K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2018

“Con tằm” và “lũ kiến chính là hai ẩn dụ nói về những thân phận “nhỏ bé” sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Thật đáng “thương thay”, thương xót cho những kiếp người phải làm đầu tắt mặt tối mà chẳng được ăn, được hưởng một tí gì! Khác nào một kiếp tằm, một kiếp kiến !

“Thương thay thân phận con tằm,
Kiểm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li tỉ,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”

Kiếp tằm “phải nằm nhả tơ”, kiếp kiến “phải đi tìm mồi”, nhưng “kiếm ăn được mấy”. Điệp ngữ “kiếm ăn được mấy” cất lên hài lần đã tố cáo và phản kháng xã hội cũ bất công, kẻ thì “ngồi mát hưởng bát vàng”, “kẻ ăn không hết, người lần không ra”.

Hạc, chim, con cuốc, là ba ẩn dụ nói về những thân phận, số phận nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời. “Hạc” muốn tìm đến mọi chân trời, muốn “lánh đường mây” để thỏa chí tự do, phiêu bạt. “Chim” muốn bay cao, bay xa, tung hoành giữa bầu trời, nhưng chỉ “mỏi cánh” mà thôi. Đó là những cuộc đời phiêu bạt, những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ, thật “thương thay” thật đáng thương !

“Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi”

Thân phận con cuốc càng đáng “thương thay” ! Nó đã “kêu ra máu” giữa trời mà “cố người nào nghe”, nào có được cảm thông, được san sẻ. “Con cuốc” trong văn cảnh này biểu hiện cho nỗi oan trái, cho nỗi đau khổ của nhân dân lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Càng kêu máu càng chảy, càng đau khổ tuyệt vọng:

“Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”

Thương thay thân phận con tằm,Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.Thương thay lũ kiến li ti,Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.Thương thay hạc lánh đường mây,Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.Thương thay con cuốc giữa trời,Dầu kêu ra máu có người nào nghe.(Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao Việt Nam, NXB Văn học, năm 2020)Trả lời các câu hỏi:Câu 1(0,5 điểm): Xác định thể thơ của bài ca dao.Câu 2(0,5...
Đọc tiếp

Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

Thương thay hạc lánh đường mây,

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

Thương thay con cuốc giữa trời,

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

(Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao Việt Nam, NXB Văn học, năm 2020)

Trả lời các câu hỏi:

Câu 1(0,5 điểm): Xác định thể thơ của bài ca dao.

Câu 2(0,5 điểm): Bài ca dao trên đã nhắc đến những loài vật nào?

Câu 3(0,5 điểm): Điểm giống nhau giữa các loài vật được nhắc đến trong bài ca dao trên là gì?

Câu 4(0,75 điểm):Nêu tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong bài ca dao.

Câu 5(0,75 điểm): Từ“ thương thay” được điệp lại nhiều lần trong bài ca dao thể hiện tình cảm, thái độ gì của tác giả dân gian ?

Câu 6(1,0 điểm): Anh/ chị hãy rút ra ý nghĩa của bài ca dao trên.

Xin hãy giúp em,em cần gấp lắm ạ. 

0
30 tháng 12 2020

Tham khảo:

a, Trong đoạn văn , biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng nổi bật để làm nổi bật sự nghèo đói , khốn khổ của những con người lao động . Lấy hình ảnh con vật để tượng trương cho sự gian lao , vất vả để kiếm được miếng ăn ,các con vật đó đều là những hình ảnh ẩn dụ biểu hiện nỗi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức , bóc lột , chịu nhiều oan trái trong xã hội cũ.

 

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

“Con tằm” và “lũ kiến chính là hai ẩn dụ nói về những thân phận “nhỏ bé” sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Thật đáng “thương thay”, thương xót cho những kiếp người phải làm đầu tắt mặt tối mà chẳng được ăn, được hưởng một tí gì! Khác nào một kiếp tằm, một kiếp kiến !

