế Lữ đã vẽ ra không gian nhỏ hẹp mà đầy tù túng, bức bối nơi con hổ bị giam cầm. Nỗi cô đơn, sự bực bội, phẫn uất của con hổ được thể hiện trọn vẹn. Qua hình ảnh đó ta có thể cảm nhận được phần nào tình cảnh mất tự do cũng như tâm trạng đầy phẫn uất của chúa sơn lâm rừng già:

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”

Thế Lữ đã sử dụng động từ “gậm” để thể hiện sự bức bối lâu dài, dai dẳng, nó không thể nguôi ngoai mà luôn tồn tại, hiển hiện khiến tâm trạng luôn bị vây hãm trong bế tắc, cần được giải thoát. “Khối căm hờn” là những thù hằn, căm giận mà con hổ luôn”gậm” trong mình. “Trong cũi sắt” lại tái hiện chân thực không gian sống giam hãm, nhỏ hẹp khiến cho con hổ bị mất tự do. Như vậy, chỉ một câu thơ đầu nhà thơ Thế Lữ đã tái hiện được trọn vẹn hoàn cảnh đáng thương cũng như sự u uất của con hổ. Trong hoàn cảnh bị giam hãm ấy, dù cho lòng hừng hực lòng căm thù, dù muốn thoát ra khỏi chốn tù đầy này nhưng không thể làm theo ý muốn, nguyện vọng của mình. Vì vậy, con hổ chỉ có thể “nằm dài” trong chán chường đau khổ mà lặng lẽ “trông ngày tháng dần qua.

Càng tù túng bao nhiêu, càng uất hận bao nhiêu thì sự khinh bỉ dành cho những con người ngoài kia càng nhiều bấy nhiêu “Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ”. “Lũ người” ở đây ta có thể hiểu là những người đã bắt giam, đẩy con hổ vào chốn tù đầy mất tự do này. Thế giới của con người và loài vật hoàn toàn khác nhau, nhưng vì sự tham lam, tham vọng không bờ bến của con người mà con hổ phải chịu cảnh giam hãm phi lí này, lũ người này trong cái nhìn của con hổ chỉ là lũ “ngạo mạn ngẩn ngơ”, cậy vào sức mạnh mà dương dương tự đắc, không biết xấu hổ. Đặt câu thơ vào trong mối quan hệ với con người ta có thể thấy Thế Lữ thể hiện niềm phẫn uất khi lũ quân cướp nước trắng trợn xâm phạm hòa bình, độc lập của dân tộc, đẩy nhân dân vào cuộc sống tù túng, mất tự do. Nhà thơ cũng thể hiện rõ thái độ của mình ở đây, đó là sự coi thường, chế giễu những hành động phi lí của chúng: “khinh”, “giễu” : “Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm” câu thơ là sự thể hiện cái tinh thần ngạo nghễ, kiêu hùng của con hổ về chốn “oai linh rừng thẳm”.

“Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi

Chịu ngang bầy cùng lũ gấu dở hơi

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự”

Trở về với thực tại, con hổ cảm nhận được thấm thía cảnh ngộ của mình, đó là sự “sa cơ lỡ vận” nên phải chịu cuộc sống “nhục nhằn tù hãm”. Vì nhận thức được thời thế, hoàn cảnh của mình nên con hổ càng cảm thấy đau khổ, nhục nhã. Đường đường là chúa sơn lâm của rừng đại ngàn, thống trị muôn loài, nay cuộc sống tù hãm khiến cho nó đau khổ. Đau khổ hơn nữa , đó chính là phải làm những việc tầm thường, vô vị “Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi”, oai hùng là vậy nhưng khi đã sa cơ, hình ảnh tù hãm vốn đầy đau khổ uất hận lại trở thành những “trò lạ mắt”, những “trò chơi” cho người người thưởng thức.

Sống tù túng song không phải ai cũng có tâm trạng giống con hổ, lối sống thanh cao, hơn người nay bị đặt chung hàng với những con vật tầm thường “Chịu ngang bầy cùng lũ gấu dở hơi”; càng thấy buồn hơn khi thấy “cặp báo chuồng bên vô tư lự”, chúng không biết mình ở hoàn cảnh nào, không biết tức giận, phẫn uất mà lúc nào cũng “vô tư lự”. Câu thơ cũng thể hiện sự đánh giá của nhà thơ về một bộ phận con người trong xã hội,dù sống trong hoàn cảnh mất tự do nhưng không biết lo, không có ý thức cần đứng lên mà phó mặc tất cả cho số phận.