“Thương thay thân phận con tằm,
Kiểm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li tỉ,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”

Kiếp tằm “phải nằm nhả tơ”, kiếp kiến “phải đi tìm mồi”, nhưng “kiếm ăn được mấy”. Điệp ngữ “kiếm ăn được mấy” cất lên hài lần đã tố cáo và phản kháng xã hội cũ bất công, kẻ thì “ngồi mát hưởng bát vàng”, “kẻ ăn không hết, người lần không ra”.

Hạc, chim, con cuốc, là ba ẩn dụ nói về những thân phận, số phận nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời. “Hạc” muốn tìm đến mọi chân trời, muốn “lánh đường mây” để thỏa chí tự do, phiêu bạt. “Chim” muốn bay cao, bay xa, tung hoành giữa bầu trời, nhưng chỉ “mỏi cánh” mà thôi. Đó là những cuộc đời phiêu bạt, những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ, thật “thương thay” thật đáng thương !

“Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi”

Thân phận con cuốc càng đáng “thương thay” ! Nó đã “kêu ra máu” giữa trời mà “cố người nào nghe”, nào có được cảm thông, được san sẻ. “Con cuốc” trong văn cảnh này biểu hiện cho nỗi oan trái, cho nỗi đau khổ của nhân dân lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Càng kêu máu càng chảy, càng đau khổ tuyệt vọng:

“Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”

10 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Tác giả dân gian đã sử dụng thành công phép điệp ngữ và ẩn dụ. Việc lặp đi lặp lại cấu trúc than thân “thương thay” đi liền với những hình ảnh và hoạt động hàng ngày cùa các hình tượng (tằm, kiến, hạc, quốc), và phép tu từ ẩn dụ: dùng hình ảnh những con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng để nói về những người dân lao động thấp cổ, bé họng, đã giúp người bình dân xưa nhấn mạnh vào nỗi bất hạnh, phải chịu nhiều áp bức, bất công, bị bóc lột một cách tàn nhẫn của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

CẢm nhận bài ca dao sau:

     

Thương thay thân phận con tằm ,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

   Thương thay lũ kiến li ti,

Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

   Thương thay hạc lánh đường mây.

Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

   Thương thay con cuốc giữa trời.

Dầu kêu ra máu có người nào nghe.

Từ xa xưa, những bài ca dao Việt Nam với âm hưởng da diết, nhịp nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc đã được người dân sáng tác và lưu truyền cho tới ngày nay. Nội dung của các bài ca dao ấy cũng rất phong phú, có những bài ca dao được sáng tác để phản ánh lịch sử, có những bài được sáng tác nhằm phản ánh đời sống tình cảm nhân dân hoặc phản ánh đời sống xã hội cũ. Trong số các bài ca dao phản ánh đời sống xã hội cũ thì bài ca dao “thương thay thân phận con tằm” là một ví dụ tiêu biểu, nêu lên thân phận bé nhỏ của người nông dân trong xã hội cũ giống như những con tằm, con kiến.

Bài ca dao còn là tiếng nói của những con người thấp bé trong xã hội phải vất vả làm lụng, bài ca dao cũng là lời tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn ác đã chèn ép người dân đến bước đường cùng.

Bài ca dao “thương thay thân phận con tằm” được viết theo thể thơ lục bát, âm hưởng của bài ca dao mềm mại, câu từ mộc mạc, giản dị đã làm cho bài ca dao trở nên phổ biến trong dân gian Việt Nam:

“Thương thay thân phận con tằm,
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li ti,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”.

Hình ảnh “con tằm” và “con kiến” trong 4 câu thơ đầu của bài ca dao chính là những hình ảnh ẩn dụ cho những thân phận “bé nhỏ” trong xã hội cũ, họ là những người có địa vị thấp kém phải lam lũ làm ăn và chịu sự đàn áp của những kẻ có địa vị trong xã hội. Thân phận con tằm đã bé nhỏ, chỉ được ăn lá dâu nhưng lại phải nhả tơ – thứ tơ vàng óng ánh dùng để dệt thành vải, lụa và tạo ra những sản phẩm cao cấp có giá trị. Sau khi nhả tơ xong, con tằm cũng hết giá trị và đồng nghĩa với việc cuộc đời của nó cũng kết thúc. Như vậy hình ảnh con tằm nhả tơ chính là một đại diện cho những người lao động trong xã hội cũ, họ bị bóc lột sức lao động để tạo ra của cải cho địa chủ, khi sức lao động yếu đi họ cũng sẽ bị sa thải hoặc bị đối xử tệ bạc và tàn ác.

Hình ảnh con kiến li ti khiến người ta có cảm giác thật bé nhỏ, những chú kiến ấy mải miết ngược xuôi để tìm mồi. Những chú kiến ấy cũng giống như những người nông dân ngày ngày bán mặt cho đất bán lưng cho trời, đi sớm về khuya nhưng cuộc sống vẫn khó khăn vất vả.

“Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi
Thương thay con cuốc giữa trời.
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.

Hình ảnh cánh chim, con hạc, con cuốc nhà những hình ảnh vô cùng quen thuộc trong ca dao, có lẽ những người nông dân lao động tìm thấy sự đồng điệu giữa hình ảnh gầy guộc, lầm lũi của con vật với chính bản thân mình. Những chú chim mải miết bay đi tìm ăn, bay đến mỏi cánh mà không biết ngày nào sẽ kết thúc cuộc hành trình ấy, cũng giống như cuộc đời phiêu bạt lận đận của những người dân lao động. Những con người bé nhỏ ấy phải cố gắng kiếm sống ngày qua ngày mà không biết khi nào cuộc sống ấy mới chấm dứt, không biết bao giờ mới hết đói hết khổ.

Hình ảnh con cuốc ở hai câu thơ cuối mới đáng thương làm sao, con cuốc bé nhỏ giữa bầu trời rộng lớn dẫu có kêu gào đến mức nào cũng không có ai thấu hiểu, không có ai lắng nghe. Con cuốc ấy cũng là hiện thân của người dân lao động thấp cổ bé họng, dù họ có kêu tới mức nào thì cũng không ai hiểu cho nỗi khổ của họ, không ai có thể cứu vớt họ khỏi cuộc sống tăm tối, khổ cực. Họ hoàn toàn không nhận được sự đồng cảm của mọi người, đặc biệt là giai cấp thống trị xã hội lúc bấy giờ vì vậy tiếng kêu than của họ cũng trở nên vô vọng.

Những người lao động xưa khi nhìn thấy những con vật bé nhỏ tội nghiệp thường có sự đồng cảm bởi chính họ cũng nhỏ bé, tội nghiệp như những con vật ấy. Từ “thương thay” được lặp đi lặp lại trong suốt bài ca dao đã nhấn mạnh sự xót xa vô hạn, nỗi thương cảm vô bờ của người dân lao động đối với những con vật bé nhỏ và cũng chính là niềm thương cảm đối với bản thân họ.

Xã hội phong kiến giống như địa ngục trần gian của những người nhân dân lao động, cuộc sống lầm than khổ cực khiến họ phải cất tiếng than ai oán qua những bài ca dao. Những bài ca dao ấy vẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay và đó sẽ là kho tàng văn hóa dân gian vô giá của dân tộc Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam chúng ta có nhiệm vụ phải gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết quý trọng hiện tại và cống hiến hết mình cho Tổ Quốc.

27 tháng 7 2019

Biện pháp ẩn dụ,lặp từ

+Ẩn dụ

Hình ảnh con tằm: Ẩn dụ cho con người nhỏ bé, con tằm nhả tơ óng ánh, xong là kết thúc chu kì sống, con người bị bóc lột sức lao động

Hình ảnh con kiến: li ti nhỏ bé, chăm chỉ tha mồi, đại diện cho con người bán mặt cho đất, bán lưng cho trời

=>Những hình ảnh quen thuộc đại diện cho người nông dân

Thương con hạc: thương cuộc đời phiêu bạt, khốn khó, mỏi mệt không có tương lai

Thương con cuốc: thương thân phận thấp cổ bé họng, tiếng than không có người động lòng, thương xót