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ

Thuở tung hoành, hống hách những ngày xưa

Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già

Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi”

Ta có thể thấy, con hổ mãi bế tắc, u uẩn trong tâm trạng, khi thì đau khổ với thực tại, khi thì sống hoài tưởng lại quá khứ tươi đẹp, sáng lạng của những ngày xưa “Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ”. Quá khứ huy hoàng, oai hùng ấy vẫn luôn sống động trong tâm hồn yêu tự do của con hổ, nó nhớ về những thuở “tung hoành”, tự do đi lại, tự chủ cuộc sống của mình cùng sự kiêu hãnh, thỏa chí tung hoành nơi rừng già “hống hách những ngày xưa”. Khung cảnh toàn sự giả dối, bắt chước hợm hĩnh không gian rừng già ở vườn thú khiến con hổ chán ghét, nó nhớ về những khung cảnh rộng rãi, mênh mông của “sơn lâm”,với những “bóng cả” và cây già”, không gian xung quanh cũng tràn ngập âm sắc bởi “tiếng gió gào ngàn”, “giọng nguồn thét núi” chứ không phải tiếng cười tiếng nói đầy giả dối của con người ngoài kia.

“Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”

Vẫn là dòng hồi tưởng về quá khứ huy hoàng, oai phong ấy, đó chính là hình ảnh uy nghi của chính mình, của những bước chân đầy tự do, phóng khoáng “ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng”, đó chính là dáng vẻ oai vệ, uyển chuyển của chính mình “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”, trong những bước chân tự do ngày ấy, con hổ có thể tự chủ mọi thứ xung quanh mình, sống chan hòa với thiên nhiên,với cỏ cây, hoa lá “Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc”. Đó là cuộc sống tự do, tự tại của chúa tể sơn lâm, dòng hồi tưởng cũng khiến con hổ tự hào về quá khứ đã xa của mình “Ta biết ta chúa tể muôn loài”, vì là đấng tối cao nơi rừng già nên mọi hành động của nó đều khiến cho vạn vật nể sợ “Là khiến cho mọi vật đều im hơi”.

Như vậy, mượn lời của một con hổ bị giam giữ nơi sở thú, nhà thơ Thế Lữ thể hiện được sự mất tự do, cuộc sống tù túng của cả một thế hệ ở thời đại mình sinh sống, đó cũng chính là giai đoạn tự do, độc lập của dân tộc bị lũ xâm lược kìm hãm, giam cầm. Bài thơ thể hiện được sự xót xa của nhà thơ về quá khứ tự do, tự tại, đồng thời thể hiện thái độ chống cự đến cùng của nhà thơ đối với sự kìm hãm ấy.

14 tháng 8 2018

b)

Bài ca dao sử dụng biện pháp hoán dụ hình ảnh "khăn" để chỉ nhân vật trữ tình - cô gái. Cô gái là người thương nhớ người yêu nhưng tình cảm ấy được gán cho sự vật là "khăn". Chiếc khăn bồn chồn, thương nhớ, đứng ngồi không yên cũng như cô gái, nhớ chàng trai đến thao thức, không ngủ được.

Phép điệp ngữ "khăn thương" kết hợp với hàng loạt các hành động "rơi", "vắt" càng khắc sâu tình cảm và tâm trạng ấy của nhân vật trữ tình.

=> Phép hoán dụ và điệp ngữ đã thể hiện kín đáo tình cảm của nhân vật trữ tình.
13 tháng 9 2023

+ Phép so sánh: Như nước Đại Việt ta từ trước/ vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

+ Phép đối, câu biền ngẫu: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.

=> Tác dụng: tăng tính thuyết phục cho lí lẽ, dẫn chứng, giúp thêm phần khí thế cho Đại Việt khi đặt ngang tầm với các triều đại ở Trung Quốc.

Các câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng cùng với biện pháp so sánh (Triệu, Đinh, Lí, Trần - Hán, Đường, Tống, Nguyên)

=>Nâng vị thế của các triều đại nước ta ngang hàng với các triều đại Trung Hoa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

a. “chưa nằm đã sáng/ chưa cười đã tối” → Tác dụng: Gây ấn tượng mạnh với đêm tháng Năm và ngày tháng Mười rất ngắn.

b. “ngắn chẳng đầy gang’ → Tác dụng: Tăng sức biểu cảm cho ngày vui - thời gian vui vẻ, hạnh phúc ngắn ngủi.

c. “tát bể đông cũng cạn” → Nhấn mạnh vào việc đồng lòng, hòa hợp giữa vợ chồng thì việc khó mấy cũng làm nên.