=>Tiếng than của bốn con vật chính là tiếng than cho thân phận thấp bé, chịu nhiều bất công ngang trái trong cuộc sống

+Lặp từ

Thương thay được lặp lại 4 lần. Ý nghĩa của sự lặp lại đó:

 Mỗi lần sử dụng là một lần biểu đạt tình thương một con vật, bốn cảnh ngộ khác nhau của thân phận người lao động

Sự lặp lại tô đậm niềm thương cảm, thương xót cuộc sống trăm bề khổ cực của người lao động

Sự lặp lại kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau, làm cho bài ca phát triển

27 tháng 7 2019

Cảm ơn bạn rất nhiều.

18 tháng 9 2016

-  dựa vào nội dung ta có thể thấy đây là lời người lao động, thương cho thân phận của mình,trong xã hội cũ

- biểu hiện cho nỗi khổ nhiều bề của những tầng lớp trong xã hội thân phận lênh đênh chìm nổi,...

 - sử dụng biện pháp điệp từ ,so sánh,..làm cho văn bản thêm sự gợi hình gợi cảm

-KL: trong xh những tầng lớp như nông dân ,phụ nữ, nô lệ luôn phải chịu những nỗi khổ nhiều bề như bị vùi dập ,bóc lột,..

                chúc bạn học tốt 

14 tháng 8 2018

Bài ca dao “Thương thay thân phận con tằm" gồm có tám câu lục bát. Hai chữ “thương thay” được điệp lại bốn lần và đứng ở vị trí đầu câu “lục” đã làm cho giọng điệu bài ca dao đầy xót thương.

“Con tằm” và “lũ kiến" là hai ẩn dụ nói về những thân phận “nhỏ bé” sống âm thầm dưới đáy xã hội cũ. Thật đáng “thương thay", thương xót cho những kiếp người phải làm đầu tắt mặt tối mà chẳng được ăn, được hưởng một tí gì! Khác nào một kiếp tằm, một kiếp kiến !

“Thương thay thân phận con tằm,
Kiểm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay lũ kiến li tỉ,
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi”

Kiếp tằm “phải nằm nhả tơ”, kiếp kiến “phải đi tìm mồi”, nhưng “kiếm ăn được mấy”. Điệp ngữ “kiếm ăn được mấy” cất lên hài lần đã tố cáo và phản kháng xã hội cũ bất công, kẻ thì “ngồi mát hưởng bát vàng”, “kẻ ăn không hết, người lần không ra”.

Hạc, chim, con cuốc, là ba ẩn dụ nói về những thân phận, số phận nếm trải nhiều bi kịch cuộc đời. “Hạc” muốn tìm đến mọi chân trời, muốn “lánh đường mây" để thỏa chí tự do, phiêu bạt. “Chim” muốn bay cao, bay xa, tung hoành giữa bầu trời, nhưng chỉ “mỏi cánh” mà thôi. Đó là những cuộc đời phiêu bạt, những cố gắng vô vọng của người lao động trong xã hội cũ, thật “thương thay” thật đáng thương !

“Thương thay hạc lánh đường mây,
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi”

Thân phận con cuốc càng đáng “thương thay” ! Nó đã “kêu ra máu” giữa trời mà “cố người nào nghe”, nào có được cảm thông, được san sẻ. “Con cuốc” trong văn cảnh này biểu hiện cho nỗi oan trái, cho nỗi đau khổ của nhân dân lao động không được lẽ công bằng nào soi tỏ. Càng kêu máu càng chảy, càng đau khổ tuyệt vọng:

“Thương thay con cuốc giữa trời,
Dầu kêu ra máu có người nào nghe”

Ngoài cách sử dụng điệp ngữ và ẩn dụ, những câu hát than thân này còn được diễn tả dưới hình thức câu hỏi tu từ: “kiếm ăn được mấy”, “biết ngày nào thôi”; “có người nào nghe”. Giá trị phản kháng và tố cáo càng trở nên sâu sắc, mạnh mẽ.

14 tháng 8 2018

cảm ơn bạn rất nhiều yeu