26 tháng 3 2018

tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về hình ảnh mặt trời thật tượng trưng cho Bác Hồ.
Hình ảnh mặt trời thứ nhất là một hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, là nguồn năng lượng dường như vô tận, mang lại ánh sáng và sự sống cho hành tinh chúng ta.
Hình ảnh mặt trời thứ hai chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc Việt Nam, là người tiên phong lãnh đạo CM Việt Nam hướng theo con đường Chủ nghĩa Cộng Sản, đưa dân tộc Việt Nam từ chỗ bùn lầy nô lệ đến ánh sáng chói loà của độc lập tự do, của ấm no hạnh phúc, của Đảng CSVN quang vinh.
Như vậy, bằng việc dùng hình ảnh mặt trời của thiên nhiên để nói đến mặt trời trong tim mỗi con người Việt Nam, tác gỉa làm cho chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vai trò to lớn của Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam. Ngày ngày, mặt trời đi qua chân lăng dường như cùng phải cúi chào và ngưỡng mộ một mặt trời trong lăng rất đỏ

26 tháng 3 2018

Phép tu từ: Ko biết!

13 tháng 3 2016

hai câu thơ này nói về tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước 
Chỉ cần trong xe có một trái tim 
-Giọng thơ mộc mạc như lời nói bình thường, hình ảnh, ngôn ngữ thơ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc, nó hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời về người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn mưa bom bão đạn. 
-Những chiếc xe mang trên mình đầy thương tích, đó là những chiến sĩ kiên cường, vượt lên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến. Phía trước ấy là miền nam thân yêu, sức mạnh để chiếc xe ra trận chính là sức mạnh của trái tim người lính, một trái tim nồng nàn tình yêu nước và sôi trào tính chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 
-Nghệ thuât: hoán dụ “trái tim”, điệp ngữ “không có”, kết cấu câu “vẫn”, “chỉ cần”, “có” → làm cho 
giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng. 
-Hình ảnh “trái tim” là nhãn tự của bài thơ, thể hiện sức mạnh chiến đấu, ý chí thống nhất đất nước, trái tim gan góc kiên cường, giàu bản lĩnh, chứa chan tình yêu thương → Trái tim cần lái 
→ Tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, đồng chí ở miền Nam đã khích lệ, động viên người chiến sĩ luôn lạc quan, bình tĩnh, cầm chắc tay lái để đưa đoàn xe mau tới đích. 
-Vẫn cách nói bình thản, ngang tàng nhưng câu thơ đỗi lắng sâu một tinh thần trách nhiệm và có ý 
nghĩa như một lời tâm huyết. 
→ Ý chí quyết tâm chiến đấu và khí phách anh hùng của người chiến sĩ không có bom đạn nào của kẻ thù có thể làm lay chuyển được.

13 tháng 9 2023

Mở đoạn:

- Giới thiệu văn bản "Tôi đi học".

Ví dụ: Dưới ngòi bút của nhà văn Thanh Tịnh, những sự hồn nhiên những tâm trạng của các cô cậu học sinh đã được hiện lên vô cùng tinh tế mượt mà qua các con chữ.

Thân đoạn:

- Nêu lên hoàn cảnh sáng tác văn bản.

- Về người mẹ của nhân vật "tôi":

+ Bà vô cùng yêu thương, chăm lo con qua chi tiết soạn tập học giúp con vào ngày mai.

- Về nhân vật "tôi":

+ Trước ngày đi học 1 hôm:

-> nằm trên giường hồi hộp, lo lắng nghĩ về ngày mai và thiếp đi lúc nào không hay.

+ Trên đường đi học:

-> Nhân vật "tôi" có nhiều hoài niệm về những cuộc đi chơi của nhân vật với bạn bè.

-> Cảm thấy con đường hôm nay lạ quá, dù con đường này mình đã quen thuộc lắm rồi. => Tác giả cũng giải thích rằng vì chính lòng "tôi" hôm nay đang có sự thay đổi lớn, chính là đi học.

-> Ngày đầu đi học, ai cũng có một cảm giác gì đó rất lạ lẫm.

--> Nhân vật "tôi" cảm giác mình như lớn hơn, muốn tỏ vẻ mình đã trưởng thành bằng cách tự cầm sách vở của mình.

+ Trước cổng trường:

-> Cảm thấy trường Mĩ Lí hôm nay sao mà uy nghiêm, to lớn quá.

+ Trước khi vào học:

-> lo lắng, đâm ra sợ điều gì đó vẩn vơ.

-> òa khóc lên.

+ Khi ông đốc gọi vào:

-> hồi hộp sau khi rời ra vòng tay mẹ.

-> cảm giác lớp học vừa thân quen, vừa lạ lẫm.

=> Nhân vật "tôi" quen với việc nhìn thấy lớp học nhưng lạ lẫm với việc ngồi vào lớp học này học tiết học đầu tiên của đời mình.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại suy nghĩ của bản thân.

Ví dụ: Khép lại, ta thấy được nhiều cảm xúc của nhân vật "tôi" được chảy thành dòng rõ ràng mượt mà. Qua đó, Thanh Tịnh cũng thành công đưa được tính chân thực vào tác phẩm đồng thời để lại cho người đọc nhiều cảm xúc khó phai.

2 tháng 5 2022

a, - Đoạn văn trên trích từ vb "Sống chết mặc bay"

    - PTBĐ: Tự sự

    - Tác giả: Phạm Duy Tốn

 

b, - Phép liệt kê: rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò, kê vang tứ phía

 

c, - Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. 

    - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. 

    - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. 

 

d, Tự làm nha :))

2 tháng 5 2022

ngu văn vler:((

 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong những đoạn trích dưới đây:a. Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh.Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm! Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)b. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp...
Đọc tiếp

 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong những đoạn trích dưới đây:

a. Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh.

Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần.

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!

 

Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.

(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)

b. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng Hoà.

[…]

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!

Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

c. Gió, gió thổi rào rào.

Trăng, trăng lay chấp chới.

Trời tròn như buồm căng.

Tất cả lên đường mới.

Hồn ta cảnh rộng mở

 Đôi bên gió thổi vào,

 Nghĩ những điều hớn hở

Như trời cao, cao, cao.

(Xuân Diệu, Gió)

d. Rau cần, với cải bắp cho một tí rau răm vào, muối xổi, lấy ra ăn với thịt đông hay kho tàu, nó lạ miệng và có khi thú hơn cả dưa cải nữa... Nhưng ăn cháo ám mà không có rau cần thì… hỏng, y như thể vào một khoảng vườn mà không có hoa, đi trong mùa xuân mà không thấy bướm.

(Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai)

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Câu

Biện pháp lặp cấu trúc

Tác dụng

a

1. Lặp cấu trúc trong từng dòng thơ:

trăng thương/ trăng nhớ

đàn buồn đàn lặng

2. Lặp cấu trúc hai dòng thơ:

Trăng thương, trăng nhớ, hơi trắng ngẩn.

Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!

Làm cho cấu trúc câu thơ ngắt thành những nhịp ngắn, mô phỏng tiếng đàn đang bắt đầu tấu lên, rải từng nốt chậm rãi.

b

1. Lặp cấu trúc hai câu sau:

(1) Sự thật là từ miều thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

(2) Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

2. Lặp cấu trúc giữa các vế câu: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Đây là phép lặp cấu trúc cụm chủ vị trong cùng một câu ghép.

3. Lặp cấu trúc hai câu sau:

(1) Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.

(2) Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

4. Lặp cấu trúc thành phần câu:

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay.

5. Lặp cấu trúc hai cụm chủ vị nòng cốt của hai câu:

(1) ... dân tộc đó phải được tự do!

(2) Dân tộc để phải được độc lập!

6. Lặp cấu trúc các bổ ngữ: thủ thân và lực lượng tính mạng và của cải.

Tạo giọng văn đanh thép, hùng hồn, mạnh mẽ, khẳng định những sự thật lịch sử không thể chối cãi.

c

Lặp cấu trúc: Gió, gió thổi rào rào/ Trăng trắng lay chấp chơi. Đây là phép lặp cấu trúc giữa hai dòng thơ.

Nhấn mạnh sự chuyển động tươi mới của mọi sự vật trong trời đất.

d

Lặp cấu trúc: vào một khoảng vườn mà không có hoại đi trong mùa xuân mà không thấy bướm.

Nhấn mạnh ý nghĩa quyết định của rau cần đối với lượng của món cháo ám.

3 tháng 3 2018

tra google bạn ơi

9 tháng 4

Ghj ty g cứ IV f ứng ý từ đó ít tí HT e hỏi tí về phía trước dài và dày bà mẹ có nhà ở cho dân công hỏa có nhà ở cho công tác tại trường Đại ý tưởng về quê đc thì phải học hỏi được nhiều sự như này e tắm bắt buộc đối cho mình những lời ăn cơm 🍚 🍚 🍚 🍚 🍚 🍚